Công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định xếp vào tài sản cố định, muốn bàn giao công cụ, dụng cụ, vật liệu thì cần có biên bản bàn giao.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản bàn giao công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước là gì?
Mẫu biên bản bàn giao công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước là biên bản gi lại nội dung, quá trình…bàn giao công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước
Mẫu biên bản bàn giao công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc bàn giao công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước.
2. Mẫu biên bản bàn giao công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước:
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
——-
Đơn vị: ……
BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG CỤ, DỤNG CỤ, VẬT LIỆU
Hôm nay, ngày … tháng …. năm …………..
Tại: ………..
I- Đại diện Bên giao:
– Ông (bà) ………….. chức vụ …………..
– Ông (bà) ………….. chức vụ ………….
– Ông (bà) ………….. chức vụ ………….
II- Đại diện Bên nhận:
– Ông (bà) ………….. chức vụ …………
– Ông (bà) …………..chức vụ …………..
– Ông (bà) …………..chức vụ …………..
Cùng nhau ký Biên bản bàn giao các tài sản sau:
STT | Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất công cụ, dụng cụ, vật liệu | Mã số | Đơn vị tính | Số lượng | Chất lượng/ Tình trạng | Ghi chú |
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 |
Cộng | X | X | X | X |
Đại diện Bên nhận
(Ký, họ tên)
Đại diện Bên giao
(Ký, họ tên)
3. Hướng dẫn ghi biên bản:
– ghi đầy đủ các thông tin trong biên bản bàn giao một cách chính xác nhất về:
+ đại diện bên giao
+ đại diện bên nhận
– Ghi nội dung về bàn giao:
+ Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất công cụ, dụng cụ, vật liệu
+ mã số
+ đơn vị
+ số lượng
– Mục ghi chú là dành cho những thông tin về công cụ, dụng cụ, vật liệu ví dụ như hư hỏng hay hết giá trị …
– Cùng kí tên vào biên bản
5. Các thông tin pháp lý liên quan
căn cứ vào thông tư Số: 35/2019/TT-NHNN quy định về hạch toán tài sả cố định, công cụ, dụng cụ và vật liệu của ngân hàng nhà nước việt nam, căn cứ vào đó thì việc bàn giao công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước phải được hoạch toán và lập biên bản:
Tại Điều 22. Hạch toán xuất kho công cụ, dụng cụ và vật liệu vào sử dụng
Khi xuất kho công cụ, dụng cụ và vật liệu đưa ra sử dụng: Căn cứ đề nghị trang bị công cụ, dụng cụ và vật liệu được duyệt, cán bộ kế toán lập
Nợ TK 811004- Chi về mua sắm công cụ, dụng cụ | |
Và/hoặc | Nợ TK 812001- Chi về vật liệu và giấy tờ in |
Và/hoặc | Nợ TK 80800203- Tuyển chọn kiểm đếm, đóng gói, niêm phong tiền |
Và/hoặc | Nợ TK 80900203- Chi mua vật liệu phục vụ cho nghiệp vụ thanh toán Có TK 305- Tài sản khác trong kho (Tài khoản thích hợp theo dõi công cụ, dụng cụ/vật liệu trong kho) |
Đồng thời đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng, căn cứ Biên bản bàn giao công cụ, dụng cụ, vật liệu ghi vào sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng và lập Phiếu hạch toán Nợ tài khoản ngoại bảng để theo dõi giá trị công cụ, dụng cụ đưa ra sử dụng:
Nợ TK 010- Công cụ, dụng cụ đang sử dụng
Tại Điều 23. Hạch toán thanh lý công cụ, dụng cụ và vật liệu
