Hiện nay việc đình chỉ học không quá hai tuần với học sinh và vấn đề này đang nhận được những phản ứng trái chiều của dư luận. Khi đình chỉ học sinh thì giáo viên chủ nhiệm phải lập biên bản.
Mục lục bài viết
1. Biên bản đình chỉ học sinh là gì?
Đình chỉ học tập là một biện pháp kỷ luật liên quan đến việc tạm thời loại một học sinh ra khỏi các lớp học hoặc hoạt động mà trường đã phê duyệt trong một khoảng thời gian nhất định. Học sinh bị đình chỉ sẽ được phép trở lại lớp học hoặc tham gia hoạt động được nhà trường phê duyệt sau thời gian đình chỉ học tập đã định.
Biên bản đình chỉ học sinh là văn bản ghi lại sự kiện đình chỉ học sinh của giáo viên chủ nhiệm, nhà trường trong một khoản thời gian nhất định khi học sinh vi phạm ở một mức độ nhất định.
Biên bản đình chỉ học sinh được sử dụng để làm căn cứ áp dụng hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với học sinh để tạo điều kiện cho việc quản lý giáo dục các em trong môi trường khác (ngoài nhà trường) để các em có thể nhìn nhận lại những vi phạm mà mình gây ra cũng như tránh để ảnh hưởng đến môi trường giáo dục của nhà trường, ảnh hưởng đến các học sinh và giáo viên khác.
2. Mẫu biên bản đình chỉ học sinh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
BIÊN BẢN ĐÌNH CHỈ HỌC TẬP
1. Thời gian: ……….. giờ …… ngày …….. tháng ……. năm ………
2. Thành phần:
– GVCN lớp ………
– Phụ huynh…..
3. Địa điểm: Trường ……….
4. Nội dung:
Trong thời gian qua
Học sinh: …………. Lớp……… đã nhiều lần vi phạm nội quy của nhà trường. Cụ thể như sau:
+ Các lỗi trong sổ theo dõi thi đua của cán bộ lớp.
………….
+ GV bộ môn lập biên bản vi phạm: …….. lần (có biên bản kèm theo)
GVCN đã thường xuyên gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh nhằm tìm ra biện pháp để giúp em tiến bộ. Nhưng học sinh ………… không có tiến bộ và vẫn thường xuyên vi phạm nội quy.
Vì vậy, GVCN lớp….. quyết định đình chỉ học tập lần thứ ………. đối với học sinh …… lớp ………. trong thời gian ……….. ngày.
Trong thời gian bị đình chỉ học tập, gia đình chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc quản lý học sinh.
…., ngày…tháng…năm
Ý kiến của phụ huynh học sinh
Giáo viên chủ nhiệm
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản đình chỉ học sinh:
– Giáo viên chủ nhiệm ghi rõ thời gian, địa điểm diễn ra buổi họp để lập biên bản đình chỉ học sinh.
– Về thành phần tham dự, điền đầy đủ những người tham dự như giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh, giáo viên bộ môn, đại diện từ nhà trường,…
– Đối với phần nội dung, giáo viên chủ nhiệm cần nêu rõ ràng và đầy đủ các vi phạm của học sinh làm căn cứ áp dụng hình thức kỷ luật là đình chỉ học.
– Trường hợp học sinh đã vi phạm trước đó và đã bị giáo viên bộ môn lập biên bản thì phải nêu rõ trong biên bản đình chỉ học sinh.
– Giáo viên chủ nhiệm ký và ghi đầy đủ họ tên
– Phụ huynh có thể nêu ý kiến của mình, nếu không có thể ký tên.
4. Khi nào được áp dụng biện pháp đình chỉ học sinh:
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, thay thế Thông tư số 08, được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 1988. Tuy nhiên, đây với chỉ là dự thảo và chưa có hiệu lực pháp luật trên thực tế.
