Dự án đầu tư được hiểu là các hồ sơ tài liệu trình bay một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và các chi phí theo một kế hoạch dự án để đạt các kết quả nhất định trong tương lai. Vậy cụ thể Dự án đầu tư được thực hiện như thế nào và làm báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư ra sao?
Mục lục bài viết
1. Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư là gì?
Mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư để báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư về các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hóa nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định
2. Mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Kính gửi: Cơ quan đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư/các nhà đầu tư (nêu tên của các nhà đầu tư) báo cáo về tình hình hoạt động của dự án (tên dự án) đến ngày……tháng……năm …… với các nội dung cụ thể dưới đây:
1. Tiến độ dự án: Giải phóng mặt bằng, tái định cư; xây dựng; sử dụng đất; trang bị máy móc, thiết bị; vận hành, sản xuất, kinh doanh:
2. Tiến độ thực hiện vốn đầu tư:
– Vốn góp (ghi cụ thể số vốn đã góp của từng nhà đầu tư):
– Vốn vay: ghi số giá trị đã vay và nguồn vốn
– Vốn khác:
3. Tiến độ thực hiện các nội dung khác được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tý:
4. Sơ lược tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh đến thời điểm báo cáo:
– Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn:
– Các khoản nộp ngân sách:
– Vốn chủ sở hữu:
– Lợi nhuận:
– Ưu đãi đầu tư được hưởng:
– Số lao động sử dụng: Tổng số lao động, người Việt nam, người nước ngoài (nếu có)
5. Những khó khăn tồn tại trong quá trình thực hiện dự án:
6. Những kiến nghị cần giải quyết:
II. TÀI LIỆU KÈM THEO
1. Báo cáo tài chính năm trước liền kề
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
Làm tại ……., ngày ….. tháng …..năm……
Nhà đầu tư
Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên,chức danh và đóng dấu (nếu có)
Hướng dẫn làm Mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư
– Ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư
– Các tài liệu
+ Báo cáo tài chính năm trước liền kề
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
– Nhà đầu tư từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên,chức danh và đóng dấu (nếu có)
3. Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam:
Tại Điều 72. Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam theo
1. Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư;
c) Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật này.
2. Chế độ báo cáo định kỳ được thực hiện như sau:
a) Hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội dung sau: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động;
b) Hằng quý, hằng năm, cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tình hình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý.
c) Hằng quý, hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư trên địa bàn.
d) Hằng quý, hằng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương khác thuộc phạm vi quản lý (nếu có); báo cáo về hoạt động đầu tư liên quan đến phạm vi quản lý của ngành và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
đ) Hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước và báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện chế độ báo cáo đầu tư của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan, nhà đầu tư và tổ chức kinh tế thực hiện báo cáo bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
4. Cơ quan, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Đối với các dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.
Như vậy, việc báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư là việc các dối tượng theo quy định cần phai thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư như Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đăng ký đầu tư và các Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật đầu tư quy định. Theo đó các đối tượng này phải báo cáo định kỳ hoạt dộng đầu tư tại Việt Nam và thực hiện các thủ tục khác liên quan và việc báo cáo đươc thực hiện theo:
+ Báo cáo tháng:
Vốn đầu tư thực hiện dự án: Trong trường hợp dự án đầu tư có phát sinh vốn đầu tư thực hiện trong tháng thì thực hiện báo cáo trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày kết thúc tháng báo cáo.
+ Báo cáo quý:
Trước ngày 12 của tháng đầu quý sau quý báo cáo, nhà đầu tư báo cáo các nội dung đó là gồm vốn đầu tư thực hiện, doanh thu thuần, xuất nhập khẩu, lao động, thuế và các khoản nộp ngân sách, tình hình sử dụng đất, mặt nước.
+ Báo cáo năm:
Trước ngày 31 tháng 3 của năm sau năm báo cáo, nhà đầu tư báo cáo các chỉ tiêu của báo cáo quý và chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập người lao động, các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường, nguồn gốc công nghệ sử dụng.
4. Quy định về đảm bảo thực hiện dự án đầu tư như thế nào?
– Nhà đầu tư không phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
(1) Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
(2) Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.
(3) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
(4) Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.
– Căn cứ vào quy mô, tính chất và tiến độ thực hiện của từng dự án đầu tư, mức ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư từ 01% đến 03% vốn đầu tư của dự án đầu tư.
– Trường hợp dự án đầu tư bao gồm nhiều giai đoạn đầu tư thì số tiền ký quỹ được nộp và hoàn trả theo từng giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, trừ trường hợp không được hoàn trả.
– Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định trên đối với dự án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư sẽ bị chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư.
Như vậy, so với quy định hiện hành tại