Hiện nay, động vật quý hiếm là một trong những loài được bảo tồn. Trong trường hợp khi phát hiện động vật quý hiếm thì người phát hiện phải khai báo, nộp cho cơ quan có thẩm quyền và tiến hành lập biên bản ghi nhận phát hiện động vật quý hiếm.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản ghi nhận phát hiện động vật quý hiếm là gì?
Mẫu biên bản ghi nhận phát hiện động vật quý hiếm là mẫu biên bản được lập ra khi có sự kiện phát hiện động vật quý hiếm. Mẫu biên bản ghi nhận phát hiện động vật quý hiếm nêu rõ thông tin về ngày, tháng, năm lập biên bản, họ tên, chức vụ, địa chỉ của người lập biên bản và thông tin về động vật quý hiếm được phát hiện.
Mẫu biên bản ghi nhận phát hiện động vật quý hiếm là mẫu biên bản được dùng để ghi chép về việc ghi nhận phát hiện động vật quý hiếm. Mẫu biên bản ghi nhận phát hiện động vật quý hiếm là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận sự việc, tiếp nhận động vật quý hiếm đó và có phương án bảo vệ, bảo tồn và đưa động vật quý hiếm đó đến nơi an toàn.
2. Mẫu biên bản ghi nhận phát hiện động vật quý hiếm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
….., ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN GHI NHẬN ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM
Hôm nay vào hồi……h, ngày……tháng………năm…….
Chúng tôi gồm có:
Người lập biên bản:
Họ tên:…………. Chức vụ:……(1)
Địa chỉ:………… Số điện thoại:…(2)
Người chứng kiến:
Họ tên:……. Chức vụ:……(3)
Địa chỉ…… Số điện thoại:…..(4)
Cùng tiến hành xác nhận những thông tin sau:
Tên động vật quý hiếm:………(5)
Thời gian địa điểm phát hiện:………(6)
Số lượng:…………(7)
Biên bản kết thúc vào hồi………h, ngày……..tháng……….năm………
Biên bản được chứng kiến, đồng ý, xác nhận của những người tham gia.
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên, chức vụ của người lập biên bản
(2): Điền địa chỉ, số điện thoại của người lập biên bản
(3): Điền tên, chức vụ của người chứng kiến
(4): Điền địa chỉ, số điện thoại của người chứng kiến
(5): Điền tên động vật quý hiếm
(6): Điền thời gian, địa điểm phát hiện
(7): Điền số lượng
4. Những quy định liên quan đến động vật quý hiếm:
* Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Quy định tại Điều 4 Nghị định 06/2019/NĐ- CP như sau:
– Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định này, gồm:
+ Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IA: các loài thực vật rừng.
Nhóm IB: các loài động vật rừng.
+ Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IIA: Các loài thực vật rừng.
Nhóm IIB: Các loài động vật rừng.
– Sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Định kỳ 05 năm một lần, hoặc trong trường hợp có thay đổi về các loài quy định tại khoản 1 Điều này hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục I và II CITES thay đổi liên quan tới các loài thực vật rừng, động vật rừng phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
* Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Điều 5 Nghị định 06/2019/NĐ- CP quy định như sau
– Hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, chế biến, vận chuyển, buôn bán các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của loài đó trong tự nhiên.
– Mọi hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được quản lý, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp.
– Khu vực sinh cảnh sống thường xuyên, tập trung của các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được nghiên cứu làm cơ sở để thành lập các khu rừng đặc dụng.
– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong các diện tích rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật khác có liên quan.
Bảo vệ thực vật rừng, động vật nguy cấp, quý, hiếm là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng. Điều đó được thể hiện ở việc khi các hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, chế biến, vận chuyển, buôn bán các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của loài đó trong tự nhiên tất cả các hoạt động đều không được gây ảnh hưởng đến sự sinh tồn của những loài thực vật này.
* Điều tra, đánh giá hiện trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Quy định tại Điều 6 Nghị định 06/2019/NĐ- CP
– Các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được điều tra, đánh giá tình trạng cùng với hoạt động điều tra rừng theo quy định của Quy chế quản lý rừng.
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra, đánh giá thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên phạm vi cả nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá trên diện tích rừng trong phạm vi của tỉnh.
