Mẫu báo cáo tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy là cábáo o được lập ra bởi Tổ chức chứng nhận hợp quy gửi đến Cục Viễn thông để báo cáo về tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy và cấp mã dấu hợp quy. Vậy, mẫu này có nội dung cụ thể như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy là gì?
Chứng nhận hợp quy được hiểu là hoạt động đánh giá và xác nhận một loại sản phẩm, hàng hóa cụ thể nào đó về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, về mức độ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (chứng nhận hợp quy).
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy được ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BTTTT. Mẫu báo cáo tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy được sử dụng để các tổ chức chứng nhận hợp quy báo cáo về tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy và cấp mã dấu hợp quy của mình đến Cục Viễn thông. Mẫu báo cáo tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy nêu rõ tên tổ chức chứng nhận hợp quy, tình hình hoạt động, các kiến nghị, đề xuất,…
2. Mẫu báo cáo tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy:
(Tên Tổ chức chứng nhận hợp quy)
______
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________
Số: ……….
……. , ngày…tháng…năm…
BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHỨNG NHẬN HỢP QUY
Từ ngày … đến ngày …
Kính gửi: Cục Viễn thông
1. Tên Tổ chức chứng nhận hợp quy:……
2. Địa chỉ:…..
Điện thoại:….. Fax:…….. E-mail:……
3. Tình hình hoạt động:
(Tên Tổ chức chứng nhận hợp quy)… báo cáo tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy và cấp mã dấu hợp quy từ ngày …/…/… đến ngày …/…/… như sau:
a) Giấy chứng nhận hợp quy đã cấp, cấp lại, cấp sửa đổi bổ sung:
TT | Tổ chức, cá nhân | Địa chỉ | Tên sản phẩm | Quy chuẩn kỹ thuật | Số Giấy chứng nhận hợp quy | Thời gian/ Hiệu lực cấp |
b) Giấy chứng nhận hợp quy đã đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực:
TT | Tổ chức, cá nhân | Địa chỉ | Tên sản phẩm | Quy chuẩn kỹ thuật | Số Giấy chứng nhận hợp quy | Thời gian / Hiệu lực cấp | Lý do bị thu hồi |
c) Mã quản lý của mẫu dấu hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy đã cấp:
TT | Tổ chức, cá nhân | Địa chỉ | Mã quản lý Dấu hợp quy đã cấp | Ngày cấp |
4. Các kiến nghị, đề xuất:…………………
Tổ chức chứng nhận hợp quy
(Đại diện có thẩm quyền ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy:
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy phải đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung, đảm bảo các thông tin báo cáo chính xác, đầy đủ. Báo cáo tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy phải đảm bảo các nội dung sau:
– Tên tổ chức chứng nhận hợp quy
– Quốc hiệu – tiêu của của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Thời gian lập báo cáo tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy
– Kính gửi: Cục Viễn thông
– Thông tin về tổ chức chứng nhận hợp quy: tên tổ chức, địa chỉ, điện thoại, email
– Tình hình hoạt động về: giấy chứng nhận hợp quy đã cấp, cấp lại, cấp sửa đổi bổ sung; giấy chứng nhận hợp quy đã đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực; mã quản lý của mẫu dấu hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy đã cấp
– Các kiến nghị, đề xuất về hoạt động chứng nhận hợp quy
– Xác nhận của đại diện tổ chức chứng nhận hợp quy
4. Thông tin liên quan về chứng nhận hợp quy:
4.1. Các phương thức chứng nhận hợp quy:
Theo quy định tại
– Phương thức 1: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình của sản phẩm, hàng hóa
– Phương thức 2: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Bên cạnh đó là giám sát thông qua thử nghiệm để lấy mẫu trên thị trường
– Phương thức 3: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình và sau đó đánh giá quá trình sản xuất. Và thực hiện giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy ở chính tại nơi sản xuất và kết hợp với việc đánh giá quá trình sản xuất sản phẩm
– Phương thức 4: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp với việc đánh giá quá trình sản xuất. Bên cạnh đó là giám sát thông qua việc thử nghiệm lấy mẫu ngay tại nơi sản xuất và có cả trên thị trường kết hợp với việc đánh giá quá trình sản xuất
– Phương thức 5: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình và sau đó đánh giá về quá trình sản xuất. Thực hiện việc giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy ở chính nơi sản xuất hoặc lấy mẫu ở trên thị trường kết hợp với việc đánh giá quá trình sản xuất
– Phương thức 6: Thực hiện đánh giá kết hợp việc giám sát hệ thống quản lý
– Phương thức 7: Thực hiện thử nghiệm và đánh giá theo lô sản phẩm, hàng hóa
– Phương thức 8: Thực hiện thử nghiệm hoặc là thực hiện kiểm định toàn bộ số phản phẩm hay hàng hóa cần chứng nhận hợp quy
Trong những phương thức trên thì phương thức 5 và phương thức 7 chính là 2 phương thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nó áp dụng với đa số các loại sản phẩm hiện hành, cần thiết như công bố thực phẩm, công bố hợp quy về đồ chơi trẻ em, công bố hợp quy về vật liệu xây dựng,… Phương thức 5 được áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa nội địa được sản xuất trong nước, phương thức 7 được áp dụng cho hàng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
4.2. Quy trình chứng nhận hợp quy:
Việc chứng nhận hợp quy sẽ được thực hiện bởi các tổ chức chứng nhận hợp quy và được thực hiện sau khi đã thống nhất xong xuôi với cơ sở về vấn đề đánh giá cùng với các yêu cầu khác có liên quan. Để đạt được chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa cần thực hiện theo quy trình sau:
– Bước 1: Tiếp xúc ban đầu
Khi doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký giấy chứng nhận hợp quy. Nhân viên của tổ chức chứng nhận hợp quy sẽ thực hiện trao đổi với khách hàng về các vấn đề liên quan đến thông tin sản phẩm, thủ tục, báo giá, ký hợp đồng.
