Mẫu biên bản đánh giá giờ dạy được nhà trường lập ra và có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Vậy, mẫu biên bản đánh giá giờ dạy được quy định ra sao và có nội dung như thế nào? Bài viết dưới đấy sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu biên bản này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.
Mục lục bài viết
1. Biên bản đánh giá giờ dạy là gì?
Với sự phát triển và thay đổi không ngừng của xã hội, đòi hỏi lực lượng giáo viên làm nghề phải tự thay đổi mình sao cho phù hợp với xu thế chung. Ngoài cái tên thường được gọi là nghề dạy học, người giáo viên còn phải đảm nhận nhiều vai trò khác nhau với nhiều tên gọi khác nhau để không những chỉ truyền dạy kiến thức mà còn là người bạn đồng hành, người anh lớn, người cha, người mẹ giúp các em có thể vượt qua được những khó khăn đầu đời. Để truyền đạt được kiến thức tới học sinh việc giáo viên tự đánh giá và được người khác nhận xét về giờ dạy của mình là rất cần thiết. Biên bản đánh giá giờ dạy được sử dụng với mục đích là nâng cao năng lực của giáo viên và mẫu biên bản này cũng được sử dụng rất rộng rãi trong các môi trường, cơ sở giáo dục.
Mẫu biên bản đánh giá giờ dạy là mẫu biên bản được lập ra để đánh giá giờ dạy khi dự giờ của giáo viên. Mẫu biên bản nêu rõ thời gian diễn ra giờ dạy, thành phần tham gia dự giờ, thông tin người dạy, nội dung biên bản, ưu và nhược điểm của giờ dạy… Sau khi buổi dự giờ diễn ra cần có đẩy đủ chữ ký của thư ký, người dạy và tổ trưởng để biên bản có giá trị. Biên bản sẽ được lưu lại để làm căn cứ đánh giá xếp loại giáo viên.
2. Biên bản đánh giá giờ dạy:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
———————
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ GIỜ DỰ
I. Thời gian: Ngày .. tháng … năm 20….
II. Thành phần:
1) ……Chức vụ: ……
2) …… Chức vụ: …..
3) …… Chức vụ: ……
4) …… Chức vụ: ……
5) …… Chức vụ: ……
Người dạy: ……
Ngày tháng dự: Ngày …. tháng .. năm …..
Tên bài dạy: …….
III. Nội dung:
1. Giáo viên thông qua tiết dạy và tự đánh giá nhận xét
a. Ưu điểm
– Công tác chuẩn bị bài được giáo viên thực hiện nghiêm túc, chu đáo.
– Soạn giảng đầy đủ.
– Truyền thụ hết kiến thức cơ bản mà bài yêu cầu.
b. Nhược điểm
– Chưa tổ chức được các hoạt động linh hoạt, sinh động cho học sinh.
– Còn nhiều thiếu xót trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh.
3. Tổ dự giờ nhận xét, đánh giá:
a. Ưu điểm
– Giáo viên có sự chuẩn bị bài chu đáo.
– Tổ chức thực hiện đầy đủ các khâu lên lớp.
– Truyền thụ nội dung kiến thức đầy đủ.
– Trình bày bảng hợp lý.
b. Nhược điểm
– Chưa khắc sâu được kiến thức cơ bản cho học sinh.
– Công tác chuẩn bị mặc dù đã thực hiện nhưng vẫn còn lỗi.
– Chưa sửa cho học sinh cách trình bày bài.
* Lượng hóa điểm tiết dạy:
Điều 1 2 3 5 6 7 8 9 10 Tổng/Xếp loại
Điểm
Biên bản đã được thông qua và được nhất trí của các thành viên trong tổ dự giờ.
THƯ KÍ
( Ký và ghi rõ họ tên)
NGƯỜI DẠY
( Ký và ghi rõ họ tên)
TỔ TRƯỞNG
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản đánh giá giờ dạy:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là biên bả đánh giá giờ dự.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thời gian cụ thể và địa điểm tổ chức dự gia.
+ Thành phần tham dự.
+ Nội dung dự giờ. ( Ưu, khuyết điểm)
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên của thư ký.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người dạy.
+ Ký và ghi rõ họ tên của tổ trưởng.
4. Một số quy định của pháp luật về số tiết dự học:
Đối với giáo viên tiểu học:
Hiện nay, chỉ có giáo viên cấp 1 còn sử dụng sổ dự giờ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT Ban hành điều lệ trường tiểu học. Trong đó, hồ sơ sơ quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên bao gồm:
– Kế hoạch bài dạy;
– Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh;
– Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm);
– Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).
Như vậy, gáo viên tiểu học phải có các tiết dự giờ.
Đối với giáo viên trường cấp 2, cấp 3:
Tại Điều lệ trường trung học cơ sở (THSC), trường trung học phổ thông (THPT) và trường THPT có nhiều cấp học ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trường trong hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đã không còn quy định về “sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp” như các văn bản trước.
Cụ thể, tại khoản 3 Điều 21, hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên bao gồm:
– Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).
– Kế hoạch bài dạy (giáo án).
– Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
– Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
Ngoài ra, như đã phân tích, các văn bản khác cũng không có quy định về hoạt động dự giờ, thăm lớp.
