Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải đảm bảo công khai, minh bạch;.. Chính vì vậy mà Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải có trách nhiệm lập bản báo cáo về tình hình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo tình hình xử lý tài sản kết cầu hạ tầng thủy lợi là gì?
Báo cáo tình hình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là bản cáo do Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (sau đây gọi là cơ quan được giao quản lý tài sản)lập ra gửi cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông/ Ủy ban nhân dân để báo cáo tình hình xử lý tài sản.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 129/2017/NĐ-CP quản lý sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi: “Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (bao gồm cả đất gắn với công trình thủy lợi) do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công bao gồm: Đập (đập thủy lợi và các công trình phụ trợ gắn liền với đập thủy lợi), hồ chứa nước (gồm đập tạo hồ, tràn, cống, lòng hồ, cống lấy nước, cống xả đáy…), cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình phụ trợ phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi (Nhà, trạm, đường quản lý, thiết bị quan trắc, kho, bãi vật tư, cột mốc chỉ giới, biển báo).”
Và theo như chế độ báo cáo tài sản thì do Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải có trách nhiệm báo cáo tình hình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông/ Ủy ban nhân dân.
Báo cáo tình hình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là văn bản dùng để ghi chép lại toàn bộ tình hình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi của Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và cũng chính là văn bản để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông/ Ủy ban nhân dân thực hiện việc kiểm tra và hoàn thiện việc quả lý cơ sở dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
2. Mẫu báo cáo tình hình xử lý tài sản kết cầu hạ tầng thủy lợi:
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN/
ỦY BAN NHÂN DÂN…..
TÊN CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO QUẢN LÝ TÀI SẢN
——-
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XỬ LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG THỦY LỢI
Kỳ báo cáo:……….
ĐVT: Nghìn đồng
STT | Danh mục tài sản | Đơn vị tính | Số lượng | Năm xây dựng | Năm sử dụng | Diện tích | Nguyên giá | Giá trị còn lại | Tình trạng tài sản | Hình thức xử lý | Quản lý, sử dụng số tiền | Ghi chú | |||
Diện tích đất (m2) | Sàn sử dụng (m2) | Tổng số tiền thu được | Chi phí có liên quan | Nộp NSNN | |||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
TỔNG CỘNG | |||||||||||||||
A | TÀI SẢN DO CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO QUẢN LÝ TRỰC TIẾP KHAI THÁC | ||||||||||||||
I | Công trình thủy lợi… | ||||||||||||||
Tài sản A | |||||||||||||||
Tài sản B | |||||||||||||||
…. | |||||||||||||||
II | …. | ||||||||||||||
B | TÀI SẢN CHO THUÊ QUYỀN KHAI THÁC | ||||||||||||||
I | Công trình thủy lợi… | ||||||||||||||
Tài sản A | |||||||||||||||
Tài sản B | |||||||||||||||
…. | |||||||||||||||
II | …. | ||||||||||||||
C | TÀI SẢN CHUYỂN NHƯỢNG CÓ THỜI HẠN QUYỀN KHAI THÁC | ||||||||||||||
I | Công trình thủy lợi… | ||||||||||||||
Tài sản A | |||||||||||||||
Tài sản B | |||||||||||||||
…. | |||||||||||||||
II | …. |
Ghi chú:
– Diện tích đất kê khai tại cột số 7 được áp dụng đối với tài sản gắn liền với đất: Là diện tích trong quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền hoặc diện tích đất thực tế quản lý, sử dụng.
– Diện tích sàn sử dụng nhà kê khai tại cột số 8 được áp dụng đối với tài sản là nhà gắn liền với đất.
– Nguyên giá, giá trị còn lại xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số …./2017/NĐ-CP ngày… tháng… năm 2017 của Chính phủ.
Địa danh ngày….tháng….năm…..
