Khi tiến hành thẩm định xây dựng công trình thì các chủ đầu tư sẽ phải lập thành báo cáo tổng hợp về hồ sơ trình thẩm định xây dựng công trình và gửi đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm định. Vậy mẫu báo cáo tổng hợp về hồ sơ trình thẩm định xây dựng công trình bao là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo tổng hợp về hồ sơ trình thẩm định xây dựng công trình là gì?
Mẫu báo cáo tổng hợp về hồ sơ trình thẩm định xây dựng công trình là mẫu báo cáo được dùng khi tiến hành thẩm định xây dựng công trình của các chủ đầu tư. Mẫu báo cáo tổng hợp về hồ sơ trình thẩm định xây dựng công trình nêu rõ về tên cơ quan thẩm định, tên chủ đầu tư trình báo cáo tổng hợp thiết kế và dự toán xây dựng công trình, nội dung báo cáo (hứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của chủ nhiệm, các chủ trì khảo sát, thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình, thống kê các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng trong hồ sơ thiết kế xây dựng công trình…)
Mẫu báo cáo tổng hợp về hồ sơ trình thẩm định xây dựng công trình là mẫu văn bản báo cáo tổng hợp dùng cho các chủ đầu tư khi muốn báo cáo tổng hợp về hồ sơ thẩm định xây dựng công trình của mình cho cơ quan thẩm định. Biểu mẫu được ban hành kèm theo
Mẫu báo cáo tổng hợp về hồ sơ trình thẩm định xây dựng công trình là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền thẩm định về hồ sơ trình thẩm định công trình xây dựng đó.
2. Mẫu báo cáo tổng hợp về hồ sơ trình thẩm định xây dựng công trình:
Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư
(Ban hành kèm theo
CHỦ ĐẦU TƯ
——-
Số: …………..
V/v …………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
……, ngày … tháng … năm……
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Về hồ sơ trình thẩm định
Kính gửi: (Tên cơ quan thẩm định) (1)
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi Tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Căn cứ thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình (nếu có) do…. (đơn vị lập);
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
(2) (Tên chủ đầu tư) trình Báo cáo tổng hợp thiết kế và dự toán xây dựng công trình (nếu có) với các nội dung sau: (3)
1. Sự phù hợp về thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế so với quy định của
2. Thống kê các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng trong hồ sơ thiết kế xây dựng công trình;
3. Thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình (nếu có) (ngành nghề được phép thực hiện lập khảo sát, thiết kế xây dựng công trình theo giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc các chứng nhận được cơ quan có thẩm quyền cấp);
4. Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của chủ nhiệm, các chủ trì khảo sát, thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình (mô tả chi Tiết về năng lực của các chủ nhiệm, chủ trì);
a. Các chủ nhiệm khảo sát xây dựng: (4)
– Chủ nhiệm khảo sát xây dựng: …(loại hình khảo sát được cấp theo chứng chỉ hành nghề)……… có đủ năng lực khảo sát xây dựng công trình và theo Chứng chỉ số ………… ngày ………… đến ngày nộp hồ sơ thẩm định còn hiệu lực.
b. Các chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng công trình: (5)
– Chủ nhiệm thiết kế: ………… có đủ năng lực chủ nhiệm thiết kế công trình và theo Chứng chỉ số …………… ngày ………… đến ngày nộp hồ sơ thẩm định còn hiệu lực.
– Chủ trì thiết kế….(theo chuyên môn thiết kế được cấp theo chứng chỉ hành nghề): …………… có đủ năng lực chủ nhiệm thiết kế công trình và theo chứng chỉ số ………… ngày ………… đến ngày nộp hồ sơ thẩm định còn hiệu lực.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu.
CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên cơ quan thẩm định
(2): Điền tên chủ đầu tư
(3): Điền nội dung báo cáo
(4): Điền các chủ nhiệm khảo sát xây dựng
(5): Điền các chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng công trình
4. Quy định về thẩm định xây dựng công trình:
– Cơ sở pháp lý: Thông tư 18/2016/TT- BXD (đã hết hiệu lực):
* Thứ nhất, trình tự thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình ( Điều 5 Thông tư 18/2016/Tt- BXD)
– Trình tự thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 11 và Điều 30 của
– Người đề nghị thẩm định có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ trước khi trình thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
– Trình thẩm định dự án:
+ Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;
+ Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách: Hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định thiết kế cơ sở (hoặc thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật) và đến cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư để thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế công nghệ (nếu có);
+ Đối với dự án sử dụng vốn khác: Hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định thiết kế cơ sở (hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật) đối với dự án đầu tư xây dựng có công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn cộng đồng. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế công nghệ (nếu có);
+ Đối với các dự án còn lại không thuộc đối tượng thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định toàn bộ các nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
– Trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng công trình:
+ Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định;
+ Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách: Hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để thẩm định. Riêng đối với phần thiết kế công nghệ, thiết kế của công trình cấp IV, công trình xây dựng lưới điện trung áp, hồ sơ trình thẩm định được gửi đến cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư để thẩm định;
+ Đối với công trình của dự án sử dụng vốn khác thuộc đối tượng do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của
+ Đối với công trình không thuộc đối tượng thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định toàn bộ các nội dung của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng công trình.
– Cơ quan thẩm định tổ chức thực hiện thẩm định theo trình tự, nội dung quy định từ Điều 5 đến Điều 9 của Thông tư 18/2016/Tt- BXD
Như vậy, có thể thấy rằng trình tự thẩm định dự án công trình xây dựng được chia thành các trường hợp như: dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án sử dụng vốn khác, dự án còn lại không thuộc đối tượng thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định toàn bộ các nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, đối với mỗi trường hợp thì sẽ có những hồ sơ, tài liệu kèm theo khác nhau và được tiến thành theo những trình tự, thủ tục khác nhau theo quy định của pháp luật,
*Thứ hai về hồ sơ trình thẩm định dự án, thiết kế cơ sở và thiết kế, dự toán xây dựng công trình (Điều 6 Thông tư 18/2016/TT- BXD)
– Người đề nghị thẩm định trình một (01) bộ hồ sơ (hồ sơ gốc) đến cơ quan thẩm định theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này để tổ chức thẩm định. Trường hợp cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thẩm định yêu cầu người trình thẩm định bổ sung hồ sơ đối với những nội dung lấy ý kiến.
– Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung quy định tại Khoản 3, 4, 5 của Điều 6 Thông tư 18/2016/TT- BXD, đúng quy cách, được trình bày bằng tiếng Việt hoặc song ngữ (ngôn ngữ chính là tiếng Việt) và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, đóng dấu xác nhận.
– Hồ sơ trình thẩm định dự án, thiết kế cơ sở gồm: Tờ trình thẩm định và danh Mục hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II của
– Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm: Tờ trình thẩm định và danh Mục hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục II của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.
– Hồ sơ trình thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình gồm: Tờ trình thẩm định và danh Mục hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục II của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.
Khi tiến hành thẩm định dự án công trình xây dựng thì các chủ đầu tư cần phải chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ, tài liệu kèm theo gửi đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định, theo đó, người đề nghị thẩm định sẽ phải trình 01 bộ hồ sơ gốc gửi đến cơ quan thẩm định có thẩm quyền, trong đó hồ sơ thẩm định phải bảo đảm được tính pháp lý, phù hợp với nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật Với mỗi hồ sơ thẩm định thì sẽ có những hồ sơ khác nhau, ví dụ đối với hồ sơ trình thẩm định dự án, thiết kế cơ sở thì hồ sơ gồm có tờ trình thẩm định về danh mục hồ sơ trình thẩm định theo quy định của pháp luật, còn đối với thẩm định báo cáo kinh tế- kỹ thuật đầu tư xây dựng thì hồ sơ bao gồm tờ trình thẩm định và danh mục hồ sơ thẩm định theo quy định của pháp luật…