Hiện nay, có nhiều đơn vị, doanh nghiệp có hoạt động thực hiện án sử dụng vốn vay lại ODA, trong quá trình thực hiện dự án, các đơn vị, doanh nghiệp cần phải có báo cáo về tình hình thực hiện dự án sử dụng vốn vay lại ODA.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án sử dụng vốn vay lại ODA của đơn vị sự nghiệp công là gì?
- 2 2. Mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án sử dụng vốn vay lại ODA của đơn vị sự nghiệp công:
- 3 3. Hướng dẫn lập báo cáo tình hình thực hiện dự án sử dụng vốn vay lại ODA của đơn vị sự nghiệp công:
- 4 4. Quy định về quản lý tài chính đối với các dự án ODA:
- 5 5. Giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam:
1. Mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án sử dụng vốn vay lại ODA của đơn vị sự nghiệp công là gì?
Đơn vị sự nghiệp công là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
Dự án ODA là các dự án sử dụng vốn từ nguồn viện trợ ODA. Ở Việt Nam, ODA là một trong những nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước được sử dụng cho những mục tiêu ưu tiên trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội. Mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án sử dụng vốn vay lại ODA của đơn vị sự nghiệp công là mẫu báo cáo được đơn vị sự nghiệp công lập ra báo cáo về tình hình thực hiện dự án sử dụng vốn vay lại ODA.
Mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án sử dụng vốn vay lại ODA của đơn vị sự nghiệp công được ban hành kèm theo Thông tư 80/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính. Mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án sử dụng vốn vay lại ODA của đơn vị sự nghiệp công được sử dụng để báo cáo về tình hình thực hiện dự án sử dụng vốn vay lại ODA của đơn vị sự nghiệp công lập. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo, thông tin dự án sử dụng vốn vay lại ODA của đơn vị sự nghiệp công.
2. Mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án sử dụng vốn vay lại ODA của đơn vị sự nghiệp công:
Cơ quan thực hiện: Doanh nghiệp/Đơn vị sự nghiệp công lập
CÔNG TY…
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-
…, ngày ….. tháng ….. năm ……
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN VAY LẠI ODA, VAY ƯU ĐÃI NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ
Kỳ báo cáo: từ ngày … đến ngày …
Kính gửi: Bộ Tài chính (Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại)
I. Thông tin cơ bản
– Tên Dự án:
– Tên Nhà tài trợ:
– Hiệp định vay số:
– Thời gian thực hiện dự án: từ….đến…
– Tổng mức đầu tư:
– Tổng số vốn vay:
– Tỷ lệ vay lại
II. Tình hình thực hiện dự án
1. Lũy kế vốn vay nước ngoài đã giải ngân, chưa giải ngân đến cuối kỳ báo cáo, phân theo vốn cấp phát, vốn vay lại.
2. Tóm tắt các công việc đã thực hiện của dự án
3. Tình hình bố trí và sử dụng vốn đối ứng
4. Tình hình quản lý, sử dụng tài sản của dự án đầu tư
5. Tình hình biến động tài sản bảo đảm tiền vay
6. Các vướng mắc trong quá trình triển khai, kiến nghị
3. Hướng dẫn lập báo cáo tình hình thực hiện dự án sử dụng vốn vay lại ODA của đơn vị sự nghiệp công:
Báo cáo tình hình thực hiện dự án sử dụng vốn vay lại ODA của đơn vị sự nghiệp công phải đáp ứng đủ yêu cầu về hình thức và nội dung
– Về hình thức:
+ Tên đơn vị sự nghiệp công được viết in hoa, vị trí ở góc bên trái trên cùng của khổ giấy A4
+ Về quốc hiệu – tiêu ngữ: vị trí ở góc phải trên cùng của khổ giấy A4, quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, chữ in đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” phải được viết in đậm
+ Tên báo cáo “BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN VAY LẠI ODA, VAY ƯU ĐÃI NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ” phải được viết in hoa, chữ in đậm
– Về nội dung:
+ Nêu đầy đủ về thông tin dự án: Tên Dự án; tên Nhà tài trợ; hiệp định vay số bao nhiêu, thời gian thực hiện dự án; tổng mức đầu tư; tỷ lệ vay lại
+ Nêu rõ tình hình thực hiện dự án về: Lũy kế vốn vay nước ngoài đã giải ngân, chưa giải ngân đến cuối kỳ báo cáo, phân theo vốn cấp phát, vốn vay lại; các công việc đã thực hiện của dự án; tình hình bố trí và sử dụng vốn đối ứng; tình hình quản lý, sử dụng tài sản của dự án đầu tư; tình hình biến động tài sản bảo đảm tiền vay; các vướng mắc trong quá trình triển khai, kiến nghị.
