Khi thực hiện hoạt động giám định chất ma túy, thì cơ quan giám định phải có biên bản giám định chất ma túy. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về biên bản giám định chất ma túy.
Mục lục bài viết
1. Biên bản giám định chất ma túy là gì và dùng để làm gì?
Tại khoản 5 Điều 206
Biên bản giám định chất ma túy là văn bản được dùng trong hoạt động giám định chất ma túy, do cơ quan giám định chất ma túy lập.
Biên bản giám định chất ma túy được dùng để ghi lại hoạt động giám định chất ma túy, cũng như ghi kết quả của hoạt động giám định chất ma túy.
2. Biên bản giám định chất ma túy và hướng dẫn soạn biên bản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________
BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH CHẤT MA TÚY
Vụ (1) ….
Ngày …..tháng …. năm……, Cơ quan giám định
đã nhận được (2) …..số:…. ngày……… tháng ……… năm…………….. của
Từ…….giờ………..ngày…….. tháng …….. năm…………. đến …….giờ……….. ngày……. tháng ……. năm
Tại: ……..
Chúng tôi gồm (3):
Tiến hành giám định theo yêu cầu trong Quyết định trưng cầu giám định/Yêu cầu giám định trên, kết quả như sau:
I. TÌNH TRẠNG ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH
1. Tình trạng đối tượng giám định (4)
2. Tình trạng mẫu so sánh (5)
II. YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH (6)
III. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH, KẾT QUẢ, NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ(7)
1. Phản ứng mẫu
– Xử lý mẫu
– Kết quả:
Mẫu Thuốc
Dragendorff
Marquis
Simon
Fast blueB
Zimmerman
…
Kết luận
2. Sắc lý lớp mỏng
– Xử lý mẫu:
– Điều kiện sắc ký:
+ Bản mỏng:
+ Hệ dung môi triển khai:
1. Ety axetat/MeOH/NH4 (85/10/5) 2. MeOH/NH4 (100/1,5)
3. Axeton/Toluen/MeOH/NH4 (45/45/73) 4. Clorofoc/MeOH (9/1)
5. 6.
– Kết quả:
Tên mẫu | Hệ dung môi TT hiện màu | Hệ dung môi TT hiện màu | Kết quả | ||
Màu sắc vết | Rt thử/Rt chuẩn | Màu sắc vết | Rt thử/Rt chuẩn | ||
3. Sắc ký khí
– Xử lý mẫu:
– Mẫu chuẩn so sánh
Điều kiện sắc ký
+ Thiết bị (ghi tên thiết bị, model) Tình trạng
+ Lượng bơm mẫu: µl. Kiểu chia dòng Tỷ lệ
+ Nhiệu độ buồng bơm mẫu
+ Cột sắc ký Khí mang Tốc độ dòng
+ Chương trình nhiệt độ lò
Detector
– Kết quả
Thời gian lưu (phút) | Mảnh m/z cơ bản MS | (Tỷ lệ) diện tích/chiều cao pic | Định lượng % | ||||
Chuẩn | Thử | Chuẩn | Thử | Chuẩn | Thử | Chuẩn | Thử |
4. Các phương pháp khác (8)
IV. KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH (9)
V. XỬ LÝ ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH CÒN LẠI SAU GIÁM ĐỊNH
Đối tượng gửi giám định | Khối lượng mẫu | Ngày lưu | Người lưu giữ mẫu | ||
Nhận | Hoàn trả | Lưu | |||
1. Lưu đối tượng giám định (10)
2. Hoàn trả đối tượng giám định (11)
Biên bản lập xong hồi ……giờ…… ngày…. tháng ….năm
Giám định viên và trợ lý giám định có tên trên đã đọc lại và ký tên xác nhận dưới đây.
TRỢ LÝ GIÁM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên)
GIÁM ĐỊNH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn viết biên bản giám định chất ma túy
(1) Ghi rõ tên vụ việc, thời gian, địa điểm xảy ra theo Quyết định trưng cầu giám định;
(2) Ghi rõ Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung, giám định lại hoặc yêu cầu giám định;
(3) Ghi rõ cấp bậc, họ tên, lĩnh vực giám định được bổ nhiệm, số thẻ đối với giám định viên; cấp bậc, họ tên đối với trợ lý giám định;
(4) Ghi rõ tình trạng niêm phong, cách đóng gói, bảo quản, tên, số lượng, chất lượng của từng đối tượng giám định.
