Khi tiến hành bán đấu giá tài sản mọi hoạt động, sử kiện, thời gian diễn ra trong buổi đấu giá phải được ghi chép lại một cách cẩn thận, làm cơ sở đối chiếu, so sánh kết quả khi có tranh chấp hoặc làm dữ liệu lưu trữ hồ sơ.
Mục lục bài viết
1. Biên bản đấu giá tài sản là gì?
Biên bản đấu giá tài sản là văn bản ghi nhận sự kiện diễn ra trong quá trình trung tâm dịch vụ tổ chức đấu giá tài sản.
Biên bản đấu giá tài sản được dùng để ghi chép, theo dõi tiến độ các sự kiện tuần tự theo thời gian được diễn ra trong buổi bán đấu giá, biên bản cùng có giá trị chứng minh trong việc có sự tham gia của các chủ thể, người mua được tài sản, cũng có thể được sử dụng để chứng minh tính đúng pháp luật của tổ chức kinh doanh dịch vụ đấu giá tài sản.
2. Mẫu biên bản đấu giá tài sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
– Căn cứ quy định của Luật đấu giá tài sản;
– Thực hiện Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản số ………… ngày ………/….…/..…… giữa ………… và…………………
Hôm nay, vào hồi ….. giờ ….. phút ngày ……./…../……., tại…………….., tên tổ chức đấu giá tài sản /Hội đồng đấu giá tài sản/tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tổ chức cuộc đấu giá tài sản.
– Tài sản đấu giá: …………………
– Giá khởi điểm của tài sản: …………
I. Thành phần tham dự:
* Khách mời chứng kiến (Họ và tên, chức vụ, nơi công tác):
1. ………
2. …………
3. ……
4. …………
* Đấu giá viên (Họ và tên, số Thẻ đấu giá viên):
…………
* Người tham gia đấu giá (Họ và tên, số CMND/Hộ chiếu/số Thẻ căn cước công dân, địa chỉ liên lạc, nếu nhiều người thì có danh sách kèm theo):
1. ………
2. ………
3. ………
4. ……
5. ………
II. Diễn biến cụ thể của cuộc đấu giá:
……………
Sau………. lần trả giá, người trả giá cao nhất là Ông/Bà……….., địa chỉ
Chứng minh nhân dân /Hộ chiếu/Thẻ Căn cước công dân số:………
ngày cấp: ……../………/………. nơi cấp: ……
với giá đã trả là …………… đồng……
(viết bằng chữ:………………… ).
Cuộc đấu giá kết thúc vào lúc ………….. giờ cùng ngày.
Các bên cùng thống nhất ký tên.
Đại diện người tham gia đấu giá
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Người có tài sản đấu giá
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Đấu giá viên
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Người trúng đấu giá
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Người ghi biên bản
(Ký, ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn mẫu biên bản đấu giá tài sản chi tiết nhất:
Trước hết người người viết đơn phải xác định được số hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, ngày ký kết và tên giữa trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và người muốn bán tài sản.
Người viết biên bản là nhân viên tổ chức đấu giá hoặc đấu giá viên, phải viết thời gian, ngày giờ, phút và địa điểm diễn ra đấu giá tài sản.
Nêu rõ tài sản đấu giá và giá khởi điểm; khách mời, đấu giá viên, người tham gia đấu giá.
Biên bản trình bày sự việc được viết tuần tự, gắn sự kiện với thời gian từ đầu buổi đấu giá đến lúc kết thúc buổi đấu giá.
Ghi thông tin người trúng đấu giá đầy đủ.
Kết thúc văn bản phải ghi rõ ngày kết thúc.
Các cá nhân có liên quan phải ký và ghi rõ họ tên.
4. Các vấn đề pháp lý về đấu giá tài sản?
Một số khái niệm cơ bản:
Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật này, trừ trường hợp đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá.
Người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Người trúng đấu giá là cá nhân, tổ chức trả giá cao nhất so với giá khởi điểm hoặc bằng giá khởi điểm trong trường hợp không có người trả giá cao hơn giá khởi điểm khi đấu giá theo phương thức trả giá lên; cá nhân, tổ chức chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống.
Tổ chức đấu giá tài sản bao gồm Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và doanh nghiệp đấu giá tài sản.
Nguyên tắc đấu giá tài sản:
– Tuân thủ quy định của pháp luật.
– Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.
– Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
Người viết biên bản cần chú ý đến nội dung giá khởi điểm như sau:
Thời điểm xác định:
– Trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
– Trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Trước khi tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.
Cách xác định giá khởi điểm:
– Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó;
– Đối với tài sản đấu giá quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức khác xác định.
– Tài sản đấu giá được giám định theo quy định của pháp luật hoặc khi có yêu cầu của người tham gia đấu giá và được sự đồng ý của người có tài sản đấu giá. Trình tự, thủ tục giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với tài sản đó. Trong trường hợp giám định theo yêu cầu thì người yêu cầu thanh toán chi phí giám định.
Địa điểm đấu giá:
Cuộc đấu giá được tổ chức tại trụ sở của tổ chức đấu giá tài sản, nơi có tài sản đấu giá hoặc địa điểm khác theo thỏa thuận của người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Hình thức đấu giá và phương thức đấu giá:
– Tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản đấu giá lựa chọn một trong các hình thức sau đây để tiến hành cuộc đấu giá: Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá; Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá; Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp; Đấu giá trực tuyến.
– Phương thức đấu giá bao gồm: Phương thức trả giá lên; Phương thức đặt giá xuống.
– Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá phải được quy định trong Quy chế cuộc đấu giá và công bố công khai cho người tham gia đấu giá biết.
Điều 44, Luật Đấu giá tài sản quy định về biên bản bán đấu giá có nội dung cơ bản như sau:
– Cuộc đấu giá chấm dứt khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá hoặc khi đấu giá không thành theo quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này, cụ thể: Các trường hợp đấu giá không thành bao gồm:
+ Đã hết thời hạn đăng ký mà không có người đăng ký tham gia đấu giá;
+ Tại cuộc đấu giá không có người trả giá hoặc không có người chấp nhận giá;
+ Giá trả cao nhất mà vẫn thấp hơn giá khởi điểm trong trường hợp không công khai giá khởi điểm và cuộc đấu giá được thực hiện theo phương thức trả giá lên;
+ Người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này;
+ Người đã trả giá rút lại giá đã trả, người đã chấp nhận giá rút lại giá đã chấp nhận theo quy định tại Điều 50 của Luật này mà không có người trả giá tiếp;
+ Trường hợp từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
+ Đã hết thời hạn đăng ký mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản quy định tại Điều 59 của Luật này.
– Diễn biến của cuộc đấu giá phải được ghi vào biên bản đấu giá. Biên bản đấu giá phải được lập tại cuộc đấu giá và có chữ ký của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá, người ghi biên bản, người trúng đấu giá, người có tài sản đấu giá, đại diện của những người tham gia đấu giá. Trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện thì biên bản đấu giá còn phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng.
– Người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá được coi như không chấp nhận giao kết
– Biên bản đấu giá được đóng dấu của tổ chức đấu giá tài sản; trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện thì biên bản phải được đóng dấu của người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản.