Hiện nay, theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì đối với người phạm tội bị bệnh tâm thần dựa trên kết quả giám định tâm thần thì phải thực hiện áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần. Vậy, mẫu bệnh án bắt buộc chữa bệnh tâm thần được quy định với nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu bệnh án bắt buộc chữa bệnh tâm thần là gì?
Bệnh tâm thần được hiểu theo góc độ y học thì đó là bệnh lý do rối loạn hoạt động não bộ gây ra những biến đổi bất thường về lời nói, tác phong, tình cảm, hành vi, ý tưởng… Bệnh tâm thần điển hình được biết đến bao gồm: Rối loạn lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt, hành vi gây nghiện và rối loạn ăn uống. Đối với người mắc bệnh tâm thần trong thời gian tố tụng theo như quy định của pháp luật tố tụng thì sẽ được quyết định bắt buộc chữa bệnh tâm thần. Mẫu bệnh án bắt buộc chữa bệnh tâm thần là mẫu bản bệnh án được cơ quan có thẩm quyền lập ra để ghi chép về việc khám và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.
Mẫu bệnh án bắt buộc chữa bệnh tâm thần được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tâm thần lập ra để ghi chép về việc khám và bắt buộc chữa bệnh tâm thần đối với bệnh nhân tâm thần đang trong giai đoạn tố tụng hoặc đăng trong thời gian chấp hành án phạt của mình. Mẫu nêu rõ thông tin người bệnh, nội dung khám bệnh, kết quả…
2. Mẫu bệnh án bắt buộc chữa bệnh tâm thần:
BỘ Y TẾ
CƠ SỞ THỰC HIỆN BẮT BUỘC CHỮA BỆNH (1)
Khoa:…Giường:…..
BỆNH ÁN BẮT BUỘC CHỮA BỆNH TÂM THẦN
Số lưu trữ:…
Mã YT:…./…./…/…
Số lưu trữ:…
Mã YT:…./…./…/…
Ảnh 4×6 cm
của đối tượng giám định, đóng dấu giáp lai
A. HÀNH CHÍNH
1. Họ và tên (in hoa):……
2. Sinh ngày: □□ □□ □□□□ Tuổi: □□
3. Giới: □ Nam □ Nữ 4. Nghề nghiệp: ……□□
5. Tình trạng hôn nhân:…. 6. Dân tộc:…
7. Trình độ văn hóa:… 8. Quốc tịch……
9. Địa chỉ: Số nhà….. Thôn, phố…
Xã, phường….. Huyện (Q, Tx)……
Tỉnh, thành phố…….
10. Nơi làm việc
11. Cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp BBCB: □ Viện kiểm sát □
Số Quyết định:…. ngày….. tháng….. năm……
Của (tên đầy đủ của CQ ra quyết định ADBP BBCB): ……
Khi cần liên lạc với: ……
Địa chỉ ….. Số điện thoại: …
12. Đối tượng: □ Bị can □ Bị cáo □ Phạm nhân
□ Đình chỉ □ Tạm đình chỉ
Hành vi vi phạm pháp luật: …
13. Vào viện: giờ…. phút….. ngày …./….. /……
14. Vào khoa…. giờ…. phút….. ngày …./….. /……
15. Ngày GĐPYTT: …./ . / … ; Cơ quan GĐPYTT: ……
Kết luận GĐPYTT: – Bệnh chính (căn cứ để ban hành quyết định áp dụng biện pháp BBCB): …
– Bệnh kèm theo (nếu có):…
16. Chuyển viện:
15.1. Chuyển đi: ……giờ ….. phút …. ngày …./ …./……
15.2. Chuyển về: …..giờ….. phút…… ngày …./….. /……
17. Ra viện: …..giờ….. phút…… ngày …./…. /…….
– Bệnh chính: …..
Mã bệnh: □□□□□
– Bệnh kèm theo: …
Mã bệnh: □□□□□
18. Tình trạng bệnh nhân khi ra viện:
Khỏi/ Ổn định □ Đỡ/ Thuyên giảm/ tạm ổn định □ Tử vong □
19. Tổng số ngày điều trị: □□□
20. Tình hình tử vong:…..giờ ….. phút ….. ngày …./….. /……
21. Nguyên nhân chính tử vong: …
22. Khám nghiệm tử thi: Có □ Không □
23. Thời gian khám nghiệm tử thi: …..giờ….phút…. ngày…..tháng……năm….
Ngày …..tháng…..năm
TRƯỞNG KHOA
THỦ TRƯỞNG
(1) Ghi rõ tên Đơn vị
B. NỘI DUNG HỒ SƠ
I. Lý do vào viện
…….
II. TÓM TẮT HỒ SƠ GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN (Quá trình sinh trưởng, phát triển, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, từ khi sinh ra đến khi vào viện và quá trình phạm tội; kết luận giám định pháp y tâm thần)
……
III. TIỀN SỬ
1. Bản thân:
– Sức khỏe tâm thần: ……
– Nghiện chất tác động tâm thần:
+ Loại chất (ma túy, rượu, khác) …
+ Thời gian sử dụng (ghi rõ số năm sử dụng, tần suất sử dụng trong ngày, liều/1 lần sử dụng…)
…
Tiền án, tiền sự:…..