Chính vì vậy mà trong khi quy định mới về khen thưởng và kỷ luật học sinh chưa có hiệu lực thì các trường trung học vẫn có thể bám sát các quy định hiện hành để có thể áp dụng, cụ thể là theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT do Bộ GD-ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/11. Theo đó, các hành vi học sinh trung học không được làm bao gồm:
– Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
– Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
– Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
– Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
– Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
– Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
– Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Cũng theo thông tư này, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau:
– Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm;
– Khiển trách,
– Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Các vi phạm mà học sinh phạm phải có thể kể đến như:
– Cư xử theo một cách nào đó gây nguy hiểm, dù đó là nguy hiểm thực sự, theo cảm nhận hoặc bị đe dọa, đối với sức khỏe, an toàn hoặc phúc lợi của bất kỳ ai;
– Gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc phá hủy tài sản;
– Thực hiện hoặc cố gắng thực hiện hoặc cốý tham gia vào hành vi trộm cắp tài sản;
– Chiếm hữu, sử dụng hoặc bán hoặc cố tình giúp người khác chiếm hữu, sử dụng hoặc bán các chất cấm hoặc vũ khí;
– Không tuân thủ chỉ dẫn rõ ràng và hợp lý của một nhân viên dẫn đến việc gây nguy hiểm, dù đó là nguy hiểm thực sự, theo cảm nhận hoặc bị đe dọa, đối với sức khỏe, an toàn hoặc phúc lợi của bất kỳ ai;
– Luôn tham gia vào hành vi gièm pha, bôi nhọ, làm mất danh dự hoặc hạ nhục người khác vì độ tuổi; cho con bú sữa mẹ; giới tính; nhân thân; khuyết tật; hoạt động ngành nghề; hoạt động tình dục hợp pháp; tình trạng hôn nhân; tình trạng của phụ huynh; đặc điểm thể chất; niềm tin hoặc hoạt động chính trị; thai kỳ; chủng tộc; niềm tin hoặc hoạt động tôn giáo; định hướng tình dục; liên hệ cá nhân (dù đó là người thân hay liên hệ nào khác) với một người được xác định bằng cách nhắc đến bất kỳ đặc tính nào ở trên;
– Luôn hành xử một cách vô ích gây trở ngại cho phúc lợi, an toàn, hoặc cơ hội giáo dục của bất kỳ học sinh nào khác
Chính vì vậy mà chỉ khi có căn cứ rõ ràng học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện có những vi phạm đến mức phải cách ly học sinh với môi trường nhà trường thì mới áp dụng hình thức kỷ luật là đình chỉ học đối với học sinh.
5. Các hình thức kỷ luật học sinh:
Thứ nhất, khiển trách trước lớp
Hình thức này áp dụng đối với học sinh vi phạm một trong các khuyết điểm sau:
– Nghỉ học không phép từ 3 buổi trở lên trong thời gian 1 tháng
– Không thuộc bài hoặc không làm bài tập từ 3 lần trở lên trong 1 tháng
– Đi học trễ từ 3 lần trở lên trong 1 tháng
– Nói năng thô tục, đánh bài, hút thuốc lá…
– Mắc khuyết điểm sau dù chỉ 1 lần
– Vi phạm nội quy thi ( kiểm tra)
– Có thái độ thiếu tôn trọng đối với thầy cô giáo, cán bộ nhân viên, bạn bè…
– Gây mất đoàn kết trong lớp, bao che cho hành vi sai trái của bạn mà không có ý thức đấu tranh hoặc không báo cáo cho nhà trường (giáo viên bộ môn,giáo viên chủ nhiệm, giám thị hoặc ban giám hiệu…) biết cái sai của bạn
Khi áp dụng hình thức kỷ luật này, GVCN cần lưu ý căn cứ mức độ vi phạm của học sinh, khiển trách học sinh trước lớp trong buổi sinh hoạt lớp đầu tuần (ghi lại biên bản sinh hoạt lớp và nộp về phòng quản lý giáo dục học sinh).
Thứ hai, khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường
Hình thức kỷ luật này được áp dụng đối với học sinh vi phạm một trong các khuyết điểm sau đây:
– Tái phạm các khuyết điểm đã từng bị xử lý khiển trách trước lớp.
