Khi tiến hành đối chất thì phải lập biên bản để ghi lại quá trình đối chất đó. Vậy mẫu biên bản đối chất là gì? Cách làm biên bản đối chất như thế nào mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản đối chất là gì?
Mẫu biên bản đối chất là mẫu biên bản ghi chép lại các nội dung trong quá trình đối chất giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn.
Mẫu biên bản đối chất là mẫu biên bản để đối chất khi có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn.
2. Mẫu biên bản đối chất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
BIÊN BẢN ĐỐI CHẤT
Hồi ………. giờ ………… ngày……… tháng ……… năm ……. tại ……………..
Chúng tôi gồm:
Ông/bà: …………………..Điều tra viên
thuộc Cơ quan …………..
Ông/bà: ………………….
Ông/bà: …………………..
Ông/bà: …………………. Kiểm sát viên
thuộc Viện kiểm sát ………..
Căn cứ Điều 178 và Điều 189 Bộ luật Tố tụng hình sự, tiến hành đối chất giữa:
1. Họ tên: ……………. Sinh ngày……… tháng ……… năm ……
Nơi cư trú: ……………..
Tư cách tham gia tố tụng: ………….
2. Họ tên: ……………….. Sinh ngày……… tháng ……… năm ……..
Nơi cư trú: ……………..
Tư cách tham gia tố tụng: …….
HỎI VÀ ĐÁP………..
Việc đối chất kết thúc hồi ………… giờ ……. ngày…….. tháng ……. năm …….
Biên bản này đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
NHỮNG NGƯỜI THAM GIA ĐỐI CHẤT
KIẾM SÁT VIÊN
(Nếu có)
ĐIỀU TRA VIÊN
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
3. Hướng dẫn làm biên bản:
– Ghi đầy đủ thông tin trong biên bản
– không tự ý tẩy xóa
– Kí và ghi rõ họ tên
– Ghi chú: Phần giấy trắng của biên bản đối chất còn lại phải gạch chéo
4. Thông tin pháp lý liên quan:
Mục đích của việc đối chất là nhằm giải quyết mâu thuẫn, xác định tính đúng đắn trong lời khai giữa hai hay nhiều người để tìm ra sự thật của vụ án, có thể cho đối chất giữa giữa bị can này với bị can khác, giữa bị can với bị hại, giữa bị hại với người làm chứng…Căn cứ vào Bộ luật Tố tung Hình sự 2015 quy định về đối chất như sau:
– Quy định về Đối chất tại Điều 189 Bộ luật Tố tung Hình sự 2015 quy định như sau:
1. Trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên tiến hành đối chất. Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải
2. Nếu có người làm chứng hoặc bị hại tham gia thì trước khi đối chất Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.
3. Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa những người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Sau khi nghe đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người.
Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biên bản.
Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ.
4. Biên bản đối chất được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
5. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể tiến hành đối chất. Việc đối chất được tiến hành theo quy định tại Điều này.
Như vậy. Đối chất là biện pháp điều tra theo tố tụng hình sự được Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên thực hiện dưới hình thức cho hai hay nhiều người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự đã được khởi tố, cùng một lúc tham gia tranh luận và chất vấn lẫn nhau dưới sự hướng dẫn trực tiếp của người tiến hành tố tụng nhằm làm rõ những tình tiết mâu thuẫn trong lời khai trước đó của họ.
– BLTTHS 2015 bổ sung quy định về điều kiện tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo tại khoản 6 Điều 421; theo đó: “Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án”. Như vậy, với trường hợp đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo thì BLTTHS năm 2015 quy định điều kiện hết sức khắc khe, đó là chỉ cho phép người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành đối chất nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án. Quy định này nhằm bảo vệ, tránh gây tổn thương cho bị hại là người dưới 18 tuổi trong các vụ án hình sự, nhất là bị hại trong các vụ án xâm hại tình dục.
– Để nâng cao trách nhiệm của KSV, bảo đảm cho hoạt động đối chất tiến hành đúng quy định pháp luật, tại khoản 1 Điều 189 BLTTHS 2015 cũng đã bổ sung quy định trước khi tiến hành đối chất, ĐTV phải
– Tại khoản 4 Điều 189 BLTTHS năm 2015 bổ sung thêm quy định việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
Tại khoản 5 Điều 189 BLTTHS năm 2015 quy định trường hợp cần thiết, KSV có thể tiến hành đối chất. Theo khoản 4 Điều 30 Quy chế 03 thì khi đã yêu cầu đối chất mà ĐTV không thực hiện hoặc kết quả đối chất chưa rõ hoặc sau khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát đã nhận hồ sơ vụ án, nếu thấy có mâu thuẫn trong lời khai của những người tham gia tố tụng hoặc trường hợp cần thiết thì KSV tiến hành đối chất.
– Khi tiến hành đối chất, KSV cũng phải thực hiện đúng các quy định tại các điều 178,421 BLTTHS năm 2015 như sau:
Tại Điều 178. Biên bản điều tra
Khi tiến hành hoạt động điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.
Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thì biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều này. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.
Việc lập biên bản trong giai đoạn khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.
Tại Điều 421. Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất
1. Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
2. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ.
Việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự.
3. Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
4. Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
5. Thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn;
c) Ngăn chặn người khác phạm tội;
d) Để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án;
đ) Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
6. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.
Căn cứ như trên thì kết thúc của việc đối chất là sử dụng kết quả đối chất để xác định sự thật vụ án. Đánh giá riêng kết quả đối chất để xác định việc đối chất có thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của BLTTHS 2015. Trên đây là quy định pháp luật về việc đối chất và cung cấp thông tin cho bạn đọc về Mẫu biên bản đối chất và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất