Vật tư xây dựng là nói đến bất kỳ các loại vật liệu được sử dụng cho mục đích trong xây dựng. Khi các bên tham gia hợp đồng mua bán vật tư xây dựng tiến hành bàn giao vật tư tại công trình thì phải lập biên bản. Vậy biên bản bàn giao vật tư tại công trình là gì?
Mục lục bài viết
1. Biên bản bàn giao vật tư tại công trình là gì?
Biên bản bàn giao vật tư tại công trình là mẫu biên bản do hai bên tham gia
Biên bản bàn giao vật tư tại công trình là văn bản chứa đựng những thông tin về các bên tham gia hợp đồng mua bán vật tư xây dựng có, thông tin về vật tư xây dựng, nội dung về hoạt động bàn giao,…Biên bản bàn giao vật tư tại công trình phải được công khai, minh bạch và có sự thông qua của cá bên tham gia tiến hành bàn giao vật tư tại công trình.
2. Mẫu biên bản bàn giao vật tư tại công trình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
—————
Địa danh, ngày….tháng…. năm.
BIÊN BẢN BÀN GIAO VẬT TƯ CÔNG TRÌNH
( V/v bàn giao vật tư tại công trình…)
Căn cứ vào Hợp đồng mua bán số:…/HĐMB-…. .. ;
Căn cứ….;
Chúng tôi gồm:
Bên bàn giao: ( Bên A)
Đại diện bên giao Ông / Bà: ………Chức vụ:…
Công ty:….
Địa chỉ:…
Số điện thoại liên hệ:…
Bên nhận bàn giao: ( Bên B)
Đại diện bên giao Ông / Bà: …Chức vụ: Chủ đầu tư
Công ty:…
Địa chỉ:……
Số điện thoại liên hệ:…..
Hôm nay, ngày…. Tháng….. năm…… Bên A tiến hành bàn giao vật tư….. cho bên B tại công trình…
Thông tin các loại vật tư bàn giao:
Lý do bàn giao
Ngày …/…./…. Bên A và Bên B có thiết lập Hợp đồng mua bán vật tư số:…/HĐMB-….. Như đã thỏa thuận Bên A có trách nhiệm giao đầy đủ số vật tư cho bên B tại Công trình…. vào ngày…./…./….
Hôm nay, đúng thời gian như các bên đã thống nhất, hai bên đều có mặt thực hiện bàn giao, nhận vật tư.
Giá trị vật tư:
Tổng giá trị vật tư đã được liệt kê nêu trên là:……… VNĐ ( Số tiền bằng chữ:….VNĐ)
Hình thức thanh toán:
Bên B tiến hành thanh toán cho bên A bằng hình thức giao tiền mặt:… tại …
Bên A nhận đủ số tiền là:…… VNĐ ( Số tiền bằng chữ:…….)
Biên bản được lập thành 02 bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên có trách nhiệm giữ một bản.
Các bên tiến hành xác nhận các nội dung trên cùng đi đến thống nhất và ký xác nhận dưới đây.
Bên bàn giao
( Ký và ghi rõ họ tên)
Bên nhận bàn giao
( Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết biên bản bàn giao vật tư tại công trình:
Biên bản bàn giao vật tư tại công trình phải cung cấp được các nội dung cần thiết như: những thông tin về các bên tham gia hợp đồng mua bán vật tư xây dựng có, thông tin về vật tư xây dựng, nội dung về hoạt động bàn giao,.. Các bên cần đảm bảo những nội dung, thông tin mà các bên cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật. Cuối biên bản bàn giao vật tư xây dựng thì các bên tham gia tiến hành bàn giao vật tư tại công trình là ký và ghi rõ họ tên.
4. Một số quy định về quản lý vật liệu xây dựng:
Vật liệu xây dựng là sản phẩm, hàng hóa được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ. Vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường bao gồm: Vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng được sản xuất từ việc sử dụng chất thải làm nguyên liệu hoặc nhiên liệu, vật liệu xây dựng có tính năng tiết kiệm năng lượng vượt trội so với vật liệu cùng chủng loại.
4.1. Quản lý việc xử lý, sử dụng chất thải trong sản xuất vật liệu xây dựng:
+ Đối với các chủ cơ sở phát thải tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, phân bón, hóa chất, luyện kim và các cơ sở công nghiệp khác:
– Phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Có trách nhiệm phân loại, xử lý tro, xỉ, thạch cao đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sử dụng trong công trình xây dựng;
– Trường hợp không đủ khả năng tự phân loại, xử lý tro, xỉ, thạch cao thì phải thuê đơn vị có đủ năng lực để thực hiện việc phân loại, xử lý tro, xỉ, thạch cao đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm vật liệu xây dựng.
+ Đối với các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có xử lý, sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu:
– Hoạt động sản xuất phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Đảm bảo việc sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường.
4.2. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng:
Được quy định tại Điều 10, Nghị định 09/2021/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng như sau:
“1. Chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng phải tuân thủ và phù hợp với các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
2. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng sản xuất trong nước đưa ra thị trường phải đạt tiêu chuẩn đã công bố. Những sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì nhà sản xuất phải có trách nhiệm xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
3. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng nhập khẩu phải công bố tiêu chuẩn áp dụng. Đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng nhập khẩu được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.”
4.3. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng:
– Việc triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.
– Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng thuộc đối tượng phải chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trong quá trình thẩm định để chấp thuận chủ trương đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cụ thể như sau:
+ Lấy ý kiến Bộ Xây dựng đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án nhóm A; dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng mới hoặc sử dụng công nghệ mới dự án đầu tư có công trình cấp đặc biệt, cấp I ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng hoặc được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên;
+ Lấy ý kiến Sở Xây dựng địa phương nơi thực hiện dự án đối với các dự án đầu tư còn lại không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
4.4. Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
+ Đánh giá sự phù hợp về nguồn nguyên liệu sản xuất của dự án so với quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
+ Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án thông qua các chỉ tiêu về tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, tác động môi trường; quy mô đầu tư; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án.
Bộ Xây Dựng phải có trách nhiệm xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách về vật liệu xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền được quy định tại Luật và Nghị định; tổ chức lập, thẩm định và trình phê duyệt chiến lược phát triển vật liệu xây dựng, chương trình, đề án phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, Bộ xây dựng cần phải phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp để có những chính sách để quản lý để thực hiện việc quản lý vật liệu xây dựng.