Như vậy, giáo viên cấp 1 vẫn còn sử dụng sổ dự giờ và thực hiện hoạt động dự giờ. Trong khi đó, không còn quy định về sử dụng sổ dự giờ đối với giáo viên cấp 2, cấp 3.
Quy định số tiết dự giờ của giáo viên:
Các văn bản liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục đều không có quy định về số tiết dự giờ. Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT Ban hành điều lệ trường tiểu học chỉ quy định giáo viên tiểu học phải thực hiện việc dự giờ, thăm lớp tuy nhiên không quy định rõ, mỗi giáo viên phải có định mức bao nhiêu giờ dự giờ.
Như vậy, số tiết dự giờ đối với giáo viên tiểu học tùy thuộc vào từng nhà trường, từng điều kiện dạy học cũng như sự cần thiết của việc dự giờ.
Giáo viên chủ nhiệm được quyền dự giờ lớp do mình chủ nhiệm
Mặc dù hiện nay không có quy định cụ thể về hoạt động dự giờ, tuy nhiên riêng với giáo viên chủ nhiệm, tại điểm a khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường tiểu học và điểm a khoản 2 Điều 29 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học đều quy định: “Giáo viên chủ nhiệm có quyền được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.”
Như vậy, giáo viên chủ nhiệm của cả 3 cấp học đều có quyền được tham gia dự giờ với mà mình làm chủ nhiệm.
5. Vai trò của giáo viên:
– Truyền dạy kiến thức, giáo dục nhân cách học sinh:
Vai trò truyền dạy kiến thức là điều đầu tiên phải nhắc đến về vai trò của giáo viên trong giáo dục. Hiện nay dù có nhiều phương tiện học tập khác nhau từ nhiều nguồn nhưng thật sự không thể nào sánh bằng việc học trực tiếp từ giáo viên. Người dạy học, họ là những người được đào tạo chuyên môn, được hướng dẫn cách truyền đạt kiến thức một cách bài bảng và với tấm lòng nhà giáo thì học sinh có thể dễ dàng tiếp thu được những kiến thức mới.
– Giáo viên là nhà tâm lý học, nhà hoạt động xã hội là một trong những vai trò của người dạy học:
Các em học sinh ngày nay đa số được sinh ra và lớn lên trong môi trường hiện đại và rất phát triển so với thế hệ trước. Chúng có nhiều sự lựa chọn hơn, nhiều nhu cầu hơn,… và cũng có nhiều vướng mắc trong sự phát triển tâm lý hơn. Thay vì chỉ là người giáo viên dạy học kiến thức, dạy cách sống thì vai trò của giáo viên còn được ghi nhận là “người bạn” của học sinh. Nếu có bất kỳ sự cố gì xảy ra, với trách nhiệm người dạy học, họ phải là người đầu tiên tiếp cận với vấn đề và là người bạn để các em học sinh có thể tâm sự, chia sẻ để giúp đỡ học sinh của mình.
– Có vai trò là người cố vấn:
Trong bất kỳ tình huống nào kể cả trong học tập, học sinh luôn cần có giáo viên là người cố vấn, người chỉ đường để định hướng giúp các em hoàn thành được mục tiêu của mình đặt ra. Họ sẽ giúp các em cách tư duy trong học tập, phương pháp học tập hiệu quả để có thể đạt được thành tích tốt nhất. Họ còn đưa ra những nhận xét khách quan để các em rút kinh nghiệm trong học tập và cả trong cuộc sống. Vai trò người cố vấn của giáo viên còn thể hiện ở chỗ sẽ là người khơi gợi lên những ý tưởng, những phương pháp để học sinh của mình tăng khả năng tư duy, giúp các học sinh trở nên năng động, sáng tạo hơn.
– Người dạy học còn là một nhà khoa học
Trước đây vai trò người dạy học theo truyền thống thường không quá phức tạp, giáo viên hoàn thành bài dạy của mình một cách rập khuôn theo giáo án sẵn có trong một thời gian dài và ít có sự cải tiến. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ trong giáo dục thì việc dạy học đòi hỏi phải trực quan, sinh động và mới mẻ hơn nhiều để học sinh có thể dễ dàng tiếp thu và đạt hiệu quả học tập cao hơn. Với những tài liệu học tập sẵn có, thầy cô giáo phải sử dụng và ứng dụng thành thạo những công nghệ tiên tiến vào quá trình dạy học. Một phần là giúp học sinh có thể dễ hiểu hơn những kiến thức khô khan từ sách vở, một phần rèn luyện cho giáo viên những kỹ năng cần thiết, vừa tạo cho bản thân giáo viên động lực nghiên cứu, vừa giúp học sinh phát triển sự tư duy
Như vậy, người dạy học cần phải năng động và sáng tạo nhiều hơn, giáo viên phải là người hướng dẫn, là người định hướng trong từng tiết học, từng môn học, định hướng cho học sinh những hướng đi đúng đắn, tạo cho học sinh một môi trường học tập thân thiện và hiệu quả và tất nhiên không làm thay cho học sinh. Chính vì vậy mà vai trò của người dạy học càng thêm phần khó khăn, họ phải là luôn tự hoàn thiện bản thân để luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho học sinh, đưa học sinh đi từ những ý nghĩ chưa đúng đến những điều đúng đắn.