– Bước 2: Nộp đơn đăng ký
Doanh nghiệp tiến hành nộp đơn đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm tại tổ chức chứng nhận hợp quy, có thể nộp thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Thời hạn chờ xét duyệt sẽ được công khai ở mỗi hình thức nộp đơn đăng ký của doanh nghiệp/cá nhân.
– Bước 3: Xem xét trước đánh giá
Tổ chức chứng nhận hợp quy sẽ thành lập hội đồng thẩm xét để xem xét về đăng ký chứng nhận và tài liệu của doanh nghiệp. Sau đó thành lập đoàn chuyên gia để đánh giá.
Sau đó thành lập đoàn chuyên gia chứng nhận xuống cơ sở đăng ký của doanh nghiệp để tiến hành đánh giá về các điều kiện.
– Bước 4: Đánh giá chứng nhận
Sau khi có kết luận đánh giá về hệ thống tài liệu, tổ chức chứng nhận hợp quy cử các chuyên gia chứng nhận xuống cơ sở đăng ký của doanh nghiệp lấy mẫu điển hình để tiến hành đánh giá về các điều kiện.
– Bước 5: Thẩm xét hồ sơ sau đánh giá
Hội đồng thẩm định sẽ xem xét về các loại hồ sơ chứng nhận. Nếu hồ sơ hợp lệ thì chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra giám sát để lấy thông tin.
– Bước 6: Cấp giấy chứng nhận
Căn cứ vào kết quả thử nghiệm và đánh giá sản phẩm, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy về sản phẩm cùng dấu hợp quy nếu sản phẩm đó đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Giấy chứng nhận hợp quy có hiệu lực 3 năm.
– Bước 7: Giám sát định kỳ
Để đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp vẫn đạt tiêu chuẩn và được cấp phép lưu hành an toàn trên thị trường cần đánh giá và giám sát sản phẩm định kỳ hàng năm. Chu kỳ không quá 12 tháng sẽ giám sát định kỳ 1 lần.
– Bước 8: Chứng nhận lại
Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có hiệu lực trong 3 năm, chính vì vậy khi giấy chứng nhận hợp quy hết hiệu lực thì doanh nghiệp có thể chứng nhận lại.
4.3. Lợi ích của doanh nghiệp khi có giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm:
Một sản phẩm có giấy chứng nhận hợp quy sẽ giúp doanh nghiệp đó nâng cao uy tín và hình ảnh của sản phẩm trên thị trường, góp phần đảm bảo sản phẩm có chất chượng đạt chuẩn khi đưa vào thị trường tiêu thụ. Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm còn là bằng chứng chứng minh cho sản phẩm của doanh nghiệp có chỉ tiêu kỹ thuật đảm bảo an toàn, chất lượng và đáp ứng yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Ngoài ra, nó còn là công cụ giúp doanh nghiệp kiểm soát quá trình sản xuất một cách toàn diện và duy trì được chất lượng sản phẩm ổn định; giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất kinh doanh.
4.4. Những sản phẩm nào cần chứng nhận hợp quy?
Với số lượng hàng hóa, sản phẩm ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội ngày nay dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú. Chính vid vậy, số lượng và các loại sản phẩm chứng nhận hợp quy ngày càng đa dạng hơn. các nhóm sản phẩm, hàng hóa cần chứng nhận hợp quy bao gồm:
– Nhóm các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Khoa học công nghệ: mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, điện, điện tử,…
– Nhóm sản phẩm về thực phẩm: rượu, bia, sữa,…
– Nhóm nông nghiệp: thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại giống cây trồng,…
– Nhóm các loại vật liệu xây dựng:
– Nhóm các sản phẩm vật liệu xây dựng có chứa sợi vô cơ và sợi hữu cơ tổng hợp.
– Nhóm các sản phẩm phụ gia cho xi măng và bê tông.
– Nhóm các sản phẩm xi măng và clinker xi măng.
– Nhóm các sản phẩm về gạch và đá ốp lát.
– Nhóm sản phẩm về các loại cửa: cửa sổ, cửa đi,…
– Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh.
– Nhóm sản phẩm hợp kim nhôm định hình hay ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo.
– Nhóm sản phẩm về sơn cũng như vật liệu chống thấm hay vật liệu xảm khe,…
– Nhóm các sản phẩm về thông tin và truyền thông: máy vi tính, laptop,, điện thoại di động, các thiết bị truyền thông,…
– Nhóm các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ giao thông – vận tải: gương xe, lốp xe, kính xe, các thiết bị giám sát hành trình đi, xe đạp điện,…
– Các nhóm sản phẩm khác theo quy định của pháp luật.