Căn cứ vào phê duyệt thanh lý công cụ, dụng cụ và vật liệu tại đơn vị NHNN của cấp có thẩm quyền, đơn vị NHNN tiến hành bán, thanh lý công cụ, dụng cụ và vật liệu, hạch toán:
1. Đối với các khoản thu về thanh lý công cụ, dụng cụ và vật liệu, hạch toán:
a) Khi thực hiện thanh lý công cụ, dụng cụ và vật liệu:
Nợ TK | thích hợp (10100201, 102001, 314999,…) |
Có TK | 414999- Các khoản phải trả bên ngoài khác (tài khoản chi tiết: tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do Sở Tài chính làm chủ tài khoản về xử lý tài sản công) |
b) Khi nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do Sở Tài chính làm chủ tài khoản, hạch toán:
Nợ TK 414999- Các khoản phải trả bên ngoài khác
Có TK thích hợp (10100201, 102001,…)
2. Đối với các khoản chi về thanh lý công cụ, dụng cụ và vật liệu, trong phạm vi dự toán được duyệt, căn cứ chứng từ chi hợp lệ, hợp pháp, hạch toán:
Nợ TK 314999- Các khoản phải thu khách hàng khác
Có TK thích hợp (10100201, 102001,…)
3. Ghi giảm công cụ, dụng cụ, vật liệu do thanh lý, hạch toán:
a) Trường hợp thanh lý đối với công cụ, dụng cụ đang dùng
– Căn cứ Biên bản thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu và hồ sơ có liên quan, lập Phiếu hạch toán Có tài khoản ngoại bảng:
Có TK 010- Công cụ, dụng cụ đang sử dụng
Đồng thời không tiếp tục theo dõi công cụ, dụng cụ đã thanh lý trên Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng.
– Đối với số tiền mua sắm công cụ, dụng cụ đang theo dõi trên tài khoản 318999- Chi phí khác chờ phân bổ, hạch toán:
Nợ TK 81100302- Chi về thanh lý tài sản khác
Có TK 318999- Chi phí khác chờ phân bổ
b) Trường hợp thanh lý đối với công cụ, dụng cụ và vật liệu trong kho
Căn cứ vào Biên bản thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu, văn bản bồi thường của đơn vị bảo hiểm (nếu có) và hồ sơ có liên quan, hạch toán:
Nợ TK | thích hợp (10100201, 102001, 314999, 502002,…) |
Có TK | 305- Tài sản khác trong kho (Tài khoản thích hợp theo dõi công cụ, dụng cụ/ vật liệu trong kho) |
Đồng thời không tiếp tục theo dõi trên sổ chi tiết công cụ, dụng cụ trong kho/ Sổ chi tiết vật liệu trong kho.
4. Hạch toán chi phí và số tiền do Sở Tài chính chuyển về liên quan đến thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu
Căn cứ hồ sơ, chứng từ hợp lệ, hợp pháp về chi phí thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu, trong phạm vi dự toán được duyệt, đối chiếu với số tiền mà chủ tài khoản tạm giữ chuyển về, hạch toán:
Nợ TK thích hợp (10100201, 102001, …) | Số tiền chủ tài khoản tạm giữ chuyển về |
Nợ TK 81100302- Chi về thanh lý tài sản khác | Số chênh lệch chi lớn hơn thu (nếu có) |
Có TK 314999- Các khoản phải thu khách hàng khác | Tổng số chi |
Tại Điều 24. Hạch toán khi phát hiện thừa, thiếu, mất công cụ, dụng cụ, vật liệu và công cụ, dụng cụ, vật liệu bị hủy hoại
1. Trường hợp phát hiện thừa công cụ, dụng cụ, vật liệu
Mọi trường hợp phát hiện thừa công cụ, dụng cụ, vật liệu đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ Biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ, vật liệu và kết luận của Hội đồng kiểm kê để hạch toán kịp thời, chính xác theo từng nguyên nhân cụ thể.
Hạch toán tương tự như trường hợp phát hiện thừa TSCĐ quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này.
