Doanh nghiệp vừa và nhỏ được các cơ quan, tổ chức chú tâm hỗ trợ. Chính vì vậy, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đã có những kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Vậy, tình hình hỗ trợ và kế hoạch hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo tình hình và kế hoạch hỗ trợ tư vấn là gì?
Báo cáo là một loại văn bản hành chính (gồm văn bản giấy và văn bản điện tử) của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc nhằm giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền có thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, điều hành và ban hành các quyết định quản lý phù hợp.
Mẫu báo cáo tình hình và kế hoạch hỗ trợ tư vấn là mẫu báo cáo ghi chép lại đánh giá tình hình thực hiện hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa về các thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được của doanh nghiệp, công tác tư vấn của cá nhân tư vấn, mạng lưới tư vấn; Kế hoạch thực hiện hỗ trợ tư vấn về nhu cầu hỗ trợ tư vấn thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý, đơn vị được giao nhiệm vụ, phương thức triển khai và biện pháp khắc phục.
Mẫu báo cáo tình hình và kế hoạch hỗ trợ tư vấn là mẫu báo cáo do thủ trưởng cơ quan đơn vị lập ra để báo cá tình hình và kế hoạch hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục đích đánh giá tình hình thực hiện hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa về các thuận lợi, khó khăn, kết quả về công tác tư vấn của cá nhân tư vấn, mạng lưới tư vấn; Kế hoạch thực hiện hỗ trợ tư vấn và triển khai một số kế hoạch, phương thức, biện pháp khắc phục cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Mẫu báo cáo tình hình và kế hoạch hỗ trợ tư vấn theo Thông tư 06/2019/TT-BKHĐT:
Mẫu báo cáo tình hình và kế hoạch hỗ trợ tư vấn theo Thông tư 06/2019/TT-BKHĐT có nội dung như sau:
CƠ QUAN/ĐƠN VỊ…………
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HỖ TRỢ TƯ VẤN CHO DNNVV NĂM 20… VÀ KẾ HOẠCH HỖ TRỢ TƯ VẤN CHO DNNVV NĂM 20…
(Dành cho Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh, cơ quan hỗ trợ DNNVV)
1. Đánh giá tình hình thực hiện hỗ trợ tư vấn cho DNNVV năm …….. (năm trước năm kế hoạch):
– Tóm tắt tình hình triển khai thực hiện: Đánh giá thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được:
+ Số DNNVV được hỗ trợ tư vấn:
+ Số hợp đồng tư vấn được hỗ trợ:
+ Lĩnh vực hỗ trợ:
+ Địa bàn hỗ trợ:
+ Kinh phí hỗ trợ: (phân chia theo các nguồn: NSNN, huy động tài trợ…).
(Ghi chú: kèm bảng kê chi tiết các trường hợp được nhận hỗ trợ tư vấn)
– Đánh giá hoạt động hỗ trợ tư vấn cho DNNVV: công tác tư vấn của cá nhân tư vấn, mạng lưới tư vấn, mức độ áp dụng giải pháp của DNNVV
– Đề xuất, kiến nghị và các nội dung khác (nếu có).
2. Kế hoạch thực hiện hỗ trợ tư vấn năm … (năm kế hoạch)
a) Nhu cầu hỗ trợ tư vấn của DNNVV thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý.
b) Kế hoạch hỗ trợ tư vấn: (Thuyết minh cụ thể về đối tượng, lĩnh vực, thời gian, địa điểm, số lượng DNNVV, số lượng hợp đồng, mức hỗ trợ trung bình/hợp đồng… dự kiến thực hiện)
c) Tổ chức thực hiện
– Các đơn vị được giao triển khai nhiệm vụ (thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh).
– Phương thức triển khai (trong đó nêu rõ hình thức thực hiện, cách thức phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan).
– Các biện pháp khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai.
…., ngày …… tháng ….. năm …..
Thủ trưởng cơ quan
(Ký, họ tên, đóng dấu cơ quan)
3. Hướng dẫn lập mẫu báo cáo tình hình và kế hoạch hỗ trợ tư vấn:
Mẫu báo cáo tình hình và kế hoạch hỗ trợ tư vấn gồm những nội dung:
– Tên cơ quan/ đơn vị lập báo cáo
– Tên mẫu báo cáo
– Nội dung trong mẫu báo cáo gồm:
+ Đánh giá tình hình thực hiện hỗ trợ tư vấn cho DNNVV
+ Kế hoạch thực hiện hỗ trợ tư vấn
– Ký xác nhận của cơ quan
4. Một số quy định pháp lý liên quan:
– Trong từng thời kỳ phát triển, Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác theo quy định; khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
– Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để có thể tiến nhanh, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.
– Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Căn cứ theo Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định: Bảo lãnh tín dụng là cam kết của Quỹ bảo lãnh tín dụng với tổ chức cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh được quy định tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng và quy định của pháp luật.
Theo đó, bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho Quỹ bảo lãnh tín dụng số tiền đã được Quỹ bảo lãnh tín dụng trả nợ thay.
Căn cữ vào Luật hỗ rợ doanh nghiệp quy định về quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp như sau:
– Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.
– Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên tài sản bảo đảm hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
– Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết; không được từ chối bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ điều kiện được bảo lãnh.
Quỹ bảo lãnh tín dụng được lập ra có cơ cấu tổ chức gồm: Chủ tịch Quỹ bảo lãnh tín dụng, Kiểm soát viên với ban diều hành Giám đốc Quỹ, các Phó giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc thực hiện các quyền như sau:
– Quỹ bảo lãnh tín dụng có quyền được lựa chọn các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để quyết định cấp bảo lãnh tín dụng;
– Quỹ bảo lãnh tín dụng có quyền được tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động và sử dụng lao động theo quy định tại Nghị định này, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan;
– Quỹ bảo lãnh tín dụng có quyền được từ chối mọi yêu cầu của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào về việc cung cấp thông tin và các nguồn lực của Quỹ bảo lãnh tín dụng nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và trái với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
Trên thực tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường khó tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng bởi lẽ năng lực quản trị hạn chế; tài sản bảo đảm của doanh nghiệp ít, phương án, dự án kinh doanh, vay vốn xây dựng không có đội ngũ xây dựng bài bản; hệ thống sổ sách tài chính, kế toán thiếu minh bạch; tiềm lực tài chính yếu; dễ bị rủi ro. Do vậy, việc bổ sung quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận tín dụng thông qua các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ để xây dựng phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, minh bạch hoạt động của doanh nghiệp để nâng cao năng lực tiếp cận tín dụng.
Đối với quỹ bảo lãnh tín dụng ở các địa phương có năng lực tài chính còn hạn chế, vốn hoạt động bảo lãnh tín dụng thấp, một số Quỹ chưa đáp ứng đủ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật hiện hành; quy mô còn nhỏ, số dư trích lập dự phòng rủi ro của Quỹ thấp chưa đảm bảo bù đắp chi phí khi có rủi ro xảy ra, nguồn thu từ phí bảo lãnh thấp không đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ, trong khi rủi ro bảo lãnh cao nên hoạt động của Quỹ còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, Cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng ban hành văn bản quy định về tổ chức, hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng để các quỹ này hoạt động hiệu quả và thực hiện được đầy đủ chức năng của mình.
Như vậy, dựa trên những quy định của pháp luật đã thể hiện được sự tôn trọng quy luật thị trường, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của các tổ chức tín dụng mà chỉ đưa ra chính sách hỗ trợ để khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng khoản cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính vì thế đẫ tạo động lực để cho các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại trợ giúp doanh nghiệp về mặt tài chính.