Kinh doanh vận tải là một trong những ngành nghề đang được ưa chuộng rất nhiều khi nhu cầu đi lại, vận chuyển của đại đa số người dân được trở thành nhu cầu thiết yếu. Vậy khi hoạt động kinh doanh loại hình vận tải này doanh nghiệp, công ty cần phải lập báo cáo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Kinh doanh vận tải là gì?
Kinh doanh vận tải là việc sử dụng các phương tiện vận tải có khả năng chuyên chở hàng hóa và hành khách trên đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy… nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.
Vi dụ: Một công ty hoạt động về việc vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung đến các công trình xây dựng….
Căn cứ theo Điều 64 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT Quy định về chế độ báo cáo như sau:
1. Chậm nhất ngày 20 hàng tháng, đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe khách phải báo cáo tình hình hoạt động của tháng trước về Sở Giao thông vận tải. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động vận tải hành khách theo quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động vận tải hàng hóa theo quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động của bến xe khách, bến xe hàng theo quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chậm nhất đến ngày 20 tháng 12 hàng năm, Sở Giao thông vận tải
2. Mẫu báo cáo tình hình hoạt động vận tải và hướng dẫn lập báo cáo:
PHỤ LỤC 21
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/……… | ………., ngày … tháng … năm ..…… |
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI NĂM ………..
Kính gửi: Tổng cục đường bộ việt nam
Thực hiện chế độ báo cáo quy định tại Thông tư số ………… của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, …….. (Sở GTVT làm báo cáo)…. báo cáo kết quả hoạt động vận tải trên địa bàn địa phương trong năm ……… như sau:
1. Kết quả hoạt động vận chuyển hành khách
a) Vận chuyển hành khách liên tỉnh theo tuyến cố định
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng |
1 | Tổng số đơn vị vận tải trên địa bàn | Đơn vị |
|
| – Doanh nghiệp | -nt- |
|
| – Hợp tác xã | -nt- |
|
2 | Tổng số tuyến | tuyến |
|
| – Tuyến nội tỉnh | -nt- |
|
| – Tuyến liên tỉnh | -nt- |
|
3 | Tổng số phương tiện | xe |
|
| – Tuyến nội tỉnh | -nt- |
|
| – Tuyến liên tỉnh | -nt- |
|
4 | Tổng chuyến xe thực hiện | chuyến |
|
| – Tuyến nội tỉnh | -nt- |
|
| Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch | % |
|
| – Tuyến liên tỉnh | chuyến |
|
| Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch | % |
|
* Ghi chú: Chỉ tổng hợp số liệu báo cáo của các doanh nghiệp, HTX có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh tại địa phương.
b) Vận chuyển hành khách theo hợp đồng
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Ghi chú |
1 | Tổng số đơn vị tham gia | đơn vị |
|
| – Doanh nghiệp | -nt- |
|
| – Hợp tác xã | -nt- |
|
| – Hộ kinh doanh | -nt- |
|
2 | Tổng số phương tiện | xe |
|
| – Sức chứa dưới 9 chỗ | -nt- |
|
| – Sức chứa từ 9 – 25 chỗ | -nt- |
|
| – Sức chứa từ trên 25 chỗ | -nt- |
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | chuyến |
|
4 | Sản lượng khách vận chuyển | lượt khách |
|
c) Vận chuyển hành khách bằng xe du lịch
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng |
1 | Tổng số đơn vị tham gia | đơn vị |
|
| – Doanh nghiệp | -nt- |
|
| – Hợp tác xã | -nt- |
|
| – Hộ kinh doanh | -nt- |
|
2 | Tổng số phương tiện | xe |
|
| – Sức chứa dưới 9 chỗ | -nt- |
|
| – Sức chứa từ 9 – 25 chỗ | -nt- |
|
| – Sức chứa từ trên 25 chỗ | -nt- |
|
3 | Số chuyến xe thực hiện | chuyến |
|
4 | Sản lượng khách vận chuyển | lượt khách |
|
d) Vận chuyển hành khách bằng xe buýt
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng |
1 | Tổng số tuyến | tuyến |
|
| – Số tuyến có trợ giá (nếu có) | -nt- |
|
2 | Tổng phương tiện | xe |
|
3 | Tổng số chuyến xe thực hiện | chuyến |
|
4 | Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch | % |
|
5 | Tổng trợ giá (nếu có) | Tr.đ |
|
2. Kết quả hoạt động vận tải hàng hóa
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Số lượng |
1 | Tổng phương tiện | xe |
|
| – Xe Công ten nơ | -nt- |
|
| – Xe đầu kéo | -nt- |
|
| – Xe taxi tải | -nt- |
|
| – Xe tải khác | -nt- |
|
2 | Tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển | Tấn |
|
| – Xe Công ten nơ | -nt- |
|
| – Xe đầu kéo | -nt- |
|
| – Xe taxi tải | -nt- |
|
| – Xe tải khác | -nt- |
|
3 | Tổng sản lượng luân chuyển hàng hóa | tấn.km |
|
| – Xe Công ten nơ | -nt- |
|
| – Xe đầu kéo | -nt- |
|
| – Xe taxi tải | -nt- |
|
| – Xe tải khác | -nt- |
|
3. Kết quả hoạt động của các bến xe trên địa bàn
a) Bến xe khách
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Kết quả |
1 | Tổng số bến xe khách | Đơn vị |
|
2 | Tổng số tuyến xe xuất phát tại các bến xe | Tuyến |
|
| – Tuyến nội tỉnh | -nt- |
|
| – Tuyến liên tỉnh | -nt- |
|
| – Tuyến xe buýt | Tuyến |
|
3 | Tổng số lượng phương tiện | xe |
|
| – Tuyến nội tỉnh | -nt- |
|
| – Tuyến liên tỉnh | -nt- |
|
| – Tuyến xe buýt | -nt- |
|
4 | Tổng số chuyến xe thực hiện | chuyến |
|
| – Tuyến nội tỉnh | chuyến |
|
| Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch | % |
|
| – Tuyến liên tỉnh | chuyến |
|
| Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch | % |
|
5 | Tổng số chuyến xe buýt | Chuyến |
|
6 | Tổng số chuyến xe không thực hiện | Chuyến |
|
| – Tuyến nội tỉnh | -nt- |
|
| – Tuyến liên tỉnh | -nt- |
|
7 | Tổng hành khách vận chuyển thông qua bến | HK |
|
b) Bến xe hàng
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Kết quả |
1 | Tổng số bến xe hàng trên địa bàn | Đơn vị |
|
2 | Tổng số lượt phương tiện ra, vào các bến | Lượt xe |
|
3 | Tổng khối lượng hàng hoá thông qua tại các bến | 1000 tấn |
|
4. Kết quả thực hiện kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông (báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị trên địa bàn).
5. Thuận lợi, khó khăn: ………….
6. Đề xuất, kiến nghị: ……………..Bổ sung
Nơi nhận: – Như trên; – Bộ GTVT (để báo cáo); – …….. | GIÁM ĐỐC |
3. Phân loại các loại hình kinh doanh vận tải hiện nay:
KInh doanh vận tải gồm có hai hình thức chủ yếu như sau:
+ Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.
Ví dụ: dịch vụ xe bus, xe taxi, xe khách theo tuyến….
+ Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Ví dụ: vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất từ nơi cung đến nơi sản xuất…