Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;... Khi tiến hành họp công đoàn thì cần lập thành biên bản cuộc họp công đoàn.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản cuộc họp công đoàn là gì?
Mẫu biên bản cuộc họp công đoàn là mẫu biên bản được lập ra khi tiến hành họp công đoàn. Mẫu biên bản nêu rõ các thông tin về cuộc họp công đoàn. Mẫu biên bản cuộc họp công đoàn nêu rõ thông tin về những người tham gia cuộc họp, thời gian, địa điểm họp, nội dung cuộc họp, ý kiến, kết luận của người chủ trì…
Mẫu biên bản cuộc họp công đoàn được dùng để ghi lại toàn bộ nội dung của cuộc họp cũng như những ý kiến thảo luận, đóng góp của các thành viên tham gia nhằm mục tiêu xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
2. Mẫu biên bản cuộc họp công đoàn:
CÔNG ĐOÀN ………………
Số: …../BB-CĐCS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
……….., ngày…tháng….năm…..
BIÊN BẢN CUỘC HỌP CÔNG ĐOÀN
1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự
– Thời gian bắt đầu: ……….. .(1)
– Địa điểm: …………..(2)
– Thành phần tham dự: ……….(3)
Số lượng ……… người/Tổng số ……… người.
Vắng: số lượng ……….. người.
Tên người vắng ………….. lí do …………(4)
– Chủ trì: …….(5)
– Thư ký (người ghi biên bản): ……..(6)
2. Nội dung (theo diễn biến cuộc họp/ hội nghị có thể gồm các phần sau): (7)
1. Sinh hoạt văn bản
Đ/c ……………..sinh hoạt các văn bản chỉ đạo, chế độ chính sách mới ban hành gồm (liệt kê tên các văn bản)…
2. Sơ kết tháng qua và phương hướng tháng tới
Đ/c…………….. thông qua báo cáo tháng ……….., chương trình hoạt động tháng …….. (đính kèm)…..
3. Thảo luận
3.1. Đ/c…………….. gợi ý thảo luận gồm các nội dung sau: (ghi tóm tắt)….
3.2. Đ/c ………. (ghi tóm tắt ý kiến phát biểu)…
3.3. Đ/c …………..
4. Kết luận của người chủ trì
Đ/c ……. Kết luận về nội dung thảo luận:(Tóm tắt nội dung kết luận) …………………
5. Thông qua dự thảo Nghị quyết Hội nghị (nếu là Hội nghị)
Đ/c…………….. thông qua dự thảo Nghị quyết hội nghị (đính kèm)
Hội nghị biểu quyết nhất trí …………./……… (tỉ lệ ………%)
Cuộc họp/ Hội nghị kết thúc vào ……….. giờ ……….., ngày ……….. tháng …….. năm ……/.
Thư ký
(Chữ ký, đóng dấu nếu có)
Họ và tên
Chủ trì
(Chữ ký)
Họ và tên
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền thời gian bắt đầu họp
(2): Điền địa điểm họp
(3): Điền thành phần tham dự
(4): Điền tên người vắng, lý do ( nếu có)
(5): Điền tên người chủ trì
(6): Điền tên thư ký
(7): Điền nội dung cuộc họp
4. Quy định về thi hành Điều lệ công Đoàn:
* Đại hội công đoàn các cấp được quy định như sau:
Theo Điều 8 Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam số 03/2020/HD- TLĐ quy định
* Thứ nhất, đối với công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận và tổ công đoàn
– Nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở theo nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý, chỉ đạo.
– Đối với công đoàn cơ sở mới thành lập, thời gian kết thúc nhiệm kỳ theo thời gian của của công đoàn cấp trên trực tiếp. Trường hợp khi công đoàn cơ sở được thành lập mà thời gian kết thúc nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên trực tiếp còn dưới 18 tháng thì nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở thực hiện theo nhiệm kỳ kế tiếp của công đoàn cấp trên trực tiếp.
