Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Không có khả năng lao động là không có khả năng tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Khi giám định khả năng lao động cần có biên bản giám định khả năng lao động.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản giám định khả năng lao động là gì?
Mẫu biên bản giám định khả năng lao động là mẫu biên bản được lập ra để ghi nhận về việc giám định khả năng lao động của người lao động.
Mẫu biên bản giám định khả năng lao động được dùng để xác định, giám định về khả năng lao động. Mẫu nêu rõ thời gian địa điểm lập biên bản, nội dung giám định
2. Mẫu biên bản giám định khả năng lao động:
UBND TỈNH ….HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA (1)
——-
Số: ……/GĐYK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG
HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA TỈNH …….(1)
Họp ngày…..…. tháng…..…. năm ………. để giám định khả năng lao động cho:(2)
Ông (bà):…… Sinh năm ……(3)
Nguyên quán: ……..(4)
Địa chỉ hiện nay: …….(5)
Nghề nghiệp, bậc nghề ………. Chức vụ…………(6)
Theo đề nghị tại công văn,
Của: ……. CMND số……….(8)
Căn cứ tình trạng bệnh tật tại bảng tóm tắt hồ sơ của người lao động (phụ lục số 3)
số……. Ngày …… tháng ………. năm 20…….
KẾT QUẢ KHÁM HIỆN TẠI……(9)
QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG
Ông, (Bà): …….. được xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật (10)
Là: …..…% (…phần trăm) vĩnh viễn theo Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật ban hành kèm theo
Đề nghị: ………..(12)
….., ngày…tháng…năm..
PCT CHÍNH SÁCH
ỦY VIÊN T.T
KT/CHỦ TỊCH
P.CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên của UBND tỉnh, hội đồng giám định y khoa
(2): Điền ngày, tháng, năm thực hiện giám định lao động
(3): Điền tên, ngày, tháng, năm sinh của người được giám định lao động
(4): Điền nguyên quán của người được giám định lao động
(5): Điền địa chỉ hiện nay của người được giám định lao động
(6): Điền nghề nghiệp, bậc nghề, chức vụ của người được giám định lao động
(7): Điền
(8): Điền số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân
(9): Điền kết quả khám hiện tại
(10): Điền tên của người được giám định lao động
(11): Điền số phần trăm tổn thương cơ thể
(12): Điền đề nghị của người giám định
4. Những quy định của pháp luật về trợ cấp và điều kiện hưởng chế độ lao động:
– Theo Điều 49 Luật An toàn Vệ sinh lao động quy định các tính trợ cấp hằng tháng do suy giảm khả năng lao động như sau:
– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
– Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
+ Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
– Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 64 của
– Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng khi chuyển đến ở nơi khác trong nước có nguyện vọng hưởng trợ cấp tại nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng. Hồ sơ, trình tự giải quyết trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 109 và khoản 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội.
– Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:
Người lao động (NLĐ) tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau: Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc như nghỉ giải lao, ăn giữa ca…; Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ…; Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
Thứ hai, suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc 03 trường hợp trên.
Các trường hợp tai nạn không được hưởng chế độ tai nạn lao động
Tuy nhiên NLĐ sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động khi xảy ra tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau: Tai nạn do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; Tai nạn do NLĐ cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản than; Tai nạn do say rượu, bia hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
Quyền lợi của NLĐ khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Được tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
– Được thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định;
– Được trả đủ tiền lương trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp.
Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, khi bị tai nạn lao động, cả người sử dụng lao động và quỹ bảo hiểm tai nạn lao động đều phải có trách nhiệm hỗ trợ người lao động. Cụ thể mức hưởng chế độ tai nạn lao động mới nhất như sau:
Mức hưởng từ người sử dụng lao động
Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 nêu rõ, đối với người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định: Phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả đối với người lao động tham gia BHYT; Phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5%; Toàn bộ chi phí y tế với người lao động không tham gia BHYT.
Trả đủ tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
Bồi thường cho người bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của họ gây ra: Ít nhất 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5 – 10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11 – 80%; Ít nhất 30 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức nêu trên với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.
Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.
Mức hưởng từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động
Theo Thông tư 26/2017/TT- BLĐTBXH căn cứ tình trạng, mức độ thương tật và mức suy giảm khả năng lao động mà người lao động được nhận các khoản trợ cấp khác nhau:
Trợ cấp 1 lần
(Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5 – 30%)
Mức trợ cấp 1 lần | = | Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động | + | Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động |
= | {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} | + | {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L} |
– Lmin: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng.
– m: Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).
– L: Mức lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.
– t: Tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.
Trợ cấp hàng tháng
(Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên)
Mức trợ cấp hàng tháng | = | Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động | + | Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động |
= | {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} | + | {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L} |
– Lmin: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng.
– m: Mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).
– L: Mức lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.
– t: Tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.
Trợ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
Người bị tai nạn lao động bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.