4. Quy định về quản lý tài chính đối với các dự án ODA:
– Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, kế hoạch vốn hàng năm và được quản lý theo các quy định hiện hành áp dụng đối với vốn ngân sách nhà nước và vốn đầu tư công.
– Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi tuân thủ quy trình lập, chấp hành, hạch toán ngân sách nhà nước, kiểm toán, quyết toán, kiểm tra đối với nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công và các quy định cụ thể tại Thông tư này.
– Quy trình quản lý, thu hồi vốn cho vay lại từ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, xử lý rủi ro cho vay lại thực hiện theo các quy định của Luật Quản lý nợ công, Nghị định số 78/2010/NĐ-CP, quy định của pháp luật về cho vay lại Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các văn bản hướng dẫn.
Về cơ chế tài chính áp dụng trong nước đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
– Đối với các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội hoặc các lĩnh vực khác không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi:
+ Cấp phát toàn bộ từ ngân sách nhà nước đối với các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương.
+ Cấp phát một phần, cho vay lại một phần với tỷ lệ vay lại cụ thể vốn vay ODA, cho vay lại một phần hoặc toàn bộ đối với vốn vay ưu đãi theo quy định của pháp luật về cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương. Nguồn vốn vay lại tính vào bội chi của ngân sách địa phương và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
– Đối với các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn toàn bộ hoặc một phần:
+ Cấp phát một phần đối với chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
+ Cho vay lại toàn bộ hoặc một phần theo tỷ lệ thu hồi vốn được cấp có thẩm quyền quyết định.
– Đối với dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi làm phần đóng góp của địa phương trong dự án đối tác công – tư (PPP) thực hiện cơ chế cho vay lại toàn bộ đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định; trừ trường hợp quy định của pháp luật về cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định khác.
5. Giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam:
– Khai thác tác động tích cực về chính trị và kinh tế của vốn ODA có lợi cho sự nghiệp phát triển của đất nước trên cơ sở nhận thức đúng đắn về bản chất nguồn vốn ODA với 2 mặt chính trị và kinh tế.
– Tăng cường vốn đối ứng, đặc biệt vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với các dự án đầu tư xây dựng thông qua việc xác định thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án ODA gắn liền với đảm bảo nguồn vốn đối ứng cho các dự án này; xây dựng quy trình, cơ chế tổng hợp, phân bổ và giám sát vốn đối ứng một cách có hệ thống và bài bản đối với các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho các cơ quan trung ương và hỗ trợ các địa phương; xây dựng kế hoạch trung hạn về vốn đối ứng trên cơ sở kế hoạch đầu tư trung hạn đối với nguồn vốn ODA; thắt chặt quy trình thẩm định vốn khi thẩm định và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án; có giải pháp hữu hiệu trong việc huy động và sử dụng vốn ODA làm vốn đối ứng, cơ cấu lại danh mục dự án để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA và vốn đối ứng.
– Phát huy vai trò làm chủ các mục tiêu phát triển các dự án nhằm sử dụng nguồn vốn ODA một cách thông minh và hiệu quả; nâng cao vai trò chủ động và đề cao trách nhiệm của các cơ quản lý nhà nước về viện trợ phát triển, các cơ quản chủ quản, cũng như các đơn vị thụ hưởng trong thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ nhằm bảo đảm sử dụng có hiệu quả viện trợ trong bối cảnh hợp tác mới.
– Có các chính sách khuyến khích và vận động để có được sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, các nhà chuyên môn, những người thụ hưởng hoặc bị ảnh hưởng từ dự án tham gia vào quá trình lựa chọn, xây dựng và thực hiện dự án nhằm đề cao tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ…
– Xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý nguồn vốn ODA và tăng cường các công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá nguồn vốn ODA để bảo đảm mục tiêu an toàn nợ.