Công nợ là những phần nợ tới thời hạn trả nhưng chưa trả. Công nợ được chia làm hai loại: công nợ phải trả và công nợ phải thu của khách hàng. Một loại văn bản rất hay phải sử dụng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp là biên bản đối chiếu công nợ, đối trừ công nợ.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản đối chiếu công nợ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ
Căn cứ vào biên nhận giao nhận hàng hóa;
Sự thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày…tháng…năm… tại…chúng tôi gồm các bên sau đây:
Bên A (Bên mua): Công ty…
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:…
Mã số thuế:…
Địa chỉ:…
Số điện thoại liên hệ:… Fax:…
Đại diện theo pháp luật:…
Chức vụ:…
Bên B (Bên bán): Công ty…
Địa chỉ:…
Số điện thoại liên hệ:… Fax:…
Đại diện theo pháp luật:…
Chức vụ:…
Cùng nhau đối chiếu công nợ từ ngày…tháng…năm…đến ngày…tháng…năm…cụ thể như sau:
1. Đối chiếu công nợ
Số thứ tự | Diễn giải | Số tiền |
2. Công nợ chi tiết
…
3. Kết luận
…
Biên bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản, có giá trị pháp lý ngang nhau. Biên bản là cơ sở để tiến hành thanh toán giữa các bên về sau.
BÊN A BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
2. Mẫu biên bản đối trừ công nợ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN ĐỐI TRỪ CÔNG NỢ
Căn cứ vào biên
Sự thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày…tháng…năm… tại…chúng tôi gồm các bên sau đây:
Bên A (Bên mua): Công ty…
Giấy phép đăng ký kinh doanh số:…
Mã số thuế:…
Địa chỉ:…
Số điện thoại liên hệ:… Fax:…
Đại diện theo pháp luật:…
Chức vụ:…
Bên B (Bên bán): Công ty…
Địa chỉ:…
Số điện thoại liên hệ:… Fax:…
Đại diện theo pháp luật:…
Chức vụ:…
Cùng nhau đối chiếu công nợ từ ngày…tháng…năm…đến ngày…tháng…năm… cụ thể như sau:
1. Đối chiếu công nợ
Số thứ tự | Diễn giải | Số tiền |
2. Công nợ phát sinh tăng
Hợp đồng | Hóa đơn | Ngày ra hóa đơn | Mặt hàng | Số lượng | Số tiền phải thanh toán | Số tiền đã thanh toán |
3. Công nợ phát sinh giảm
…..
4. Kết luận
….
Biên bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản, có giá trị pháp lý ngang nhau. Biên bản là cơ sở để tiến hành thanh toán giữa các bên về sau.
BÊN A BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
– Lưu ý khi đối chiếu, đối trừ công nợ
* Lưu ý khi đối chiếu công nợ:
– Đối chiếu công nợ được diễn ra khi một bên đã hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng bên còn lại chưa tiến hành thanh toán.
– Cần hạch toán sổ sách, các hóa đơn, biên lai, chứng từ có liên quan đến hợp đồng một cách chính xác, tránh thất thu tiền công;
– Tiến hành đối chiếu công nợ một cách khái quát về số tiền phải chi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng: số dư đầu kỳ, số dư phát tăng trong kỳ, số dư phát giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ;
– Tiến hành giải trình chi tiết công nợ về số hợp đồng, hóa đơn, công nợ phát sinh, số tiền đã thanh toán và chưa thanh toán.
Khi tiến hành giải trình chi tiết cần kèm theo các tài liệu đính kèm để chứng minh, đối chứng công nợ
– Khi kết luận cần xác nhận của hai bên cùng ký vào biên bản.
* Lưu ý khi đối trừ công nợ
– Đối trừ công nợ là khi cả hai bên đều bỏ tiền ra để thực hiện hợp đồng nhưng chưa tiến hành quyết toán để xác định bù trừ như thế nào cho bên còn lại, đảm bảo quyền lợi về nguồn thu cho cả hai bên;
– Tiến hành diễn giải công nợ trong số dư đầu kỳ, số dư phát sinh tăng, số dư phát sinh giảm và số dư cuối kỳ;
– Công nợ phát sinh tăng kèm theo hóa đơn hay biên bản giao nhận để chứng minh bên kia đã tiến hành chi để đảm bảo quá trình thực hiện hợp đồng;
– Công nợ phát sinh giảm là số tiền được chiết khấu thanh toán trên tổng số tiền thanh toán;
– Kết luận về số tiền cần phải thanh toán, hai bên xác nhận và ký vào biên bản;
– Lưu ý khi đối trừ công nợ là chỉ được bù trừ công nợ cùng một đối tượng khách hàng.
3. Công nợ với bên bán không có khả năng trả nợ sẽ xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em xin hỏi? Công ty em đang nợ tiền với bên bán với số tiền 500 triệu đồng. Hiện nay bên công ty đang bị bên bán khởi kiện ra
Luật sư tư vấn:
Trường hợp người đi vay vẫn muốn thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình nhưng do hoàn cảnh khách quan hoặc chủ quan mà họ không thể trả nợ được thì chỉ là quan hệ dân sự thông thường.Khi Tòa án xét xử sẽ tuyên bố nghĩa vụ trả nợ của Công ty bạn cũng như khoản tiền lãi suất theo yêu cầu của bên chủ nợ.
Trong trường hợp này, khi Công ty bạn không còn tài sản để trả nợ thì nghĩa vụ trả nợ sẽ được tạm hoãn và có tính lãi, khi Công ty bạn phát sinh tài sản thì bên chủ nợ có thể yêu cầu bên thi hành án dân sự tiến hành cưỡng chế tài sản để thi hành thanh toán khoản nợ và lãi suất
Nếu Công ty bạn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ được biểu hiện bằng các hành vi cụ thể như bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, tẩu tán tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ… thì có thể bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
4. Thanh toán công nợ cho doanh nghiệp khác bằng tiền mặt có được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư,
Em có câu hỏi muốn Luật sư giải đáp giúp em. Công ty em nợ của Công ty A một số tiền. Hiện tại, tài khoản của Công ty A bị phong tỏa do nợ thuế (không giao dịch rút tiền đươc). Công ty em muốn thanh toán công nợ bằng tiền mặt cho Công ty A có được không ạ?
Em cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điểm a Khoản 1 Điều 93 Luật quản lý Thuế sửa đổi 2012 quy định phong tỏa tài khoản là một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
– Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản;”
Điều 440 Bộ Luật dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ trả tiền của hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự:
– Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
– Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.
– Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật Dân sự.
Luật không có quy định về thanh toán công nợ cho đối tượng nợ thuế. Tuy nhiên, trường hợp khoản công nợ dưới 20 triệu đồng thì Công ty bạn có thể thanh toán công nợ bằng tiền mặt cho Công ty A và phải đảm bảo hình thức, mức tiền, thời hạn thỏa thuận.
Trong trường hợp số tiền thanh toán công nợ từ 20 triệu đồng trở lên thì Công ty bạn phải thanh toán cho Công ty A qua ngân hàng để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, căn cứ khoản 1, 2 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC:
– Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
– Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.”