(5) Ghi rõ tình trạng niêm phong, cách đóng gói bảo quản, tên, số lượng, chất lượng của từng mẫu so sánh;
(6) Ghi rõ các câu hỏi, yêu cầu giám định;
(7) Trình bày lần lượt các phương pháp được áp dụng trong quá trình giám định, kết quả nhận xét và đánh giá.
(8) Ghi rõ xử lý mẫu, mẫu chuẩn, thiết bị, tên, điều kiện, kết quả, kết luận.
(9) Ghi rõ kết luận theo nội dung trưng cầu/yêu cầu giám định;
(10) Ghi rõ tên, số lượng, chất lượng, cách đóng gói, niêm phong của từng đối tượng còn lại sau giám định; địa điểm lưu giữ;
(11) Ghi rõ họ tên, số lượng, chất lượng, cách đóng gói, niêm phong và bảo quản của từng đối tượng còn lại sau giám định; địa điểm hoàn trả.
3. Quy định pháp luật về hoạt động giám định chất ma túy:
Thông tư liên tịch số: 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT- BCA- VKSNDTC- TANDTC- BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của
“1.4. Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu giữ được. Bắt buộc phải trưng cầu giám định hàm lượng để xác định trọng lượng chất ma túy trong các trường hợp sau:
a, Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch;
b, Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng;
c, Xái thuốc phiện;
d, Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d tiết 1.4 Mục này, nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, Tòa án trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật.
Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại khoản 1 của điều luật tương ứng đối với các tội phạm về ma túy.
Trường hợp một người biết là chất ma túy giả nhưng làm cho người khác tưởng là chất ma túy thật nên mua bán, trao đổi… thì người đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm về ma túy mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 Bộ luật Hình sự, nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác nữa trong cấu thành tội phạm của tội này.
Trường hợp không thu giữ được vật chứng là chất ma túy, tiền chất nhưng có căn cứ xác định được trọng lượng chất ma túy, tiền chất mà người phạm tội đã mua bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc chiếm đoạt thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh và điều khoản tương ứng.”
Như vậy, có thể thấy trưng cầu giám định ma túy là hoạt động bắt buộc khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
Ngày 03/7/2017, Tổng cục Cảnh sát – Bộ công an đã ban hành Công văn số 2101/C41-C44 Hướng dẫn giải quyết các vụ án về ma túy, trong đó đã nêu rất rõ: “Trong kết luận giám định phải xác định rõ về chất ma túy để phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự; không được kết luận “là chế phẩm Hêrôin”, “có thành phần Hêrôin” hoặc “có Hêrôin” mà phải thống nhất trả lời kết luận là “Mẫu bột/tinh thể/viên nén gửi giám định là ma túy/tiền chất, có trọng lượng (khối lượng)…gam (kilôgam) là (loại): Hêrôin (Cocain, Amphetamine, Methamphetamin, MDMA….)”.
“ Trường hợp chất thu giữ được nghi là chất ma túy ở thể rắn đã được hòa thành dung dịch, chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng, xái thuốc phiện hoặc thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần quy định tại các Điều 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì phải xác định hàm lượng chất ma túy làm cơ sở để xác định khối lượng hoặc thể tích chất ma túy thu giữ được. Đối với các trường hợp khác thì thực hiện theo quy định của
Thông tư số 04/2013/TT-BCA của Bộ Công an Quy định việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi sử dụng trái phép chất ma túy trong Công an nhân dân quy định Cơ quan giám định chất ma túy tại Điều 11, đó là các cơ quan sau:
Công an các đơn vị, địa phương tiến hành trưng cầu giám định tại một trong các cơ quan sau: Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an; phòng Kỹ thuật hình sự Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với những Phòng có đủ phương tiện kỹ thuật để giám định).
Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an ngoài trách nhiệm tổ chức giám định, trả lời kết quả giám định đối với những trường hợp do Công an các đơn vị, địa phương trưng cầu giám định còn có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ Phòng Kỹ thuật hình sự Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng thiết bị giám định chất ma túy theo phương pháp sắc kí khí về kỹ thuật trong quá trình thu mẫu, giám định; ban hành các biểu mẫu về thu mẫu, giám định (Biên bản thu mẫu giám định, mẫu niêm phong, mẫu quyết định trưng cầu giám định, kết luận giám định…).