Việc tổ chức đối thoại tố tụng hành chính là một giai đoạn trước khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau,... Trong quá trình thực hiện tổ chức khiếu nại, việc lập biên bản đối thoại tố tụng hành chính là bắt buộc.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản đối thoại tố tụng hành chính là gì?
Đối thoại là quá trình nói với và nói cùng người khác về một vấn đề hoặc chủ đề tương tác. Điều đó không có nghĩa là nói bằng bất cứ kiểu nào, nhưng là nói trong tinh thần liên kết với đối tác; nói để thể hiện quan điểm, để cảm thông, để hiểu biết và cùng nhau xây dựng mối quan hệ.
Mẫu biên bản đối thoại tố tụng hành chính là mẫu biên bản ghi chép lại thông tin người tham gia tố tụng và nội dung quá trình đối thoại tố tụng hành chính của các đương sự
Mẫu biên bản đối thoại tố tụng hành chính là mẫu biên bản được lập ra để ghi nhận thông tin người tiến hành đối thoại và nội dung buổi đối thoại tổ tụng hành chính, là căn cứ pháp lý trong giai đoạn tố tụng
2. Biên bản đối thoại tố tụng hành chính:
Mẫu số 08-HC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán
TÒA ÁN NHÂN DÂN ……….(1)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
BIÊN BẢN ĐỐI THOẠI
Hồi .…. giờ.…. phút ……, ngày .…. tháng ….. năm …..
Tại trụ sở
Bắt đầu tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án hành chính thụ lý số ……/……./TLST-HC ngày….. tháng…… năm ….. (2)
1. Những người tiến hành tố tụng:
Thẩm phán – Chủ trì đối thoại: Ông (Bà)…
Thư ký ghi biên bản đối thoại: Ông (Bà)…
2. Những người tham gia đối thoại(3)………
PHẦN THỦ TỤC BẮT ĐẦU ĐỐI THOẠI
Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc đối thoại để họ tự nguyện thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án.
Ý KIẾN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ(4)……..
NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC ĐƯƠNG SỰ THỐNG NHẤT, KHÔNG THỐNG NHẤT (5)……..…
NHỮNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO YÊU CẦU CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA ĐỐI THOẠI (6).………
Việc đối thoại kết thúc vào hồi….giờ…. phút, ngày ….. tháng ….năm…
Các đương sự đã được xem biên bản, thống nhất với các nội dung trong biên bản và ký xác nhận dưới đây.
Thẩm phán
Chủ trì đối thoại
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Thư ký ghi biên bản
đối thoại
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
Các đương sự tham gia đối thoại
(Chữ ký hoặc điểm chỉ, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập biên bản đối thoại tố tụng hành chính:
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 08-HC:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân tiến hành đối thoại; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví vụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ghi số ký hiệu thụ lý vụ án và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số 50/2017/TLST-HC ngày 12 tháng 6 năm 2017).
(3) Ghi họ tên, địa vị tố tụng trong vụ án và địa chỉ của những người tham gia đối thoại.
(4) Ghi đầy đủ ý kiến trình bày, tranh luận của những người tham gia đối thoại về những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án.
(5) Ghi những nội dung những người tham gia đối thoại đã thống nhất, đến những nội dung những người tham gia đối thoại không thống nhất.
(6) Ghi họ tên, địa vị tố tụng và yêu cầu sửa đổi, bổ sung cụ thể vào biên bản đối thoại của người tham gia đối thoại.
4. Một số quy định của pháp luật về thủ tục đối thoại trong tố tụng hành chính:
4.1. Thông báo về phiên họp đối thoại:
Mục đích của việc
Căn cứ Điều 136 Luật TTTHC năm 2015 quy định thông báo về phiên họp đối thoại cùng một điều luật với thông báo phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, cụ thể như sau:
1. Trước khi tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại giữa các đương sự, Thẩm phán phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
2. Trường hợp vụ án hành chính không tiến hành đối thoại được theo quy định tại Điều 135 của Luật này thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành việc đối thoại.
Như vậy, trách nhiệm thông báo về phiên họp đối thoại thuộc về Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, đồng thời là chủ thể tiến hành đối thoại. Nội dung thông báo bao gồm thời gian, địa điểm và nội dung của phiên họp đối thoại.
4.2. Thành phần phiên đối thoại:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 137 Luật TTHC năm 2015
Thành phần tham gia phiên họp gồm có: Thẩm phán chủ trì phiên họp; thư ký phiên họp ghi biên bản; đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có); người phiên dịch (nếu có).
