Chứng nhận là Văn bản của cơ quan nhà nước, công nhận hành vi hợp pháp của cá nhân hay của tập thể hay công nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân hay một tổ chức kinh tế - xã hội,.... Khi chứng nhận thì phải lập thành biên bản ghi chép lại việc chứng nhận đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản chứng nhận là gì?
Mẫu biên bản chứng nhận là biên bản ghi lại nội dung việc chứng nhận để làm cơ sử tài liệu hay chứng cứ chứng minh trong một sô trường hợp cần thiết
Mẫu biên bản chứng nhận là mẫu đơn để ghi chép lại Văn bản của cơ quan nhà nước, công nhận hành vi hợp pháp của cá nhân hay của tập thể hay công nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân hay một tổ chức kinh tế – xã hội; chứng nhận cho một phương tiện hay một sản phẩm; công nhận tư cách pháp nhân, hoạt động trao đổi hợp pháp giữa các cá nhân và các tổ chức kinh tế – xã hội với nhau.
2. Mẫu biên bản chứng nhận:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN CHỨNG NHẬN
Căn cứ Luật quản lý thuế năm 2019;
Hôm nay, hồi …… giờ …. ngày …. tháng ….. năm ……….. Tại …………………………
Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà): …………. Chức vụ: ………………………. Đơn vị: ………………….
2. Ông (bà): …………. Chức vụ: ………………………. Đơn vị: ………………….
Với sự chứng kiến của:
a) Ông (bà): ………………. Năm sinh: ……………….. Quốc tịch: …………………
Địa chỉ: …………….
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: …………
Giấy CMND hoặc hộ chiếu số: …………….. Ngày cấp: …………….. Nơi cấp: ………
b) Ông (bà): ………………………. Năm sinh: ………………………… Quốc tịch: ……….
Địa chỉ: …………….
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ……….
Giấy CMND hoặc hộ chiếu số: ……………. Ngày cấp: …………….. Nơi cấp: ………
Chứng nhận rằng:[2] ………….
Biên bản kết thúc vào hồi …….. giờ ……… ngày …. tháng ……. năm ……………….
Biên bản được lập thành ……….. bản; mỗi bản gồm …………. trang; có nội dung và giá trị như nhau; đã giao cho ……………………………… 01 bản. Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng ký vào biên bản.
Ý kiến bổ sung khác (nếu có):[3] ……………..
NGƯỜI CHỨNG NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm biên bản:
– Ghi tên theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính;
– Ghi nội dung sự việc cần chứng nhận;
– Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
4. Các thông tin liên quan:
Trên thực tế thì có rất nhiều loại chứng nhận như công nhận hành vi hợp pháp của cá nhân hay của tập thể hay công nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân hay một tổ chức kinh tế – xã hội; chứng nhận cho một phương tiện hay một sản phẩm; công nhận tư cách pháp nhân, hoạt động trao đổi hợp pháp giữa các cá nhân và các tổ chức kinh tế – xã hội với nhau, dưới đây chúng tôi xin nêu về một số quy định về chứng nhận trong một lĩnh vực cụ thể đó là chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Theo Điều 3
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng như sau:
+ Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường
+ Trang 2 in chữ màu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận
+ Trang 3 in chữ màu đen gồm mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”
+ Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch
+Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận.
– Các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Theo khoản 1 Điều 99
+ Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này; Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành; Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
+ Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
+ Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất; Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có; Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
– Các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Theo Điều 19
+ Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
+ Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
+ Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
+ Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
+ Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.
Căn cứ vào những điều phân tích như trên thì có thể thấy việc chứng nhận phải dựa trên quy định của pháp luật, trong các lĩnh vực cụ thể theo quy định hiện hành, căn cứ vào đó để có thể làm các giấy tờ về việc chứng nhận, chứng nhận phải được lập thành biên bản để ghi chép lại việc chứng nhận đó.Trên đây là bài viết của chúng tôi về biên bản chứng nhận, cách hướng dể làm biên bản và các thông tin liên quan khác.