Mẫu báo cáo xác minh thiệt hại ra đời để làm căn cứ cho việc bồi thường thiệt hại giữa các chủ thể. Vậy, mẫu báo cáo xác minh thiệt hại được quy định như thế nào và có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Báo cáo xác minh hiệt hại là gì?
Trên thực tế, chúng ta đều biết, thiệt hại là những tổn thất về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; tài sản, danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức hay các chủ thể khác được pháp luật nước ta bảo vệ. Khi các chủ thể này xâm phạm đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác thì cần bồi thường thiệt hại cho những tổn thất mà đối tượng bị thiệt hại phải chịu. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành các quy định cụ thể về vấn đề này. Trong đó việc xác minh thiệt hại có những ý nghĩa và vai trò quan trọng. Báo cáo xác minh hiệt hại được các cơ quan có thẩm quyền lập ra và được sử dụng phổ biến trong thực tế.
Mẫu báo cáo xác minh thiệt hại là mẫu bản báo cáo được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để báo cáo xác minh về tình hình thiệt hại của các cá nhân, tô chức. Mẫu báo cáo nêu rõ thông tin nội dung báo cáo, tình hình thiệt hại, kết quả xác minh thiệt hại, thỏa thuận về việc kéo dài thời gian xác minh vụ việc, nội dung khác liên quan… Mẫu được ban hành theo Thông tư 04/2018/TT-BTP của Bộ Tư pháp ban hành một số biểu mẫu trong công tác bồi thường Nhà nước. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản người giải quyết bồi thường ký và ghi rõ họ tên để biên bản có giá trị.
2. Mẫu báo cáo xác minh hiệt hại:
Mẫu 07/BTNN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày 17/5/2018)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHỦ QUẢN (nếu có)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
———
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–
…(1)…, ngày … tháng … năm……
BÁO CÁO
Xác minh thiệt hại
Căn cứ Điều 45
I. KẾT QUẢ XÁC MINH THIỆT HẠI
1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (nếu có)
1.1. Thiệt hại theo văn bản yêu cầu bồi thường (tên thiệt hại, cách tính, mức yêu cầu bồi thường, tài liệu, chứng cứ chứng minh…)
……….(5)………..
1.2. Kết quả xác minh
– Địa điểm:………..
– Thành phần: …………
– Cách thức xác minh thiệt hại: ………..
– Cách tính:………………….
– Đề xuất mức bồi thường:………….
2. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (nếu có)
2.1. Thiệt hại theo văn bản yêu cầu bồi thường (tên thiệt hại, cách tính, mức yêu cầu bồi thường, tài liệu, chứng cứ chứng minh…)
……….(5)……….
2.2. Kết quả xác minh
– Địa điểm:……………
– Thành phần : …………..
– Cách thức xác minh thiệt hại: …………
– Cách tính:…………….
– Đề xuất mức bồi thường:…………
3. Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết (nếu có)
3.1. Thiệt hại theo văn bản yêu cầu bồi thường (tên thiệt hại, cách tính, mức yêu cầu bồi thường, tài liệu, chứng cứ chứng minh…)
……….(5)……….
3.2. Kết quả xác minh
– Địa điểm:………..
– Thành phần : ………
– Cách thức xác minh thiệt hại: …………
– Cách tính:…………..
– Đề xuất mức bồi thường:…………..
4. Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm (nếu có)
4.1. Thiệt hại theo văn bản yêu cầu bồi thường (tên thiệt hại, cách tính, mức yêu cầu bồi thường, tài liệu, chứng cứ chứng minh…)
………..(5)…………
4.2. Kết quả xác minh
– Địa điểm:…………..
– Thành phần : ………..
– Cách thức xác minh thiệt hại: …………
– Cách tính:……………
– Đề xuất mức bồi thường:…………..
5. Thiệt hại về tinh thần (nếu có)
5.1. Thiệt hại theo văn bản yêu cầu bồi thường (tên thiệt hại, cách tính, mức yêu cầu bồi thường, tài liệu, chứng cứ chứng minh…)
………..(5)……………
5.2. Kết quả xác minh
– Địa điểm:…………….
– Thành phần : …………
– Cách thức xác minh thiệt hại: ………..
– Cách tính:………………….
– Đề xuất mức bồi thường:…………….