– Công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có) tổ chức đại hội theo nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở; tổ công đoàn (nếu có) tổ chức hội nghị toàn thể đoàn viên để thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đại hội của công đoàn cơ sở và bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn. Trường hợp khuyết tổ trưởng, tổ phó công đoàn, ban chấp hành công đoàn cơ sở chỉ đạo tổ công đoàn tổ chức hội nghị toàn thể để bầu bổ sung.
* Công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp dưới trong các trường hợp sau:
– Công đoàn cấp trên kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ đại hội để phù hợp tiến độ đại hội công đoàn các cấp theo kế hoạch đại hội Công đoàn Việt Nam.
– Công đoàn cấp trên mới thành lập, sáp nhập, hợp nhất, sắp đến kỳ đại hội lần thứ nhất mà công đoàn cấp dưới đã đủ nhiệm kỳ đại hội 5 năm.
– Công đoàn cấp dưới mới thành lập, sáp nhập, hợp nhất, tổ chức đại hội lần thứ nhất chưa đủ nhiệm kỳ 5 năm.
– Công đoàn cấp dưới tổ chức đại hội sau thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam, chưa đủ nhiệm kỳ 5 năm.
* Thứ hai về cách tính thứ tự kỳ đại hội công đoàn các cấp
– Đối với tổ chức công đoàn đại hội sau khi chia tách, được kế thừa nhiệm kỳ trước khi chia tách.
– Đối với tổ chức công đoàn đại hội sau khi sáp nhập, hợp nhất, nếu giữ nguyên tên gọi của tổ chức công đoàn nào thì tiếp tục kế thừa nhiệm kỳ trước của tổ chức công đoàn đó, nếu có tên gọi mới thì đại hội sau khi sáp nhập, hợp nhất, được tính là nhiệm kỳ thứ nhất.
– Đối với công đoàn cơ sở do có sự thay đổi về mô hình tổ chức được nâng cấp thành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hạ cấp thành công đoàn cơ sở thì đại hội sau khi nâng cấp, hạ cấp được kế thừa nhiệm kỳ trước khi nâng cấp, hạ cấp.
* Thứ ba, về đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên
– Đối tượng tổ chức đại hội đại biểu
+ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên.
+ Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có từ 200 đoàn viên trở lên.
+ Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có dưới 200 đoàn viên nhưng hoạt động phân tán, lưu động, khó khăn trong việc tổ chức đại hội toàn thể thì có thể tổ chức đại hội đại biểu khi được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý.
– Đối tượng tổ chức đại hội toàn thể đoàn viên
+ Công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận có dưới 200 đoàn viên.
+ Trường hợp có từ 200 đoàn viên trở lên, việc tổ chức đại hội toàn thể đoàn viên do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định hoặc khi có quá một phần hai (1/2) đoàn viên đồng ý đại hội toàn thể.
+ Trường hợp cần thiết, công đoàn cấp trên trực tiếp có quyền chỉ định công đoàn cơ sở tổ chức đại hội toàn thể đoàn viên.
– Đại hội, hội nghị trực tuyến
+ Những công đoàn cơ sở hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố, nếu chuẩn bị tốt các điều kiện về công nghệ thông tin và nhân lực điều hành, phục vụ, có thể tổ chức đại hội, hội nghị công đoàn trực tuyến, khi được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp.
+ Việc tổ chức đại hội, hội nghị công đoàn trực tuyến phải đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc của tổ chức công đoàn; khuyến khích các công đoàn cơ sở có đông đoàn viên tổ chức đại hội toàn thể đoàn viên, khi được tiến hành theo hình thức đại hội trực tuyến.
+ Việc bầu cử ở đại hội, hội nghị trực tuyến thực hiện theo Mục 8 của Hướng dẫn này.
* Thứ tư, về số lượng đại biểu chính thức dự đại hội
– Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn các cấp do ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập quyết định căn cứ vào số lượng đoàn viên, số lượng công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và điều kiện cụ thể của đơn vị, như sau:
+ Đại hội đại biểu công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được triệu tập không quá 150 đại biểu; công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có từ 5.000 đoàn viên trở lên không quá 200 đại biểu (trừ công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được phép tổ chức đại hội toàn thể theo quy định tại điểm b, mục 6.4 của Hướng dẫn này).
+ Đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 200 đại biểu. Nơi có trên 80.000 đoàn viên hoặc quản lý trực tiếp trên 300 công đoàn cơ sở, có thể tăng thêm nhưng không quá 300 đại biểu.
+ Đại hội công đoàn tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương
– Có dưới 80.000 đoàn viên: Không quá 250 đại biểu.
– Có từ 80.000 đoàn viên đến dưới 100.000 đoàn viên: Không quá 300 đại biểu.
– Có từ 100.000 đoàn viên đến 300.000 đoàn viên: Không quá 400 đại biểu.
– Trên 300.000 đoàn viên: Không quá 500 đại biểu.
+ Đại hội công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: Không quá 300 đại biểu.
+ Số lượng đại biểu triệu tập dự Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.
+ Không triệu tập số lượng đại biểu chính thức thấp hơn một phần hai (1/2) số lượng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, mục 6.5 của Hướng dẫn này. Trường hợp cần tăng số lượng đại biểu chính thức vượt quá quy định tại Hướng dẫn này thì phải được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý, nhưng không được vượt quá 10%.
* Thứ năm về điều kiện, tiêu chuẩn đại biểu chính thức dự đại hội
– Phải là đoàn viên công đoàn, đang tham gia sinh hoạt trong tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam.
– Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm trong nhiệm kỳ có tham dự trên 50% số kỳ họp, kể từ khi được bầu vào ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
– Người không bị bác tư cách đại biểu theo quy định tại khoản 4, Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
– Người được giới thiệu để bầu cử hoặc chỉ định là đại biểu chính thức dự đại hội, hội nghị đại biểu công đoàn cấp trên, phải có thêm các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
+ Có điều kiện, khả năng tham gia xây dựng nghị quyết đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên và truyền đạt, triển khai thực hiện nghị quyết đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên ở công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
+ Được chỉ định hoặc được đại hội, hội nghị công đoàn cấp dưới bầu theo đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
– Một số trường hợp thay đổi đại biểu:
+ Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức do ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội, hội nghị quyết định khi có đề nghị của công đoàn cấp dưới.
+ Trường hợp đã bầu đại biểu, nhưng có quyết định chia tách công đoàn cấp đó thành một số công đoàn mới, thì công đoàn cấp triệu tập đại hội có thể quyết định cho bầu bổ sung đại biểu ở công đoàn mới chia tách chưa có đại biểu (nếu số lượng đại biểu chưa đạt mức tối đa theo quy định).
+ Trường hợp đã bầu đại biểu, nhưng do yêu cầu chia, tách, công đoàn đó được về trực thuộc công đoàn cấp trên mới, nếu công đoàn cấp trên mới chưa tiến hành đại hội thì có trách nhiệm triệu tập số đại biểu của công đoàn mới chuyển về và được tăng đại biểu triệu tập so với kế hoạch.
+ Trường hợp đã bầu đại biểu, nhưng có quyết định giải thể công đoàn cấp đó, thì các đại biểu được bầu không còn là đại biểu chính thức đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
+ Các trường hợp thay đổi đại biểu chính thức dự đại hội, hội nghị phải được thể hiện trong báo cáo của ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội.
* Thứ sáu về trình tự nội dung chính của đại hội công đoàn các cấp được tiến hành theo quy trình sau:
– Chào cờ (Quốc ca và Bài hát truyền thống của Công đoàn Việt Nam)
– Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu.
– Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu,
– Thông qua chương trình, quy chế làm việc của đại hội.
– Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.
– Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng nhiệm kỳ tới.
– Thảo luận các văn kiện của đại hội.
– Phát biểu của đại diện công đoàn cấp trên, cấp ủy đảng, chính quyền, chuyên môn.
– Tổ chức bầu cử theo quy định.
– Thông qua nghị quyết đại hội.
– Chào cờ.