– Nhà nước khuyến khích chủ rừng thực hiện việc điều tra, đánh giá hiện trạng và diễn biến thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trong phạm vi diện tích được nhà nước giao, cho thuê.
* Nghiên cứu khoa học về thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Điều 7 Nghị định 06/2019/NĐ- CP quy định
– Hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo tồn, phát triển bền vững các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thực hiện theo đúng đề tài, dự án đã được phê duyệt và tuân thủ Quy chế quản lý rừng.
– Trước khi thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học phải báo cáo bằng văn bản với chủ rừng và cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp cấp tỉnh để giám sát quá trình thực hiện.
* Xử lý trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm xâm hại hoặc đe dọa tính mạng, tài sản của con người
Tại Điều 8 Nghị định 06/2019/NĐ- CP quy định
– Trong trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa xâm hại nghiêm trọng tài sản hoặc tính mạng con người; tổ chức, cá nhân phải áp dụng các biện pháp xua đuổi, hạn chế gây tổn thương đến động vật, đồng thời thông tin ngay với cơ quan Kiểm lâm hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất.
– Trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đe dọa tấn công trực tiếp đến tính mạng con người ở ngoài các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, sau khi đã áp dụng các biện pháp xua đuổi nhưng không có hiệu quả, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định và chỉ đạo việc bẫy, bắt, bắn cá thể động vật đó.
– Xử lý đối với mẫu vật các loài động vật hoang dã sau khi bẫy, bắt, bắn quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 10 và Điều 32 Nghị định này.
* Khai thác, nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh, quảng cáo, vận chuyển, xuất khẩu mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
( Điều 10 Nghị định 06/2019/NĐ- CP)
– Khai thác; nuôi, trồng; chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày; xuất khẩu; vận chuyển, cất giữ mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm các loài Nhóm I thực hiện theo quy định tại Nghị định này đối với các loài thuộc Phụ lục I CITES.
– Khai thác; nuôi, trồng; chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày; xuất khẩu; vận chuyển, cất giữ mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm các loài Nhóm II thực hiện theo quy định tại Nghị định này đối với các loài thuộc Phụ lục II CITES.
– Miễn trừ giấy phép CITES nhập khẩu trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I không thuộc Phụ lục I CITES.
* Xử lý mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sau tịch thu
– Xử lý mẫu vật sống:
+ Việc xử lý tịch thu phải chăm sóc mẫu vật, tránh rủi ro để mẫu vật bị chết;
+ Ngay sau xử lý mẫu vật theo quy định của pháp luật phải bàn giao cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để tổ chức chăm sóc và bảo quản mẫu vật. Đối với mẫu vật sống xử lý theo thứ tự ưu tiên sau: Thả lại môi trường tự nhiên phù hợp với sinh cảnh và phân bố tự nhiên của loài nếu mẫu vật khỏe mạnh; hoặc chuyển giao cho cơ sở cứu hộ động vật, vườn động vật hoặc vườn thực vật nếu mẫu vật yếu cần cứu hộ hoặc tiêu hủy.
– Mẫu thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này xử lý như sau:
+ Mẫu vật các loài Nhóm IA, IB thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công;
+ Mẫu vật các loài Nhóm IIA, IIB chuyển giao cho tổ chức khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để trưng bày vì mục đích giáo dục bảo tồn; bán đấu giá cho tổ chức, cá nhân nuôi, trồng, chế biến, kinh doanh theo quy định của pháp luật; hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể thực hiện các biện pháp xử lý khác.
* Nuôi động vật rừng thông thường ( Điều 11 Nghị định 06/2019/NĐ- CP)
Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Đảm bảo an toàn cho con người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y;
– Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi quy định theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi
Như vậy, đối với trường hợp các tổ chức, cá nhân có mong muốn nuôi động vật rừng thì phải đảm bảo đầy đủ những điều kiện về nguồn gốc động vật, đảm bảo an toàn cho con người khi nuôi động vật rừng và phải thực hiện theo quy định của pháp luật về môi trường, thú y, thưc hiện việc ghi chép sổ theo dõi động vật theo quy định của pháp luật.