Pháp luật quy định người sử dụng lao động buộc phải lập báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động, đây là cơ sở để điều chỉnh hoạt động an toàn lao động, hạn chế rủi tai nạn trong thời gian tới.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động là gì?
Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động là văn bản do người sử dụng lao động lập ra với nội dung cơ bản là tình hình và thiệt hại do tài nạn lao động gây ra.
Báo cáo tình hình tai nạn lao động được lập theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm và được gửi về Sở Lao động- Thương binh và xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động được dùng làm căn cứ để đánh gia vấn đề an toàn lao động của người sử dụng lao động, là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm bắt được tình hình tai nạn lao động, lập báo cáo tổng kết trên địa bàn để gửi đến cấp có thẩm quyền.
2. Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động mới nhất:
PHỤ LỤC XII MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG CẤP CƠ SỞ (6 THÁNG HOẶC CẢ NĂM)
Đơn vị báo cáo: (ghi tên cơ sở)
Địa chỉ:
Mã huyện, quận1:
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
Kỳ báo cáo (6 tháng hoặc cả năm) …năm …
Ngày báo cáo: ………………
Thuộc loại hình cơ sở 2(doanh nghiệp): …………….. Mã loại hình cơ sở:
Đơn vị nhận báo cáo: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Lĩnh vực sản xuất chính của cơ sở: ………3…………………. Mã lĩnh vực:
Tổng số lao động của cơ sở: …………. người, trong đó nữ: ………… người
Tổng quỹ lương: …………. triệu đồng
1. Tình hình chung tai nạn lao động
Tên chỉ tiêu thống kê | Mã số | Phân loại TNLĐ theo mức độ thương tật | ||||||||||
Số vụ ( Vụ) | Số người bị nạn (Người) | |||||||||||
Tổng số | Số vụ có người chết | Số vụ có từ 2 người bị nạn trở lên | Tổng số | Số LĐ nữ | Số người chết | Số người bị thương nặng | ||||||
Tổng số | Nạn nhân không thuộc quyền quản lý | Tổng số | Nạn nhân không thuộc quyền quản lý | Tổng số | Nạn nhân không thuộc quyền quản lý | Tổng số | Nạn nhân không thuộc quyền quản lý | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
1. Tai nạn lao động | ||||||||||||
1.1. Phân theo nguyên nhân xảy ra TNLĐ4 | ||||||||||||
a. Do người sử dụng lao động | ||||||||||||
Không có thiết bị an toàn hoặc thiết bị không đảm bảo an toàn | ||||||||||||
Không có phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân không tốt | ||||||||||||
Tổ chức lao động chưa hợp lý | ||||||||||||
Chưa huấn luyện hoặc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động chưa đầy đủ | ||||||||||||
Không có quy trình an toàn hoặc biện pháp làm việc an toàn | ||||||||||||
Điều kiện làm việc không tốt | ||||||||||||
b. Do người lao động | ||||||||||||
Vi phạm nội quy, quy trình, quy chuẩn, biện pháp làm việc an toàn | ||||||||||||
Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân | ||||||||||||
c. Khách quan khó tránh/ Nguyên nhân chưa kể đến | ||||||||||||
1. 2. Phân theo yếu tố gây chấn thương5 | ||||||||||||
… | ||||||||||||
1.3. Phân theo nghề nghiệp6 | ||||||||||||
…. | ||||||||||||
2. Tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật AT-VSLĐ | ||||||||||||
3. Tổng số (3=1+2) |
2. Thiệt hại do tai nạn lao động
Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn lao động (kể cả ngày nghỉ chế độ) | Chi phí tính bằng tiền (1.000 đ) | Thiệt hại tài sản (1.000 đ) | |||
Tổng số | Khoản chi cụ thể của cơ sở | ||||
Y tế | Trả lương trong thời gian Điều trị | Bồi thường /Trợ cấp | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
ĐẠI DIỆN
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động:
(1) Ghi mã số theo Danh Mục đơn vị hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
(2) Ghi tên, mã số theo danh Mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành trong báo cáo thống kê.
(3) Ghi tên ngành, mã ngành theo Hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
(4) Ghi 01 nguyên nhân chính gây tai nạn lao động.
(5) Ghi tên và mã số theo danh Mục yếu tố gây chấn thương.
(6) Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh Mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.
4. Các vấn đề pháp lý về tình hình tai nạn lao động:
4.1. Khái quát về tai nạn lao động:
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao dộng năm 2015:
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
– Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
– Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
– Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
+ Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
– Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
– Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố
– Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
– Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;
– Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
Tai nạn lao động là việc mà không bất kỳ ai mong muốn, tuy nhiên, để đảm bảo được quyền lợi của người lao động, trách nhiệm cảu người sử dụng lao động phải được quy định chặt chẽ, tránh tình trạng thoái thác, đổ thừa, thiếu sự quan tâm, giúp đỡ với người lao động của cơ sở mình.
4.2. Thời điểm và mẫu báo cáo tai nạn lao động:
Theo quy định tại Điều 24,
– Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định này. Báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.
– Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo
– Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo
– Trách nhiệm báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội như sau:
+ Báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ hai người lao động trở lên về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Tổng hợp tình hình tai nạn lao động xảy ra trong 6 tháng đầu năm và một năm trên địa bàn tỉnh; gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV và Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định này về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động) và Cục Thống kê tỉnh trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
– Các cơ quan chủ trì thực hiện Điều tra tai nạn lao động trong lĩnh vực đặc thù theo quy định tại Khoản 4 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 21 Nghị định này có trách nhiệm báo cáo tình hình tai nạn lao động thuộc thẩm quyền Điều tra, gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, có thể thấy rằng, báo cáo tai nạn lao động là nghĩa vụ bắt buộc đối với người sử dụng lao động, đây là cơ sở đầu tiên để sở lao động thương binh xã hội thực hiện tổng hợp, thiết lập báo cáo đầy đủ, trên địa bàn tỉnh từ đo đưa ra các giải pháp phù hợp, khắc phục tình trang tai nạn lao động, đảm bảo cho người lao động được lao động được làm việc trong môi trường an toàn, lành mạnh.