XÁC NHẬN CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN/
ỦY BAN NHÂN DÂN……
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐƯỢC GIAO QUẢN LÝ TÀI SẢN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu )
3. Hướng dẫn viết báo cáo tình hình xử lý tài sản kết cầu hạ tầng thủy lợi:
Báo cáo tình hình xử lý tài sản kết cầu hạ tầng thủy lợi yêu cầu Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải cung cấp được những thông tin về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, số lượng, năm sử dụng, diện tích, nguyên giá, tình trạng tài sản, hình thức xử lý, thông tin về việc quản ý sử dụng số tiền,.. Đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu thủy lợi phải cam kết những số liệu, thông tin mà mình cung cấp trong báo cáo gửi cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Ủy ban nhân dân là hoàn toàn đúng sự thật.
Cuối báo cáo tình hình xử lý tài sản kết cầu hạ tầng thủy lợi là sự xác nhận của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Ủy ban nhân dân và thủ trưởng Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu thủy sản ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu.
4. Một số quy định về xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi:
4.1. Những hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi:
Theo quy định tại Nghị định 129/2017/NĐ-CP quản lý sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thì sẽ gồm những hình thức sau đây:
+ Thu hồi tài sản:
+ Điều chuyển tài sản.
+ Bán tài sản.
+ Sử dụng tài sản cấu hạ tầng hạ tầng thủy lợi để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức
+ Thanh lý tài sản.
+ Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
+ Hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Và khi Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thực xử lý tài sản phải có trách nhiệm báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bởi vì theo chế độ báo cáo tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thì: tất cả tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đều phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, cơ quan quản lý tài sản công và được kê khai, cập nhật vào cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công để quản lý thống nhất.
4.2. Trình tự thủ tục thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi:
Theo Nghị định 129/2017/NĐ-CP quản lý sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
– Khi có sự thay đổi về quy hoạch, phân cấp quản lý;
– Tài sản được giao không đúng đối tượng, sử dụng sai quy định;
– Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc khai thác không hiệu quả;
– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Và khi thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thì sẽ được xử lý theo hình thức: Điều chuyển tài sản; Bán tài sản và Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi bao gồm:
– Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gắn liền với đất thuộc phạm vi trung ương quản lý;
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi trung ương quản lý ngoài tài sản quy định tại điểm a khoản này;
– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản thuộc phạm vi quản lý thuộc phạm vi địa phương quản lý.
Hồ sơ để thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi:
Cơ quan được giao quản lý tài sản lập hồ sơ, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với tài sản thuộc trung ương quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tài sản thuộc địa phương quản lý xem xét, quyết định thu hồi tài sản theo thẩm quyền. Hồ sơ đề nghị thu hồi tài sản gồm:
+ Văn bản đề nghị trả lại tài sản của đơn vị được giao khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đề nghị thu hồi tài sản: 01 bản chính;
+ Văn bản đề nghị của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
+ Danh mục tài sản đề nghị thu hồi (chủng loại, số lượng, tình trạng, nguyên giá, giá trị còn lại): 01 bản chính;
+ Các hồ sơ có liên quan khác: 01 bản sao.
Trình tự thực hiện thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi:
Bước 1: Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm những giấy tờ bên trên gửi cho cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với tài sản thuộc trung ương quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tài sản thuộc địa phương quản lý xem xét, quyết định thu hồi tài sản theo thẩm quyền.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, cấp có thẩm quyền sẽ quyết định thu hồi tài sản.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định của cấp có thẩm quyền về thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, cơ quan được giao quản lý tài sản được giao quản lý tài sản có trách nhiệm:
+ Tổ chức tiếp nhận tài sản thu hồi theo quyết định của cấp có thẩm quyền; thực hiện hoặc ủy quyền cho đối tượng có tài sản thu hồi thực hiện việc bảo quản, bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trong thời gian chờ xử lý.
+ Lập phương án xử lý, khai thác tài sản thu hồi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện xử lý, khai thác tài sản theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy có thể thấy việc thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục nhất định. Nhưng trước hết thì Đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng phải chuẩn bị đầy đủ và hợp lệ những giấy tờ mà Nghị định 129/2017/NĐ-CP quản lý sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi quy định. Đồng thời, căn cứ văn bản của cấp có thẩm quyền, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với tài sản thuộc trung ương quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tài sản thuộc địa phương quản lý xem xét, quyết định thu hồi tài sản theo thẩm quyền.