Trường hợp tài sản cố định được sửa chữa đã hoàn thành thì các bên cần bàn giao tài sản sau khi sửa chữa, vậy mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành là gì, mục đích của mẫu biên bản?
Theo Điều 2
Tài sản cố định được hiểu là là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã được công nhận là tài sản cố định, có giá trị lớn và dùng được vào nhiều chu kì sản xuất.
Tài sản cố định bao gồm các loại:
– Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
– Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
– Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Đã là tài sản và sử dụng vào nhiêu chu kỳ sản xuất thì tài sản theo thời gian sẽ bị hỏng hóc, xuống cấp, hoạt động chậm, kém, do đó, doanh nghiệp sở hữu tài sản cố định sẽ phải thực hiện việc sửa chữa tài sản cố định. Sửa chữa tài sản cố định được hiểu là việc doanh nghiệp sở hữu đưa tài sản cố định cho bên sửa chữa thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại trạng thái hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của tài sản cố định.
Ngoài sửa chữa tài sản cố định do hỏng hóc, doanh nghiệp sở hữu đưa tài sản cố định còn có thể thực hiện việc nâng cấp tài sản cố định. Các hoạt động nâng cấp tài sản cố định bao gồm hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho tài sản cố định nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của tài sản cố định so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của tài sản cố định; đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản cố định so với trước. Tài sản cố định sau khi được nâng cấp sẽ có năng suất hoạt động tốt hơn và mang lại hiệu quả công việc lớn hơn.
Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn là văn bản với các nội dung ghi nhận quá trình bàn giao tài sản cố định sau khi sửa chữa, nội dung bao gồm thông tin tài sản cố định, thông tin các bên tham gia sửa chữa, thông tin những bộ phận cần sửa chữa…
Mục đích của biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành: biên bản này được các bên sử dụng khi tài sản cố định đã sửa chữa xong nhẳm mục đích xác nhận việc bàn giao tài sản cố định sau khi hoàn thành xong việc sửa chữa lớn giữa bên có tài sản sửa chữa và bên thực hiện sửa chữa, đồng thời văn bản này cũng là căn cứ để ghi sổ kế toán và thanh toán chi phí tài sản sửa chữa đó.
2. Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành:
Đơn vị: ……………………… Bộ phận: …………………… | Mẫu số 03 – TSCĐ (Ban hành theo |
BIÊN BẢN BÀN GIAO TSCĐ SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH
Ngày…..tháng…..năm….
Số: ……
Nợ: ……
Có: …….
Căn cứ Quyết định số: (1)……..ngày…..tháng…..năm…… của ……
Chúng tôi gồm: (2)
– Ông /Bà …….. Chức vụ ………. Đại diện …….. đơn vị sửa chữa
– Ông /Bà ……… Chức vụ ……. Đại diện ………. đơn vị có TSCĐ.
Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau: (3)
– Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ …….
– Số hiệu TSCĐ………. Số thẻ TSCĐ: ……..
– Bộ phận quản lý, sử dụng: ……..
– Thời gian sửa chữa từ ngày……tháng……năm….. đến ngày…..tháng…..năm….
Các bộ phận sửa chữa gồm có: (4)
Tên bộ phận sửa chữa | Nội dung (mức độ) công việc sửa chữa | Giá dự toán | Chi phí thực tế | Kết quả kiểm tra |
A | B | 1 | 2 | 3 |
Cộng |
Kết luận: …….(5)..
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Đại diện đơn vị nhận
(Ký, họ tên)
Đại diện đơn vị giao
(Ký, họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
Biên bản cần được đảm bảo chính xác cả về nội dung lẫn hình thức, theo đó, khi soạn thảo biên bản cần lưu ý:
(1) Ghi rõ số căn cứ quyết định;
(2) Ghi rõ tên và chức vụ của bên nhận sửa chữa tài sản cố định và bên có tài sản cố định;
(3) Thông tin về việc sửa chữa tài sản cố định: Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ, Số hiệu TSCĐ, Số thẻ TSCĐ, Bộ phận quản lý, sử dụng, Thời gian sửa chữa từ ngày……tháng……năm….. đến ngày…..tháng…..năm….
(4) Ghi rõ các bộ phận sửa chữa;
(5) Ghi kết luận biên bản.
4. Những quy định pháp luật liên quan đến tài sản cố định:
Theo Điều 30
– Nhằm đảm bảo tài sản được quản lý và sử dụng đúng mục đích, đúng tiến độ thì tài sản cố định, bất động sản đầu tư và chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang phải được theo dõi, quyết toán, quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, trường hợp không sử dụng và quản lý đúng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Kế toán phải có nghĩa vụ theo dõi chi tiết nguồn hình thành tài sản cố định để phân bổ hao mòn một cách phù hợp theo nguyên tắc:
+ Đối với tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thì hao mòn được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh;
+ Đối với tài sản cố định hình thành từ các Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì hao mòn được ghi giảm các quỹ đó.
Điều này đảm bảo nguyên tắc công bằng trong việc phân bổ hao mòn tài sản cố định, việc hao mòn tài sản cố định hình thành từ nguồn vay theo nguyên tắc sẽ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc hao mòn tài sản cố định hình thành từ các quỹ thì sẽ được ghi giảm các quỹ này.
– Nằm trong trách nhiệm của kế toán thì kế toán sẽ phải phân loại tài sản cố định và bất động sản đầu tư dựa theo tiêu chí mục đích sử dụng. Cụ thể có các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp một tài sản được sử dụng cho nhiều mục đích thì kế toán phải thực hiện ước tính giá trị hợp lý của từng bộ phận sử dụng cho từng mục đích để phân loại phù hợp. Ví dụ một tòa nhà hỗn hợp dùng một phần tòa nhà để làm văn phòng làm việc, một phần để cho thuê và một phần để bán thì kế toán phải thực hiện ước tính giá trị hợp lý của từng bộ phận để ghi nhận một cách phù hợp với mục đích sử dụng.
+ Trường hợp hai bộ phận của tài sản có mục đích sử dụng khác nhau, cụ thể như một bộ phận trọng yếu của tài sản được sử dụng cho một mục đích cụ thể nào đó khác với mục đích sử dụng của các bộ phận còn lại thì kế toán căn cứ vào mức độ trọng yếu có thể phân loại toàn bộ tài sản theo bộ phận trọng yếu đó, đây là nguyên tắc ưu tiên tính trọng yếu của tài sản cố định trong việc phân loại.
+ Trường hợp có sự thay đổi về chức năng sử dụng của các bộ phận của tài sản cố định: trường hợp này thì kế toán được tái phân loại tài sản theo mục đích sử dụng theo quy định về từng tài sản có liên quan.
Như vậy nguyên tắc kế toán tài sản cố định được quy định cụ thể trong các văn bản liên quan, kế toán trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình sẽ thực hiện việc kế toán tài sản cố định theo các nguyên tắc, quy định sẵn có của luật, tránh trường hợp làm trái các quy định này. nếu kế toán làm trái các quy định thì sẽ bị xử lý theo pháp luật đối với từng hành vi.