2. Trường hợp phát hiện thiếu, mất công cụ, dụng cụ, vật liệu và công cụ, dụng cụ, vật liệu bị hủy hoại
Khi phát hiện thiếu, mất công cụ, dụng cụ, vật liệu và công cụ, dụng cụ, vật liệu bị hủy hoại, đơn vị NHNN phải xác định rõ nguyên nhân, truy cứu người có trách nhiệm (nếu có) và xử lý theo quy định hiện hành về chế độ tài chính của NHNN. Trường hợp khoản bồi thường của người gây ra và tiền đền bù của đơn vị bảo hiểm không đủ bù đắp thì đơn vị NHNN xử lý theo quy định hiện bành của Nhà nước và NHNN về xử lý tổn thất tài sản. Đơn vị NHNN hạch toán:
a) Ghi giảm giá trị công cụ, dụng cụ, vật liệu
(i) Trường hợp thiếu, mất công cụ, dụng cụ, vật liệu trong kho hoặc công cụ, dụng cụ, vật liệu trong kho bị hủy hoại
Căn cứ vào Biên bản xử lý thiếu, mất công cụ, dụng cụ, vật liệu trong kho hoặc công cụ, dụng cụ, vật liệu trong kho bị hủy hoại, hạch toán giảm công cụ, dụng cụ, vật liệu:
Nợ TK 315004- Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý
Có TK 305- Tài sản khác trong kho
(ii) Trường hợp thiếu, mất công cụ, dụng cụ, vật liệu đang dùng và công cụ, dụng cụ, vật liệu đang dùng bị hủy hoại
– Căn cứ vào Biên bản xử lý thiếu, mất công cụ, dụng cụ, vật liệu và công cụ, dụng cụ, vật liệu bị hủy hoại, ghi giảm công cụ, dụng cụ:
Có TK 010- Công cụ, dụng cụ đang sử dụng
– Đối với số tiền mua sắm công cụ, dụng cụ đang theo dõi trên tài khoản 318999- Chi phí khác chờ phân bổ, hạch toán:
Nợ TK 899999- Các khoản chi khác
Có TK 318999- Chi phí khác chờ phân bổ
b) Hạch toán số tiền thu được, chi phí liên quan đến thiếu, mất công cụ, dụng cụ, vật liệu hoặc xử lý công cụ, dụng cụ, vật liệu bị hủy hoại
(i) Khi có Quyết định xác định trách nhiệm bồi thường và số tiền phải bồi thường và quyết định xử lý tổn thất (nếu có), hạch toán:
Nợ TK 314999- Các khoản phải thu khách hàng khác (tài khoản chi tiết đơn vị bảo hiểm) | Số tiền bảo hiểm phải chi trả (nếu có) |
Nợ TK 315005- Các khoản phải bồi thường của cán bộ, nhân viên (tài khoản chi tiết theo từng cán bộ bồi thường) | Số tiền cán bộ, nhân viên phải bồi thường |
Nợ TK 502002- Quỹ dự phòng tài chính (trường hợp công cụ, dụng cụ, vật liệu trong kho) | Số tổn thất còn lại (nếu thiếu) |
Có TK 799999- Thu khác | Tổng số tiền thu được |
(ii) Hạch toán số tiền thu phế liệu (nếu có), chi phí liên quan đến xử lý công cụ, dụng cụ, vật liệu bị hủy hoại:
Nợ TK thích hợp (10100201, 102001,…) | Số tiền thu được |
Nợ TK Chi phí thích hợp (trong trường hợp TSCĐ bị hủy hoại) | Số chi phí liên quan đến xử lý công cụ, dụng cụ, vật liệu bị hủy hoại |
Có TK thích hợp (10100201, 102001,…) | Số tiền chi ra |
Có TK 799999- Thu khác | Số tiền thu được |
căn cứ vào điều 22,23,24 như trên có thể nhận thấy việc hoạch toán các công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước đã dược quy định chi tiết, và được dùng trong một số trường hợp bàn giao công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước và việc hoạch toán hay bàn giao đều phải tuân thủ theo đúng quy định.
Trên đây là bài viết chi tiết và hướng dẫn cách làm biên bản bàn giao công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước, cùng các thông tin liên quan bổ trợ cho quá trình làm biên bản bàn giao công cụ, dụng cụ, vật liệu của ngân hàng nhà nước