Khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra quyết định về việc thanh tra (kiểm tra) thì cần lập mẫu biên bản công bố quyết định thanh tra (kiểm tra). Vậy, biên bản công bố quyết định thanh tra (kiểm tra) có nội dung như thế nào và được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản công bố quyết định thanh tra (kiểm tra) là gì?
Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế là phương tiện quan trọng của Nhà nước để phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm nảy sinh trong hoạt động quản lý thuế. Không những thế, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế còn là công cụ để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Biên bản công bố quyết định thanh tra là văn bản ghi nhận sự kiện, nội dung buổi công bố Quyết định thanh tra do Đoàn thanh tra thực hiện và được các cá nhân, tổ chức khác liên quan xác nhận. Mẫu biên bản công bố quyết định thanh tra (kiểm tra) được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò quan trọng đối với hoạt động quản ký thuế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Biên bản công bố quyết định thanh tra (kiểm tra) là mẫu biên bản được cơ quan thanh tra thuế lập ra nhằm mục đích để đưa ra công bố về quyết định thanh tra hoặc kiểm tra thuế đối với cá nhân tham gia nộp thuế, đảm bảo thực hiện đầy đủ những điều, quy định mà hai bên đã đồng ý. Mẫu nêu rõ căn cứ pháp lý, thông tin người nộp thuế, nội dung công bố quyết định kiểm tra.
2. Mẫu biên bản công bố quyết định thanh tra (kiểm tra):
Hiện nay, Mẫu số 05/KTTT: Mẫu biên bản công bố quyết định thanh tra (kiểm tra) ban hành kèm theo
Mẫu số 08/TXNK
TÊN CƠ QUAN BAN HÀNH
QUYẾT ĐỊNH KIỂM TRA
ĐOÀN KIỂM TRA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN
Công bố Quyết định kiểm tra
Căn cứ Quyết định số… ngày… của ……..(1) về việc kiểm tra tại trụ sở …….(2) mã số thuế ………, địa chỉ ……;
Hôm nay, hồi …giờ… ngày… tháng… năm… tại …….
Chúng tôi gồm:
1. Đoàn kiểm tra thuế
– Ông (bà) … – Chức vụ … Trưởng đoàn;
– Ông (bà)… – Chức vụ … Thành viên;
– Ông (bà) … – Chức vụ … Thành viên;
– …..
2. Người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế)
Ông (bà): … CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: …
Chức vụ: … Đại diện cho …
Ông (bà): … CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:…………..
Chức vụ: …
Người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp người nộp thuế) đã được nghe Đoàn kiểm tra công bố nội dung Quyết định số… ngày… của …………..(1) về việc kiểm tra tại trụ sở ………………. (2)
Sau khi đọc lại biên bản, các bên đã nhất trí thông qua và cùng ký xác nhận dưới đây.
Trường hợp có ý kiến bổ sung khác: ………………(3)
Biên bản này gồm có … trang, được lập thành … bản, có giá trị pháp lý như nhau, đã giao cho đại diện người nộp thuế 01 (một) bản./.
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Ký tên, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)
ĐẠI DIỆN ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản công bố quyết định thanh tra (kiểm tra):
Mẫu 08/TXNK: Biên bản công bố Quyết định kiểm tra được ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
(1) Cục trưởng Cục Hải quan/Chi cục trưởng Chi cục Hải quan…
(2) Tên người nộp thuế.
(3) Người có ý kiến khác phải tự ghi ý kiến của mình vào biên bản, nêu rõ lý do, ký và ghi rõ họ tên.
4. Một số quy định về thanh tra, kiểm tra thuế:
4.1. Thanh tra thuế là gì? Kiểm tra thuế là gì?
Hoạt động cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, thanh tra thuế trên thực tế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội.
Theo pháp luật quản lý Thuế ta có thể hiểu kiểm tra, thanh tra thuế có nội dung cụ thể sau đây:
– Theo quy định của pháp luật quản lý Thuế ta hiểu việc kiểm tra thuế là công việc thường xuyên, mang tính nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế và hoạt động kiểm tra thuế sẽ được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan quản lý thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.
Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế, chỉ thực hiện khi họ không tự giác sửa đổi, bổ sung những nội dung sai sót mà cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu.
Nội dung của quá trình kiểm tra thuế là kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thuế của người nộp thuế trong việc kê khai thuế.
– Theo quy định của pháp luật quản lý Thuế ta hiểu việc thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức cao hơn và hoàn thiện hơn. Thanh tra thuế được thực hiện định kì đối với các đối tượng nộp thuế lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn hoặc với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra thuế để giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng bộ Tài chính.
4.2. Đặc điểm của pháp luật về kiểm tra, thanh tra thuế:
Hoạt động thanh tra thuế, kiểm tra thuế có những đặc điểm cơ bản, cụ thể sau đây:
– Ngày nay, hệ thống pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế chủ yếu quy định về quy trình, quy phạm liên quan đến chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực thuế
– Pháp luật kiểm tra, thanh tra thuế cũng là một phần quan trọng của pháp luật thanh tra nên nó được quy định trong Luật thanh tra. Tuy nhiên, vì chuyên ngành của nó là thuế nên nó được uy định chủ yếu trong Luật quản lý thuế và các văn bản pháp luật có liên quan.
– Trên thực tế, ngoài các chức năng, vai trò được quy định trong pháp luật thanh tra nói chung thì pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế còn được áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời. Đây là đặc thù quan trọng và có ý nghĩa rất to lớn đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.