Khi Đoàn kiểm tra trình dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra thì Đảng ủy sẽ tiến hành mở cuộc họp xem xét thông qua báo cáo của đoàn kiểm tra và sẽ lập biên bản để xác nhận việc thông qua dự thảo kết quả báo cáo. Vậy biên bản cuộc họp xem xét thông qua báo cáo của đoàn kiểm tra như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Biên bản cuộc họp xem xét thông qua báo cáo của đoàn kiểm tra là gì?
Biên bản cuộc họp xem xét thông qua báo cáo của đoàn kiểm tra là mẫu biên bản được lập tại cuộc họp bàn về việc xem xét thông qua báo cáo của đoàn kiểm tra. Mẫu biên bản cuộc họp nêu rõ thông tin thời gian địa điểm diễn ra cuộc họp, chủ trì, thư ký cuộc họp, nội dung cuộc họp..
Biên bản cuộc họp xem xét thông qua báo cáo của đoàn kiểm tra là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép lại nội dung cuộc họp xem xét thông qua báo cáo của đoàn kiểm tra mới nhất. Biên bản cuộc họp xem xét thông qua báo cáo của đoàn kiểm tra phải được công khai và thông qua tại cuộc họp của Đảng ủy và có sự xác nhận của chủ trì, thư ký cuộc họp.
2. Mẫu biên bản cuộc họp xem xét thông qua báo cáo của đoàn kiểm tra:
ĐẢNG ỦY ….
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
………., ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN
Cuộc họp xem xét thông qua báo cáo của Đoàn Kiểm tra (Giám sát)
Vào hồi … giờ …, ngày …, tại …….. đã tiến hành họp.
– Thành phần: …/… đồng chí.
– Chủ trì: Đồng chí …….
– Thư ký: Đồng chí …….
NỘI DUNG:
Xem xét thông qua dự thảo báo cáo,
1. Đồng chí ………. – …….. thay mặt Đoàn kiểm tra (hoặc giám sát) thông qua dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra (hoặc giám sát) đối với
2. … đã thảo luận, thống nhất kết luận như Trưởng đoàn đã chuẩn bị.
3. …… đã đề nghị Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh sớm Báo cáo kết quả kiểm tra (hoặc giám sát) và thông báo kết luận (hoặc thông báo kết quả giám sát) của Đoàn kiểm tra để gửi cho cơ sở và lưu hồ sơ.
Cuộc họp kết thúc vào lúc …… giờ ……… phút cùng ngày, biên bản đã được thông qua tại Hội nghị.
THƯ KÝ
CHỦ TRÌ
3. Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp xem xét thông qua báo cáo của đoàn kiểm tra:
Biên bản cuộc họp xem xét thông qua báo cáo của đoàn kiểm tra phải ghi lại địa điểm và thời gian bắt đầu và kết thúc của cuộc họp. Ngoài ra biên bản cuộc họp xem xét thông qua báo cáo của đoàn kiểm tra phải đề cập đến nội dung đã thông qua dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra (hoặc giám sát) và thông báo kết luận (hoặc thông báo kết quả giám sát) của Đoàn kiểm tra để gửi cho cơ sở và lưu hồ sơ.
Cuối biên bản cuộc họp xem xét thông qua báo cáo của đoàn kiểm tra là sự xác nhận của thư ký và chủ trì cuộc họp.
4. Quy định về Ủy ban kiểm tra Trung ương:
4.1. Chức năng của Ủy ban kiểm tra Trung ương:
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và thực hiện các nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao. Đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng của Trung ương.
4.2. Nhiệm vụ của Ủy ban kiểm tra Trung ương:
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương tham mưu và giúp Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Chuẩn bị các vụ việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, các báo cáo, đề án để Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
2. Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương được quy định trong Điều lệ Đảng, Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII và nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hằng năm do Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định.
3. Phối hợp với các ban đảng Trung ương, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng (theo Điều 30 Điều lệ Đảng); giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư lập đoàn giải quyết khiếu nại, kỷ luật đảng và xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch này.
4. Hướng dẫn và kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và các vấn đề liên quan khác cho ủy ban kiểm tra, cơ quan ủy ban kiểm tra, các tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên; tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra.
5. Đề xuất ý kiến đóng góp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo chung của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; tham gia ý kiến các trường hợp do cơ quan chức năng đề nghị khen thưởng.
6. Thẩm định các đề án của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội về những nội dung liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng (là cơ quan chủ trì), Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan giúp Ban Chấp hành Trung ương theo dõi, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của Trung ương.
8. Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong công tác cán bộ theo phân cấp quản lý; hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
9. Tuyên truyền, nghiên cứu, sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
10. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hằng tháng, quý, sáu tháng, 1 năm; sơ kết, tổng kết công tác của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
11. Xây dựng tổ chức, đội ngũ cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ đối với cán bộ, công chức Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
12. Tổ chức việc bảo đảm kinh phí hoạt động hằng năm của Ủy ban, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tổ chức thực hiện theo kế hoạch dự toán được duyệt theo đúng chế độ, chính sách quy định.
13. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
14. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
15. Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện. Tổ chức thi nâng ngạch kiểm tra cho cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
4.3. Quyền hạn của Ủy ban kiểm tra Trung ương:
1. Đề nghị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị trong việc thành lập mới, giải thể, sáp nhập các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Quyết định thành lập các phòng trực thuộc các vụ, đơn vị của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
2. Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, tiếp nhận, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết chế độ hưu trí, nhận xét, đánh giá cán bộ hằng năm hoặc khi có yêu cầu; bổ nhiệm ngạch, xét chuyển ngạch, nâng bậc lương và những công việc khác thuộc công tác cán bộ của Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương theo phân cấp quản lý cán bộ (trừ việc bổ nhiệm, quy hoạch Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương).
3. Kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khi cần thiết.
4. Duyệt kế hoạch công tác hằng năm của các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
4.4. Nguyên tắc hoạt động của đoàn kiểm tra, giám sát:
+ Đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, dưới sự điều hành của trưởng đoàn.
Trưởng đoàn chịu trách nhiệm trước Ủy ban về hoạt động của đoàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thành viên trong đoàn chịu trách nhiệm trước trưởng đoàn và thành viên Ủy ban phụ trách đoàn (nếu trưởng đoàn là cán bộ cấp vụ).
+ Hoạt động của đoàn kiểm tra, giám sát phải tuân theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của Ủy ban, Thường trực Ủy ban; tôn trọng các quy định của địa phương, đơn vị nơi kiểm tra, giám sát; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, thận trọng, chặt chẽ, kịp thời; không gây cản trở hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên được kiểm tra, giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan.
+ Quá trình kiểm tra, giám sát, phải xem xét, đánh giá sự việc đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục; lắng nghe, tôn trọng ý kiến giải trình của đối tượng kiểm tra, giám sát; hướng dẫn, thuyết phục để đối tượng kiểm tra, giám sát hiểu và chấp hành nghiêm túc quyết định, kế hoạch kiểm tra, giám sát và công tác của đoàn kiểm tra, giám sát.
+ Khi đoàn làm việc với đối tượng kiểm tra, giám sát hoặc với tổ chức, cá nhân có liên quan phải có từ hai thành viên trong đoàn trở lên và ghi