Doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện hoạt động đầu tư tại nước ngoài phải được cấp phép bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có trách nhiệm báo cáo về việc thực hiện đầu tư nước ngoài theo quy định.
Mục lục bài viết
- 1 1. Báo cáo về vốn đầu tư ra nước ngoài là gì?
- 2 2. Mẫu báo cáo về vốn đầu tư ra nước ngoài chi tiết nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo về vốn đầu tư ra nước ngoài chi tiết nhất:
- 4 4. Quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài:
- 5 5. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài:
1. Báo cáo về vốn đầu tư ra nước ngoài là gì?
Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và nhằm mục đích sinh lợi. Nguồn lực có thể là tiền Việt Nam, đồng ngoại tệ, máy móc, thiết bị. Nhà đầu tư Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư dưới 2 dạng: đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài có thể thực hiện dưới 2 hình thức là đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và đầu tư giám tiếp ra nước ngoài.
Mặt khác, theo Khoản 23 Điều 3 Luật đầu tư” “Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”.
Như vậy, vốn đầu tư ra nước ngoài là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật được nhà đầu tư trong nước sử dụng để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ tại nước ngoài nhằm mục đích sinh lợi. Báo cáo về vốn đầu tư nước ngoài là văn bản cập nhật, ghi lại hoạt động đầu tư ra nước ngoài của cá nhân, tổ chức.
Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối. Doanh nghiệp được cấp phép đầu tư ra nước ngoài có trách nhiệm báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp tại nước ngoài nhằm đảm bảo doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn đầu tư tại nước ngoài đúng mục đích theo cam kết.
Báo cáo về vốn đầu tư ra nước ngoài là một trong những căn cứ để cơ quan quản lý hoạt động đầu tư quản lý, kiểm tra và giám sát. Việc tổng kết, đánh giá hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc đề ra phương hướng phát triển trong tương lai…
2. Mẫu báo cáo về vốn đầu tư ra nước ngoài chi tiết nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–*****—–
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
(Báo cáo từ ngày …../…../….. đến …../……/…..)
Kính gửi: – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ quản lý ngoại hối)
– Chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh (thành phố)…..
Tên doanh nghiệp: ……
Địa chỉ: ……
Giấy phép đầu tư ra nước ngoài số ……… ngày cấp: ……./…../…..
Giấy phép của nước tiếp nhận đầu tư số ………… ngày …
Số Fax: ……..Số điện thoại: …..
Nước tiếp nhận đầu tư: ……
Thời hạn hoạt động sản xuất – kinh doanh: ….. năm
Lĩnh vực hoạt động sản xuất – kinh doanh: ……
Hình thức đầu tư:
+ Doanh nghiệp Liên doanh: ……
+ Doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam: …
+
Tổng vốn đầu tư: …
Vốn pháp định: ……
Trong đó: Bên Việt Nam: ……
Bên nước ngoài: ……
Số hiệu tài khoản ……… Ngân hàng mở tài khoản ngoại tệ ……để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài.
(Quy USD)
Loại vốn | Theo giấy phép | Kỳ báo cáo | Lũy kế từ khi thực hiện dự án |
I. Tổng vốn đầu tư 1. Tổng vốn pháp định 2. Giá trị vốn góp của bên Việt Nam – Tiền mặt – Máy móc thiết bị – Các hình thức góp vốn khác (ghi rõ nội dung) – Lợi nhuận được phép giữ lại để tái đầu tư (*) II. Chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp có từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam: – Chuyển lợi nhuận – Các khoản thu nhập hợp pháp khác (ghi rõ nội dung) III. Chuyển vốn đầu tư về Việt Nam: |
(*) Trường hợp trong kỳ báo cáo, doanh nghiệp được Bộ KH&ĐT cho phép sử dụng lợi nhuận được chia để tái đầu tư.
……, ngày…tháng…năm…
TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC) DOANH NGHIỆP
3. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo về vốn đầu tư ra nước ngoài chi tiết nhất:
Mẫu báo cáo cần đảm bảo các yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:
Phần mở đầu: Phải có Quốc hiệu, tiêu ngữ – đây là mục bắt buộc đối với tát cả các văn bản hành chính
Tên báo cáo: Ghi: ” BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM”
Ghi thời gian lập báo cáo: Báo cáo từ ngày….
Phần Kính gửi: – Ghi “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ quản lý ngoại hối)
– Chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh (thành phố)…..”
Phần thông tin doanh nghiệp lập báo cáo:
Tên doanh nghiệp: Ghi rõ tên Doanh nghiệp theo thông tin trên Giấy ĐKKD
Địa chỉ: Ghi theo địa chỉ trụ sở chính hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Giấy phép đầu tư ra nước ngoài số ……… ngày cấp: ……./…../…..: Ghi theo thông tin trên Giấy phép đầu tư ra nước ngoài được cấp
Giấy phép của nước tiếp nhận đầu tư số ………… ngày …
Số Fax: ……..Số điện thoại: …..
Nước tiếp nhận đầu tư: Ghi rõ nước nơi doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư
Thời hạn hoạt động sản xuất – kinh doanh: ….. năm (Ví dụ: Thời hạn hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 7/2017- tháng 1/2021
Lĩnh vực hoạt động sản xuất – kinh doanh: Ghi rõ lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh
Ghi rõ hình thức đầu tư, tổng vốn đầu tư, vốn pháp định, số hiệu tài khoản ……… Ngân hàng mở tài khoản ngoại tệ ……để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài. Quy đổi ra USD
Phần thông tin về tình hình vốn đầu tư ra nước ngoài cần khai báo chính xác, đầy đủ theo các tiêu chí trong bảng.
Cuối báo cáo, Tổng Giám đốc (Giám đốc) Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu
4. Quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài:
Cá nhân, tổ chức thực hiện đầu tư vốn ra nước ngoài phải được cấp phép bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ theo Điều 60, Luật Đầu tư 2020, Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được quy định cụ thể như sau:
” Điều 60. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
1. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật này.
2. Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 53 của Luật này và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này.
3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
4. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư”.
Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản trị và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp thực hiện đầu tư ra nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện về tài khoản vốn, về thủ tục chuyển ngoại tệ, máy móc…theo quy định của pháp luật.
5. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài:
Khi đáp ứng các điều kiện về cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp thực hiện các bước sau để được cấp phép đầu tư ra nước ngoài:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật dầu tư 2020
– Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
+ Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
+ Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật này;
+ Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của
– Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bước 2: Gửi hồ sơ
Doanh nghiệp đề nghi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Các cá nhân, tổ chức liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các trình tự thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp cá nhân, tổ chức phát hiện các sai phạm của cơ quan, tổ chức trong hoạt động cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài cá nhân tổ chức có quyền khiếu nại để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về mẫu báo cáo về vốn đầu tư ra nước ngoài chi tiết nhất. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!