Với trường hợp vụ án hành chính có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì họ có quyền đến tham dự phiên đối thoại, người phiên dịch bắt buộc phải có mặt tại phiên họp đối thoại nếu như trong vụ án hành chính có đương sự là người nước ngoài, dân tộc thiểu số hoặc bị khuyết tật theo quy định tại Điều 21 Luật TTHC năm 2015. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 137 Luật TTHC năm 2015 thì trường hợp cần thiết, Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia phiên họp. …
Trường hợp có người vắng mặt tại phiên họp đối thoại cũng được Luật TTHC năm 2015 quy định, trong vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên họp để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp và thông báo bằng văn bản việc hoãn phiên họp, mở lại phiên họp cho các đương sự.
4.3. Trình tự phiên họp đối thoại:
Trình tự phiên họp đối thoại được quy định tại khoản 4 Điều 138 Luật TTHC năm 2015, theo đó, Thẩm phán tiến hành thủ tục đối thoại như sau:
– Thẩm phán phổ biến cho đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc đối thoại để họ tự nguyện thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án;
– Người khởi kiện trình bày bổ sung về yêu cầu khởi kiện, những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm của người khởi kiện về hướng giải quyết vụ án (nếu có);
– Người bị kiện trình bày bổ sung ý kiến về yêu cầu của người khởi kiện, những căn cứ ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị khởi kiện và đề xuất hướng giải quyết vụ án (nếu có);
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày bổ sung và đề xuất ý kiến giải quyết phần liên quan đến họ (nếu có);
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người khác tham gia phiên họp đối thoại (nếu có) phát biểu ý kiến;
– Tùy từng trường hợp, Thẩm phán yêu cầu đương sự nêu văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có liên quan để đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện, đồng thời kiểm tra hiệu lực pháp luật của văn bản đó. Thẩm phán có thể phân tích để các đương sự nhận thức đúng về nội dung văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có liên quan để họ có sự lựa chọn và quyết định việc giải quyết vụ án;
– Sau khi các đương sự trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
– Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã thống nhất và những vấn đề chưa thống nhất.
Luật TTHC năm 2015 quy định về thủ tục phiên họp đối thoại, trong đó Thẩm phán với tư cách là người tiến hành tố tụng và là chủ thể tiến hành đối thoại sẽ cung cấp cho các đương sự biết về các văn bản pháp luật có liên quan đến việc đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khiếu kiện để xác định xem khiếu kiện Tòa án đang giải quyết có hợp pháp hay không, Thẩm phán có thể phân tích cho các đương sự hiểu đúng về nội dung của quy phạm pháp luật để họ có thể quyết định việc lựa chọn việc giải quyết tranh chấp đang phát sinh giữa các bên.
4.4. Biên bản đối thoại:
Theo khoản 2 Điều 139 Luật TTHC năm 2015 quy định biên bản đối thoại phải có các nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp;
– Địa điểm tiến hành phiên họp;
– Thành phần tham gia phiên họp;
– Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
– Nội dung đã được đương sự thống nhất, không thống nhất.
– Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký phiên họp ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp.
Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên bản phiên họp ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên họp và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.
Luật TTHC năm 2015 có quy định về biên bản đối thoại, trong đó biên bản đối thoại yêu cầu bắt buộc phải có nội dung đã được đương sự thống nhất, không thống nhất. Trên cơ sở ghi nhận ý kiến của các bên đương sự trong quá trình đối thoại, các nội dung mà đương sự đã thống nhất được với nhau cũng như nội dung mà các bên chưa thống nhất được để làm cơ sở cho Thẩm phán tiến hành đối thoại có hướng xử lý tiếp theo của việc giải quyết vụ án hành chính là tiếp tục xét xử hay đình chỉ giải quyết vụ án hành chính.
4.5. Xử lý kết quả đối thoại:
Điều 140 Luật TTHC năm 2015 đã quy định chi tiết về xử lý kết quả đối thoại
– Thứ nhất, các bên đương sự vẫn giữ yêu cầu của mình trong quá trình đối thoại;
– Thứ hai, người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện;
– Thứ ba, người bị kiện cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện.
Trên đây là bài viết tham khảo về mẫu biên bản đối thoại, quy định về thủ tục đối thoại trong tố tụng hành chính!