Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính được áp dụng đối với các chủ thể vi phạm hành chính để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ ra khỏi cộng đồng. Vậy, Mẫu biên bản cuộc họp thi hành QĐ áp dụng biện pháp GD tại cấp xã có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản cuộc họp thi hành QĐ áp dụng biện pháp GD tại cấp xã là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản cuộc họp thi hành QĐ áp dụng biện pháp GD tại cấp xã:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản cuộc họp thi hành QĐ áp dụng biện pháp GD tại cấp xã:
- 4 4. Quy định pháp luật về áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
1. Biên bản cuộc họp thi hành QĐ áp dụng biện pháp GD tại cấp xã là gì?
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng nhất định để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.
Biên bản cuộc họp thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã là văn bản được lập ra khi các chủ thể có thẩm quyền tiến hành xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường đối với các cá nhân vi phạm hành chính. Biên bản ghi lại hoạt động trong cuộc họp thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục của các chủ thể.
Biên bản cuộc họp thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được dùng để ghi nhận lại hoạt động trong phiên họp thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Trong biên bản thể hiện các thông tin như về chủ thể bị xem xét áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; thành phần tham dự phiên họp; ý kiến của các thành phần tham dự phiên họp. Biên bản là văn bản pháp lý, là cơ sở để giải quyết những phát sinh sau này.
2. Mẫu biên bản cuộc họp thi hành QĐ áp dụng biện pháp GD tại cấp xã:
(2) ……
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN CUỘC HỌP
Về việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã
Hôm nay, hồi …… giờ ….. phút, ngày ………….. tháng ……….. năm …..
Tại: ……
Dưới sự chủ trì của ông/bà: …… đại diện(2) ……………………..
Tiến hành họp đơn vị dân cư cơ sở(1) ………..
để thi hành Quyết định số /QĐ-UB ngày …/…/… của Chủ tịch UBND(1) …………… về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã đối với:
Họ và tên: …… nam/nữ;
Tên gọi khác: …..
Sinh ngày …../……/…….; tại ……….
Nơi cư trú: ……….
Nguyên quán: …..
Số CMND ………..; ngày cấp: ………………; nơi cấp: …………………..
Dân tộc: …..; tôn giáo: …………………..; trình độ văn hóa: …………….
Nghề nghiệp (hoặc nơi làm việc): …..
Thành phần tham dự cuộc họp
1. Đại diện(4) …………………………….. hộ gia đình thuộc đơn vị dân cư cơ sở (1) ……….
2. Ông/bà: …… đại diện(2) ………………………………………………..
3. Ông/bà: …… đại diện MTTQ(1) ……..
4. Ông/bà: …… đại diện Ban Tư pháp(1) ……..
5. Ông/bà: ……đại diện Công an(1) …….
6. Ông/bà: ……đại diện gia đình người được đề nghị giáo dục.
7. ………..đại diện(3) ……….
8. Ông/bà: …… Thư ký cuộc họp.
Nội dung cuộc họp
1. Ông/bà: ………., đại diện(2) ………. đọc Quyết định của Chủ tịch UBND(1) ………. về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã đối với người có lý lịch nêu trên.
2. Người được giáo dục đọc
3. Ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp:
………
4. Ý kiến của người được giao trách nhiệm trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục.
……..
5. Phát biểu của người được giáo dục
…….
6. Đại diện tổ chức được giao quản lý, giáo dục người được giáo dục nêu rõ những trách nhiệm và quyền lợi của người được giáo dục và kết luận cuộc họp.
……….
Cuộc họp kết thúc vào hồi ….. giờ ….. phút, ngày …/…/…. Biên bản cuộc họp đã được đọc lại cho mọi người có mặt nghe và không có ý kiến gì khác.
CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)
THƯ KÝ CUỘC HỌP
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản cuộc họp thi hành QĐ áp dụng biện pháp GD tại cấp xã:
Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm trường học là văn bản hành chính vì thế các cá nhân khi viết phải trình bày khoa học, rõ ràng, có nội dung quốc hiệu và tiêu ngữ đầy đủ.
(1) Bạn điền xã, phường, thị trấn;
(2) Cơ quan, tổ chức được phân công quản lý, giáo dục.
(3) Đại diện dòng họ hoặc những người láng giềng … của người được áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã.
(4) Ghi tổng số hộ gia đình trong đơn vị dân cư cơ sở tham gia cuộc họp.
Biên bản này phải lưu vào hồ sơ do Công an xã, phường, thị trấn để quản lý.
4. Quy định pháp luật về áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
Về đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 4)
“1. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này để giám sát, quản lý, giáo dục họ tại nơi cư trú, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, khắc phục các nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật.
2. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 90
a) Đối tượng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự, thì thời hiệu là 01 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
b) Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
c) Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong thời hạn 06 tháng đã hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà lại tiếp tục thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên đến lần thứ ba nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị lập
d) Đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, thì thời hiệu là 03 tháng, kể từ ngày đối tượng có hành vi sử dụng ma túy bị phát hiện;
Người nghiện ma túy đang tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy thì cũng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng này được tiến hành đồng thời với việc cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
đ) Đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trong thời hạn 06 tháng đã hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội mà lại tiếp tục thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên đến lần thứ ba nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị lập
3. Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nước ngoài.”
Trình tự, thủ tục xem xét, áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
– Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
– Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
– Xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
– Xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
– Cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
– Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
– Ra quyết định quản lý tại gia đình và quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Trong đó cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được tiến hành như sau:
– Đại diện Công an cấp xã nêu vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, kết quả xác minh, chứng cứ thu thập được, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, biện pháp hòa giải, các biện pháp giúp đỡ, giáo dục đã áp dụng đối với người đó (nếu có); công chức tư pháp – hộ tịch trình bày kết quả kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ;
– Người bị đề nghị giáo dục trình bày lý do vi phạm pháp luật, nhận thức của mình về hành vi vi phạm và kế hoạch sửa chữa khuyết điểm; đưa ra các chứng cứ có liên quan; trường hợp họ vắng mặt thì ý kiến của họ phải được đọc tại cuộc họp.
– Cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày về nhân thân, hoàn cảnh gia đình, lý do vi phạm, trách nhiệm quản lý, giáo dục người chưa thành niên tại gia đình;
– Người bị hại (nếu có) phát biểu ý kiến về thiệt hại của mình;
– Công chức văn hóa – xã hội hoặc cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em (nếu có); đại diện nhà trường (nếu có) phát biểu ý kiến về nhân thân của người bị đề nghị giáo dục, hoàn cảnh gia đình, đề xuất biện pháp giáo dục, hỗ trợ phù hợp;
– Các thành viên thảo luận về sự cần thiết áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn; nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của đối tượng; các hình thức, biện pháp giáo dục; thời gian áp dụng biện pháp; lựa chọn cơ quan, tổ chức phù hợp để giao trách nhiệm quản lý, giáo dục đối tượng; khả năng áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, các hình thức giáo dục, hỗ trợ đối với đối tượng là người chưa thành niên quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; hình thức cai nghiện đối với người nghiện ma túy trong trường hợp họ không tự nguyện lựa chọn và cam kết theo quy định tại Điểm g Khoản này;
– Tùy vào thực tiễn của địa phương, người nghiện ma túy phải lựa chọn hình thức cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật. Người nghiện ma túy phải cam kết về việc tự nguyện cai nghiện, điều trị nghiện.