Việc báo cáo tình hình thay đổi lao động có vái trò và ý nghĩa quan trọng trong thực tế đối với mỗi doanh nghiệp. Để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nắm rõ được tình hình người lao động thì người sử dụng lao động cần làm mẫu báo cáo tình hình thay đổi lao động.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo tình hình thay đổi lao động là gì?
Mẫu báo cáo là biểu mẫu được sử dụng phổ biến trong các hoạt động của cơ quan, công ty và doanh nghiệp, giúp báo cáo lại những hoạt động kinh doanh của từng tháng, quý, năm để giúp ban giám đốc có thể theo dõi được tình hình hoạt động của công ty. Theo quy định của pháp luật, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Mẫu báo cáo tình hình thay đổi lao động được Bộ lao động thương binh xã hội lập ra và được sử dụng phổ biến trong thực tiễn.
Mẫu báo cáo tình hình thay đổi lao động là biểu mẫu được lập ra để ghi chép về tình hình thay đổi lao động trong các doanh nghiệp. Mẫu nêu rõ loại hình doanh nghiệp, nội dung báo cáo,…Mẫu số 07: Ban hành kèm theo
2. Mẫu báo cáo tình hình thay đổi lao động:
TÊN DOANH NGHIỆP
Số: ………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày … tháng … năm …
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THAY ĐỔI
VỀ LAO ĐỘNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM ………….. (HOẶC CUỐI NĂM …………..)
Kính gửi: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận/huyện/thị xã/thành phố…
(hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố…)
Loại hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thànhviên trở lên, Công ty cổ phần): ……
Báo cáo tình hình thay đổi về lao động của đơn vị như sau:
I. Số lao động đầu kỳ
Đơn vị: người
Tổng số | Trong đó lao động nữ | Trình độ chuyên môn kỹ thuật | Loại | Ghi chú | |||||||
Đại học trở lên | Cao đẳng/ Cao đẳng nghề | Trung cấp/ Trung cấp nghề | Sơ cấp nghề | Dạy nghề thường xuyên | Chưa qua đào tạo | Không xác định thời hạn | Xác định thời hạn | Theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng | |||
x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | X |
II. Số lao động tăng trong kỳ
Tổng số | Trong đó lao động nữ | Trình độ chuyên môn kỹ thuật | Loại | Ghi chú | |||||||
Đại học trở lên | Cao đẳng/ Cao đẳng nghề | Trung cấp/ Trung cấp nghề | Sơ cấp nghề | Dạy nghề thường xuyên | Chưa qua đào tạo | Không xác định thời hạn | Xác định thời hạn | Theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng | |||
x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
III. Số lao động giảm trong kỳ
Tổng số | Trong đó lao động nữ | Trình độ chuyên môn kỹ thuật | Loại hợp đồng lao động | Lý do giảm | |||||||||||
Đại học trở lên | Cao đẳng/ Cao đẳng nghề | Trung cấp/ Trung cấp nghề | Sơ cấp nghề | Dạy nghề thường xuyên | Chưa qua đào tạo | Không xác định thời hạn | Xác định thời hạn | Theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng | Nghỉhưu | Đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động/Hợp đồng làm việc | Kỷ luật sa thải | Thỏa thuận chấm dứt | Lý do khác | ||
x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
IV. Số lao động cuối kỳ
Tổng số | Trong đó lao động nữ | Trình độ chuyên môn kỹ thuật | Loại hợp đồng lao động | Ghi chú | |||||||
Đại học trở lên | Cao đẳng/ Cao đẳng nghề | Trung cấp/ Trung cấp nghề | Sơ cấp nghề | Dạy nghề thường xuyên | Chưa qua đào tạo | Không xác định thời hạn | Xác định thời hạn | Theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng | |||
x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
Thủ trưởng đơn vị
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
3. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo tình hình thay đổi lao động:
– Phần mở đầu:
+ Tên doanh nghiệp.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Địa điểm và thời gian lập biên bản.
+ Tên biên bản cụ thể là báo cáo tình hình thay đổi lao động 6 tháng đầu năm… ( hoặc cuối năm…).
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan tiếp nhận mẫu đăng ký.
+ Loại hình doanh nghiệp.
+ Nội dung báo cáo tình hình thay đổi lao động.
+ Số lao động đầu kỳ.
+ Số lao động tăng trong kỳ.
+ Số lao động giảm trong kỳ.
+ Số lao động cuối kỳ.
– Phần cuối biên bản:
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của thủ trưởng đơn vị.
4. Một số quy định của pháp luật về báo cáo sử dụng lao động:
Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định nội dung sau:
“Điều 4. Báo cáo sử dụng lao động
Việc khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động khai trình việc sử dụng lao động theo Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
2. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Định kỳ 06 tháng, trước ngày 15 tháng 6 và hằng năm, trước ngày 15 tháng 12, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội không thể báo cáo tình hình sử dụng lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.”
Trong khi đó, theo hướng dẫn tại Điều 6
Như vậy, thay vì phải báo cáo tình hình thay đổi lao động vào ngày 25/5 và 25/11 thì từ 01/02/2021 – ngày có hiệu lực của Nghị định 145, thời hạn nộp báo cáo này là 05/6 và 05/12.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải gửi báo cáo đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thay vì gửi đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội như trước đó (theo
Như vậy, theo quy định của pháp luật việc khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
– Người sử dụng lao động khai trình việc sử dụng lao động theo Nghị định 122/2020/NĐ-CP.
– Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05/6) và hằng năm (trước ngày 05/12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo mẫu được ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
– Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thi gửi báo cáo bằng bản giấy theo mẫu được ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin.
Nơi nộp: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội Quận Huyện nơi công ty trú đóng.