Công tác quyết toán dự án hoàn thành có mục tiêu là để đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại. Việc tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành có vai trò quan trọng và cần phải được lập thành mẫu báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành là gì?
Mẫu 01/QTDA tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành giúp đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại, đánh giá việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong quá trình đầu tư thực hiện dự án, xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Thông qua đó, rút kinh nghiệm, hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư trong cả nước. Mẫu báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành được Bộ tài chính ban hành và sử dụng phổ biến trong thực tiễn.
Mẫu báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là mẫu bản báo cáo của chủ đầu tư về việc tổng hợp quyết toán các khoản chi phí dự án khi dự án hoàn thành. Mẫu 01/QTDA: Báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành là mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BTC (đã hết hiệu lực) của Bộ tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, người lập biểu, kế toán trưởng, chủ đầu tư cần ký và ghi rõ họ tên của mình để biên bản có giá trị.
2. Mẫu báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành:
CHỦ ĐẦU TƯ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…….., ngày … tháng … năm…
BÁO CÁO
Tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành
Kính gửi:…………
– Tên dự án:………….. Giá trị tổng mức đầu tư được duyệt hoặc điều chỉnh lần cuối:……………
– Tên dự án thành phần, tiểu dự án (nếu có):……………….. Giá trị tổng mức đầu tư được duyệt hoặc điều chỉnh lần cuối:……
– Tên công trình, hạng mục công trình hoàn thành (nếu có):………Giá trị dự toán được duyệt hoặc điều chỉnh lần cuối…………
– Chủ đầu tư:…………..
1. Nguồn vốn đầu tư:
Đơn vị tính: đồng
Số TT | Tên nguồn vốn | Theo Quyết định đầu tư điều chỉnh lần cuối | Thực hiện | |
Kế hoạch | Đã thanh toán | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Tổng cộng | ||||
1 | Nguồn vốn đầu tư công | |||
1.1 | Ngân sách nhà nước | |||
– Vốn ngân sách trung ương: + Vốn hỗ trợ có mục tiêu và Chương trình mục tiêu quốc gia + Vốn trái phiếu Chính phủ + Vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ + Vốn…………. – Vốn ngân sách địa phương | ||||
1.2 | Nguồn vốn khác thuộc vốn đầu tư công | |||
2 | Nguồn vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh | |||
3 | Nguồn vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của nhà nước | |||
4 | Nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước | |||
5 | Nguồn vốn khác (nếu có) |
2. Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán:
Đơn vị: đồng
Số TT | Nội dung chi phí | Dự án (dự toán công trình, hạng mục công trình) được duyệt hoặc điều chỉnh lần cuối | Giá trị đề nghị quyết toán | Tăng, giảm so với dự án (dự toán công trình, hạng mục công trình) được duyệt |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Tổng số | ||||
1 | Bồi thường, hỗ trợ, TĐC | |||
2 | Xây dựng | |||
3 | Thiết bị | |||
4 | Quản lý dự án | |||
5 | Tư vấn | |||
6 | Chi khác | |||
7 | Dự phòng |
III. Chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản hình thành sau đầu tư:
1. Chi phí thiệt hại do các nguyên nhân bất khả kháng:
2. Chi phí không tạo nên tài sản:
IV. Giá trị tài sản hình thành sau đầu tư:
Số TT | Nhóm | Giá trị tài sản (đồng) |
Tổng số | ||
1 | Tài sản dài hạn (tài sản cố định) | |
2 | Tài sản ngắn hạn |
V. Thuyết minh báo cáo quyết toán
1. Tình hình thực hiện dự án:
– Những thay đổi nội dung của dự án so với quyết định đầu tư được duyệt.:
+ Quy mô, kết cấu công trình, hình thức quản lý dự án, thay đổi Chủ đầu tư, hình thức lựa chọn nhà thầu, nguồn vốn đầu tư, tổng mức vốn đầu tư.
+ Những thay đổi về thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán được duyệt.
2. Nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện dự án:
– Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước.
– Công tác quản lý vốn, tài sản trong quá trình đầu tư.
3. Kiến nghị:……..
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành:
– Phần mở đầu:
+ Chủ đầu tư.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập mẫu báo cáo.
+ Tên biên bản cụ thể là báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan tiếp nhận biên bản.
+ Thông tin tên dự án.
+ Tên dự án thành phần, tiểu dự án.
+ Tên công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
+ Thông tin chủ đầu tư dự án.
+ Nguồn vốn đầu tư.
+ Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán.
+ Chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản hình thành sau đầu tư.
+ Giá trị tài sản hình thành sau đầu tư.
+ Thuyết minh báo cáo quyết toán.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký và ghi rõ họ tên của người lập biểu.
+ Ký và ghi rõ họ tên của kế toán trưởng.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của chủ đầu tư.
4. Trách nhiệm trong quyết toán dự án hoàn thành:
Theo Điều 25 Thông tư 10/2020/TT-BTC (đã hết hiệu lực) của Bộ tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước quy định nội dung như sau:
“1. Trách nhiệm của Chủ đầu tư:
a) Đôn đốc, yêu càu nhà thầu thực hiện quyết toán hợp đồng theo quy định.
b) Lập và quản lý hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành đúng quy định, trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán đúng thời gian quy định tại Điều 21 Thông tư này; cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành theo yêu cầu của kiểm toán viên khi kiểm toán báo cáo quyết toán và cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán.
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán về tính pháp lý của hồ sơ quyết toán và tính đúng đắn của số liệu đề nghị quyết toán; tính chính xác của khối lượng do chủ đầu tư và nhà thầu nghiệm thu đưa vào báo cáo quyết toán; tính phù hợp của đơn giá do chủ đầu tư và nhà thầu đã thống nhất ghi trong hợp đồng.
d) Thu hồi của nhà thầu hoặc nhà cung cấp để nộp về ngân sách nhà nước số vốn đã thanh toán thừa khi dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán có số vốn được quyết toán thấp hơn số vốn đã thanh toán cho dự án. Thanh toán tiếp cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp theo giá trị quyết toán được phê duyệt khi có kế hoạch vốn, trường hợp số vốn được quyết toán cao hơn số vốn đã thanh toán cho dự án.
đ) Thu hồi hết số vốn đã tạm ứng theo quy định.
2. Trách nhiệm của các nhà thầu:
a) Lập hồ sơ quyết toán hợp đồng, quyết toán giá trị thực hiện hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về
b) Phối hợp với chủ đầu tư xử lý dứt điểm các vấn đề còn tồn tại theo hợp đồng đã ký kết; hoàn trả đầy đủ, kịp thời số vốn mà chủ đầu tư đã chi trả sai chế độ quy định.
c) Chấp hành quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành của người có thẩm quyền.
3. Trách nhiệm của nhà thầu kiểm toán:
a) Nhà thầu kiểm toán độc lập, kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải chấp hành nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập, có quyền hạn, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập.
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
4. Trách nhiệm của cơ quan kiểm soát thanh toán, cho vay, cấp vốn đầu tư của dự án (hoặc cơ quan được ủy quyền thanh toán, cho vay, cấp vốn đầu tư đối với các dự án có độ mật cao):
a) Kiểm tra, đối chiếu, xác nhận vốn đầu tư đã cho vay và thanh toán đối với dự án đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị với cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán, cơ quan phê duyệt quyết toán về quá trình đầu tư của dự án theo Mẫu số 03/QTDA và Mẫu số 15/QTDA.
b) Đôn đốc các chủ đầu tư thanh toán các khoản nợ phải thu, nợ phải trả theo quyết định phê duyệt quyết toán, thu hồi hết số vốn đã tạm ứng theo chế độ quy định và tất toán tài khoản của các dự án đã phê duyệt quyết toán theo quy định.
c) Thực hiện thanh toán chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán theo đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán, đảm bảo đúng các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư này.
5. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành kịp thời, đầy đủ theo quy định tại Thông tư này.
b) Tổ chức thẩm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đầy đủ nội dung, yêu cầu theo quy định tại Thông tư này; hướng dẫn chủ đầu tư giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình quyết toán dự án hoàn thành; chịu trách nhiệm về kết quả trực tiếp thẩm tra quyết toán trên cơ sở hồ sơ quyết toán do chủ đầu tư cung cấp.
c) Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán không chịu trách nhiệm về tính chính xác của khối lượng do chủ đầu tư và nhà thầu đã nghiệm thu đưa vào báo cáo quyết toán; không chịu trách nhiệm về đơn giá dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đơn giá trúng thầu đã được người có thẩm quyền quyết định trúng thầu quyết định, chủ đầu tư và nhà thầu đã thống nhất ghi trong hợp đồng.
d) Chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác, hợp pháp của nội dung chi và giá trị khi đề nghị Kho bạc Nhà nước thanh toán từ nguồn chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
6. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành theo quy định.
b) Phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành theo đúng thời hạn quy định.
c) Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý phối hợp với chủ đầu tư xử lý các nội dung còn tồn tại của dự án (nếu có) và hoàn thành giải quyết công nợ, tất toán tài khoản của dự án trong thời gian 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
7. Trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp:
a) Bộ Tài chính hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra công tác quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước trong cả nước. Trường hợp phát hiện có sai sót trong công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước, yêu cầu cấp phê duyệt quyết toán điều chỉnh lại cho đúng; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm được phát hiện.
b) Cơ quan tài chính các cấp hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra công tác quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của mình và các đơn vị cấp dưới. Trường hợp phát hiện vi phạm quy định trong công tác quyết toán dự án hoàn thành được quyền xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
8. Trách nhiệm của các cơ quan khác: Tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, kết quả đấu thầu và người có thẩm quyền phê duyệt dự án, dự toán, tổng dự toán (nếu có) chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của khối lượng, tính phù hợp của đơn giá trong hồ sơ báo cáo kết quả thẩm tra, thẩm định theo quy định của pháp luật.”
Công tác quyết toán dự án hoàn thành là một trong những khâu cuối cùng của quá trình thực hiện dự án. Quá trình tổ chức thực hiện các dự án thường trải qua nhiều năm với chế độ, chính sách có sự thay đổi, đôi lúc chồng chéo, vướng mắc; mặt khác chưa có sự đôn đốc sâu sát, chấn chỉnh kịp thời nên tình trạng công trình, dự án sau khi đã được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện việc lập hồ sơ quyết toán để trình thẩm tra, phê duyệt đã gây ra những hệ quả không tốt như: không thanh toán dứt điểm công nợ cho các nhà thầu dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản, chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, kéo dài việc thanh toán qua nhiều năm với biến động trượt giá làm khó khăn về tài chính đối với các đơn vị thi công; chậm phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành cũng dẫn đến chậm trễ trong công tác hạch toán, theo dõi, quản lý, khai thác sử dụng tài sản hình thành sau đầu tư;…
Việc Thông tư 10/2020/TT-BTC quy định rõ về trách nhiệm trong quyết toán dự án hoàn thành của chủ đầu tư; của nhà thầu; của nhà thầu kiểm toán; của cơ quan kiểm soát thanh toán, cho vay, cấp vốn đầu tư của dự án (hoặc cơ quan được ủy quyền thanh toán, cho vay, cấp vốn đầu tư đối với các dự án có độ mật cao); của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán; của các bộ, cơ quan trung ương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; của cơ quan tài chính các cấp và các cơ quan khác có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong quá trình quyết toán dự án hoàn thành. Từ đó, trách việc đùn đẩy trách nhiệm của các đối tượng và đảm bảo cho hoạt động của quá trình quyết toán dự án hoàn thành diễn ra nhanh chóng và chính xác.