6. Các chi phí khác được bồi thường (nếu có)
6.1. Các chi phí khác được bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường (tên thiệt hại, cách tính, mức yêu cầu bồi thường, tài liệu, chứng cứ chứng minh…)…………………(5)………..
6.2. Kết quả xác minh
– Địa điểm:………………..
– Thành phần : …………
– Cách thức xác minh thiệt hại: …………..
– Cách tính:………………..
– Đề xuất mức bồi thường:…………
II. THỎA THUẬN VIỆC KÉO DÀI THỜI GIAN XÁC MINH THIỆT HẠI (nếu có)
……(6)…………
III. CÁC NỘI DUNG KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC MINH THIỆT HẠI (nếu có)
…………..
IV. ĐỀ XUẤT
1. Đề xuất về thiệt hại được bồi thường:
1.1. Các thiệt hại theo văn bản yêu cầu bồi thường……………………………………………………..
1.2. Các thiệt hại được bồi thường:……………………………………………………………………………
2. Đề xuất về tổng số tiền bồi thường
2.1. Tổng số tiền yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường
Số tiền:………đồng
(Viết bằng chữ:……………)
2.2 Tổng số tiền đề xuất bồi thường sau khi xác minh thiệt hại
Số tiền:………..đồng
(Viết bằng chữ:……………………………………………………………………)
Trên đây là Báo cáo xác minh thiệt hại đối với vụ việc yêu cầu bồi thường của Ông/Bà …..(2)….. ./.
Nơi nhận:
– Lưu: VT, HSVV
Người giải quyết bồi thường
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo xác minh hiệt hại:
(1) Ghi tên địa phương nơi có trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường theo cấp hành chính tương ứng.
(2) Ghi thông tin người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(3) Ghi tên cơ quan giải quyết bồi thường.
(4) Ghi họ tên, chức vụ, tên đơn vị công tác của người tham gia xác minh thiệt hại của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền, cơ quan tài chính có thẩm quyền (nếu có).
(5) Ghi theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(6) Ghi nội dung thỏa thuận theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
4. Nguyên tắc bồi thường của Nhà nước:
Theo Điều 4
– Việc bồi thường của Nhà nước được thực hiện theo đúng các quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.
– Việc giải quyết yêu cầu bồi thường phải được Nhà nước ta thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường phải được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.
– Đối với việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo quy định tại Mục 1 Chương V của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.
– Người yêu cầu bồi thường thiệt hại đã yêu cầu một trong các cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp được quy định cụ thể tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.
– Nhà nước phải giải quyết yêu cầu bồi thường ngay sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc kết hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại
– Đối với trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại cho chính mình thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại.
5. Cách thức xác minh bồi thường thiệt hại:
Việc xác minh thiệt hại được thực hiện theo một hoặc một số cách thức sau đây:
– Xác định các thiệt hại được Nhà nước bồi thường trong văn bản yêu cầu bồi thường của các chủ thể bị thiệt hại.
– Yêu cầu người yêu cầu bồi thường, cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
– Các co quan có thẩm quyền tổ chức trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người yêu cầu bồi thường với cá nhân, tổ chức có liên quan và việc tổ chức trao đổi ý kiến phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của cá nhân, tổ chức tham gia trao đổi ý kiến.
– Đề nghị giám định các tài liệu, chứng cứ mà người yêu cầu bồi thường đưa ra trong hồ sơ trong trường hợp có căn cứ cho rằng các tài liệu, chứng cứ đó là giả mạo hoặc trong trường hợp cần thiết khác theo quy định pháp luật.
– Xem xét, đánh giá hiện trạng tài sản tại nơi có tài sản bị thiệt hại.
– Lấy ý kiến bằng văn bản của cá nhân, tổ chức có liên quan về thiệt hại và mức bồi thường mà người yêu cầu bồi thường yêu cầu trong hồ sơ theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
– Thực hiện việc định giá tài sản, giám định thiệt hại theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
– Đối với trường hợp một trong các thiệt hại mà người yêu cầu bồi thường đã cung cấp tài liệu, chứng cứ đầy đủ theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và đúng quy định của pháp luật thì người giải quyết bồi thường tiến hành xác minh tại chỗ đối với thiệt hại đó.