2. Gia đình: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con, họ hàng nội ngoại có ai mắc bệnh gì không (chú ý bệnh thần kinh, tâm thần)?: ……
IV. KHÁM BỆNH:
1. Toàn thân: (thể trạng, da, niêm mạc, hệ thống hạch, tuyến giáp, vị trí, kích thước, số lượng, di động…)
……
Mạch: ……lần/phút
Nhiệt độ:……..°C
Huyết áp:…./…..mmHg
Nhịp thở: ……lần/phút
Cân nặng:….Kg
2. Các cơ quan:
+ Tuần hoàn: ….
+ Hô hấp: …..
+ Tiêu hóa: …….
+ Thận, tiết niệu, sinh dục: ….
+ Cơ – Xương khớp: ….
+ Tai mũi họng: …
+ Răng hàm mặt: ….
+ Mắt: …..
+ Nội tiết, dinh dưỡng và các bệnh lý khác: …..
3. Thần kinh
+ Dây thần kinh sọ não: ……
+ Đáy mắt: …
+ Vận động tứ chi: ……
+ Trương lực cơ: ……
+ Cảm giác (nông, sâu): …..
+ Phản xạ: ……
4. Tâm thần
+ Biểu hiện chung: ……
+ Năng lực định hướng: – Không gian …
– Thời gian …
– Bản thân …
– Môi trường xung quanh …
+ Cảm giác: ……
+ Tri giác (Khả năng nhận thức thực tại khách quan, các rối loạn) ……
+ Cảm xúc: …….
+ Tư duy: – Hình thức: …
– Nội dung: …
+ Hành vi tác phong: – Hoạt động có ý chí: …
– Hoạt động bản năng: …
+ Trí nhớ: – Nhớ máy móc: …
– Nhớ thông thiểu: …
+ Trí tuệ: – Khả năng phân tích: …
– Khả năng tổng hợp: …
+ Chú ý: ……
5. Các xét nghiệm cận lâm sàng cần làm:…
+ Các xét nghiệm cần thiết:
– Xét nghiệm máu (sinh hóa, huyết học) □
– Xét nghiệm nước tiểu □
– X.quang tim, phổi thẳng hoặc có thể chỉ định chụp nghiêng □
– X.quang sọ não thẳng và nghiêng □
– Điện não đồ □
– Điện tâm đồ □
– Các trắc nghiệm tâm lý □
+ Các xét nghiệm chuyên biệt khác:
….
Ngày….tháng…..năm…….
BÁC SỸ ĐIỀU TRỊ
C. TỔNG KẾT BỆNH ÁN
1. Diễn biến quá trình điều trị: …..
2. Tóm tắt và kết luận:
2.1. Tóm tắt triệu chứng, hội chứng tâm thần:
…
2.2 Tóm tắt kết quả xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán
…
3. Phương pháp điều trị: …
4. Kết luận của hội đồng giám định
4.1. Kết luận bệnh chính
….
4.2. Tình trạng bệnh lý khi ra viện
Khỏi/ổn định □ Đỡ/ thuyên giảm/ tạm ổn định □ Tử vong □
…
4.3. Bệnh kèm theo (nếu có):
……
Hồ sơ, phim, ảnh
Loại Số lượng
– X Quang;
– Điện não đồ;
– Điện tâm đồ;
– Xét nghiệm;
– Các trắc nghiệm tâm lý.
– Khác:
– Toàn bộ hồ sơ:
Người giao hồ sơ:
Họ tên:…
Người nhận hồ sơ:
Họ tên:…
Ngày … tháng … năm 20….
TRƯỞNG KHOA ĐIỀU TRỊ
Họ tên:…
(1) Ghi rõ tên cơ sở thực hiện bắt buộc chữa bệnh.
3. Một số quy định về bắt buộc chữa bệnh tâm thần:
Căn cứ vào quy định bắt buộc chữa bệnh được quy định tại Điều 49
Thứ nhất, đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc
Thứ hai, đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.
3.1. Trình tự thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh:
Cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh có trách nhiệm lập hồ sơ đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh. Hồ sơ bao gồm:
– Quyết định của Viện kiểm sát hoặc Tòa án về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh;
– Kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần;
– Lý lịch cá nhân của người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh;
– Tài liệu khác có liên quan đến người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
Trường hợp Viện kiểm sát, Tòa án tự mình quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh thì Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định có trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong giai đoạn thi hành án đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
Cơ sở chữa bệnh tâm thần được Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định có trách nhiệm tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo, lập biên bản giao nhận Thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh có thể là vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, …. của người bị bắt buộc chữa bệnh.
Cơ sở chữa bệnh tâm thần có trách nhiệm quản lý, tổ chức điều trị bệnh cho người bị bắt buộc chữa bệnh và không được phân biệt đối xử. Trong thời gian bắt buộc chữa bệnh, thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh được gặp và phối hợp chăm sóc người bị bắt buộc chữa bệnh và phải chấp hành đúng quy định về thăm gặp, chăm sóc của cơ sở chữa bệnh tâm thần.
Trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh bỏ trốn, cơ sở chữa bệnh tâm thần phải lập biên bản và
3.2. Những tổ chức cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh:
– Viện Giám định pháp y tâm thần Trung ương và Bệnh viện tâm thần Trung ương 1 (Thường Tín, Hà Nội) có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị những người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực phía Bắc;
– Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng) có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên;
– Phân viện Giám định pháp y tâm thần phía Nam và Bệnh viện tâm thần Trung ương 2 (Biên Hòa, Đồng Nai) có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị những người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực phía Nam.
Cơ sở pháp lý:
–
–