– Mắc khuyết điểm sau dù chỉ 1 lần song đã gây nhiều tác hại, ảnh hưởng không tốt đến giáo dục của nhà trường:
+ Ăn cắp sách, bút, tiền bạc, tư trang …của người khác;
+ Gây gỗ đánh nhau với học sinh trong trường và người ngoài trường;
+ Tung dư luận xấu, phao tin đồn nhảm, tuyên truyền và thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan;
+ Nghe nhạc, xem phim ảnh hoặc lưu trữ, truyền bá sách báo có nội dung xấu.
Lưu ý: Học sinh bị kỉ luật khiển trách trước Hội đồng kỷ luật nhà trường ở học kì nào thì chỉ được xếp loại hạnh kiểm cao nhất là Trung bình ở học kì đó. Hình thức kỷ luật này sẽ không ghi vào học bạ nhưng được thông báo cho cha mẹ học sinh biết để có thể phối hợp giáo dục.
Thứ ba, cảnh cáo trước toàn trường
Hình thức kỷ luật này được áp dụng đối với học sinh vi phạm một trong các khuyết điểm sau đây:
– Tái phạm các khuyết điểm đã bị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường.
– Nhiều lần trốn học, trốn đi lao động hoặc quay cóp trong lúc kiểm tra (có tính hệ thống)
– Mắc khuyết điểm, sai phạm lớn dù chỉ 1 lần và mức độ tác hại thực sự nghiêm trọng: Ăn cắp, cướp giật trong và ngoài nhà trường; Có lời nói và hành động vô lễ với cán bộ, giáo viên, nhân viên; Đánh nhau có tổ chức, gây rối trật tự trị an bị công an tạm giam giữ hoặc thông báo cho nhà trường biết.
Lưu ý: Học sinh bị kỉ luật cảnh cáo ở học kì nào thì xếp loại hạnh kiểm yếu ở học kì đó. Đồng thời, hình thức kỷ luật này sẽ ghi vào học bạ và thông báo cho cha mẹ học sinh biết.
Thứ tư, đình chỉ học tập 1 tuần lễ
Hình thức kỷ luật này được áp dụng đối với học sinh vi phạm một trong các khuyết điểm sau đây:
– Học sinh đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu đến học sinh khác.
– Học sinh vi phạm lần đầu nhưng có mức độ rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín nhà trường, thầy cô giáo, tập thể lớp như : Trộm cắp, trấn lột, gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác…
Lưu ý: Học sinh bị đình chỉ học tập 1 tuần ở học kì nào thì xếp loại hạnh kiểm yếu ở học kì đó. Đồng thời, hình thức kỷ luật này sẽ ghi vào học bạ và thông báo cho cha mẹ học sinh biết để có thể phối hợp giáo dục..
Thứ năm, đình chỉ học tập 1 năm học
Hình thức này được áp dụng đối với học sinh vi phạm một trong các khuyết điểm sau đây:
– Học sinh đã bị đình chỉ học tập 1 tuần nhưng không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm khuyết điểm (không chỉ là lỗi đã bị xử lý), thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm nghiệm trọng khác.
– Học sinh vi phạm lần đầu nhưng có mức độ rất nghiêm trọng, có ý thức và chủ động gây ra những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm:
+ Tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động…;
+ Sử dụng hung khí đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác;
+ Can án ngoài trường bị công an bắt giữ….
Lưu ý: Học sinh bị đình chỉ 1 năm học sẽ được nhà trường gửi trả về địa phương (phường, tổ dân phố) để theo dõi, giáo dục. Sau khi hết thời hạn kỷ luật nếu học sinh muốn học lại thì cha mẹ học sinh phải làm đơn xin nhà trường cho học lại; đồng thời phải có giấy của công an địa phương xác nhận mức độ tiến bộ và ý thức chấp hành pháp luật của học sinh trong thời gian ở địa phương và bản cam kết của gia đình về việc giáo dục con em mình.