Đánh giá tài sản cố định là việc xác định giá trị ghi sổ của tài sản cố định tại từng thời điểm nhất định. tài sản cố định được đánh giá lần đầu và có thể được đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Vậy biên bản đánh giá lại tài sản cố định cần làm những gì? Trình tự thủ tục như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định là gì?
Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định là biên bản với các nội dung về việc định giá và quá trình định giá lại tài sản cố định
Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định là biên bản để xác định giá trị ghi sổ của tài sản cố định tại từng thời điểm nhất định
2. Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định:
Đơn vị: …………………
Bộ phận: ………
Mẫu số 04 – TSCĐ
(Ban hành theo
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Ngày…. tháng…. năm…
Số:………………….
Nợ:………………….
Có:……………
– Căn cứ Quyết định số: …… ngày…… tháng…… năm……
Của……………………………… Về việc đánh giá lại TSCĐ
– Ông/Bà…..…Chức vụ….. Đại diện……Chủ tịch Hội đồng
– Ông/Bà……… Chức vụ……… Đại diện………… Ủy viên
– Ông/Bà……… Chức vụ……… Đại diện………… Ủy viên
Đã thực hiện đánh giá lại giá trị các TSCĐ sau đây:
STT | Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) TSCĐ | Số hiệu TSCĐ | Số thẻ TSCĐ | Giá trị đang ghi sổ | Giá trị còn lại theo đánh giá lại | Chênh lệch | |||
Nguyên giá | Hao mòn | Giá trị còn lại | Tăng | Giảm | |||||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Cộng | X | X |
Ghi chú: Cột 4 “Giá trị còn lại theo đánh giá lại”. Nếu đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì Cột 4 phải tách ra 3 cột tương ứng cột 1, 2, 3.
Kết luận:………………………………………………………………
……………….
Ủy viên/người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày … tháng … năm …
Chủ tịch Hội đồng
(Ký, họ tên)
3. Hướng dẫn viết biên bản:
– Góc trên bên trái của Biên bản đánh giá lại TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng. Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá TSCĐ.
– Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) số hiệu và số thẻ của TSCĐ.
– Cột 1, 2, 3: Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán tại thời điểm đánh giá.
– Cột 4: Ghi giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại. Trường hợp đánh giá lại cả giá trị hao mòn thì cột này được chia thành 3 cột tương ứng cột 1, 2, 3 để ghi.
– Cột 5, 6: Ghi số chênh lệch giữa giá đánh giá so với giá trị đang ghi trên sổ kế toán trong trường hợp kiểm kê đánh giá lại cả nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại thì các cột này được chia ra 3 cột tương ứng để lấy số liệu ghi sổ kế toán.
– Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản đánh giá lại TSCĐ.
4. Các thông tin liên quan:
Theo Điều 4
4.1. Xác định nguyên giá tài sản hữu hình:
– TSCĐ hữu hình mua sắm
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) được tính như sau:
+ Nguyên giá TSCĐ = giá mua thực tế phải trả + các khoản thuế + chi phí liên quan
+ Các khoản thuế không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại
Lưu ý, Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như:
+ Lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm TSCĐ
+ Chi phí vận chuyển, bốc dỡ
+ Chi phí nâng cấp
+ Chi phí lắp đặt, chạy thử
+ Lệ phí trước bạ
+ Các chi phí liên quan trực tiếp khác.
– TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi
+ Lưu ý: Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).
+ Nguyên giá TSCĐ là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ…
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đem trao đổi.
– TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình (+) các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan tính đến thời điểm đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, giá trị sản phẩm thu hồi được trong quá trình chạy thử, sản xuất thử, các chi phí không hợp lý như vật liệu lãng phí, lao động…).
– Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng
+ Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành (+) lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác.
+Trường hợp TSCĐ do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
+ Đối với TSCĐ là con súc vật làm việc và cho sản phẩm hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành tính đến thời điểm đưa vào khai thác, sử dụng.
– TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa
Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.
– TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật (+) các chi phí liên quan trực tiếp mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí thuê tổ chức định giá, chi phí nâng cấp…
– TSCĐ hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
4.2. Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình:
– TSCĐ vô hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ = giá mua thực tế phải trả = các khoản thuế + các chi phí liên quan
– TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi
Lưu ý: Các khoản thuế không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại.
+ Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi (sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản phải thu về) (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
+ Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi.
– TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến
+ Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng là giá trị hợp lý ban đầu (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến việc đưa tài sản vào sử dụng.
+ Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển. Doanh nghiệp tiếp nhận tài sản điều chuyển có trách nhiệm hạch toán nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của tài sản.
– TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp
+ Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu xây dựng, sản xuất thử nghiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.
+ Các chi phí phát sinh trong nội bộ để doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, danh sách khách hàng, chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu và các khoản mục tương tự không đáp ứng được tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ vô hình được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
– TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất: Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp (+) các chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất) hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.
– TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng: Nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Căn cứ vào thông tư 45/2013/TT-BTC mỗi loại tài sản cố định (TSCĐ) có cách xác định nguyên giá thì việc đánh giá các loại tài sản khác nhau sẽ có các quy định khác nhau, việc đánh giá lại các tài sản cố định phải dựa trên quy định của pháp luật, Trên đây là các thông tin cung cấp về Mẫu biên bản đánh giá lại tài sản cố định, hướng dẫn làm biên bản và các thông tin liên quan.