Trong giai đoạn hiện nay, có nhiều mẫu báo cáo được sử dụng hiện nay. Một trong số đó là mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng. Vậy, mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng là gì và có nội dung cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mẫu báo cáo này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng được hiểu như thế nào?
- 2 2. Mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng:
- 3 3. Hướng dẫn cách soạn và những lưu ý khi soạn mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng:
- 4 4. Tác dụng của mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng:
- 5 5. Các khoản thu, chi của doanh nghiệp:
1. Mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng được hiểu như thế nào?
Trong tất cả các mẫu báo cáo thì báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng là loại báo cáo có ý nghĩa quan trọng hơn cả. Bởivì loại báo cáo này phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp. Mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng là mẫu báo cáo được những nhân viên lập ra để nhằm
Mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng được sử dụng vào mục đích sau đây:
Mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng cũng khá giống khi so sánh với các bản báo cáo khác như báo cáo tiến độ công việc thi công, báo cáo thực hiện mục tiêu công ty, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo doanh thu hay là báo cáo đánh giá rủi ro. Từ định nghĩa được nêu trên về mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng chúng ta có thể hiểu, báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng là loại báo cáo ghi chép lại toàn bộ những thu chi phát sinh trong doanh nghiệp của nhân viên chuyên trách và báo cáo này sẽ được trình lên cấp của họ.
Mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng có chức năng, nhiệm vụ là quản lý nguồn tài chính của doanh nghiệp vì thế mà việc báo cáo thu chi tài chính nội bộ của doanh nghiệp sẽ do Bộ phận Kế toán thực hiện.
2. Mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….,ngày …tháng…năm….
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THU CHI TÀI CHÍNH …
Đơn vị tính: ……. đồng
Số hiệu Tài khoản | Nội dung | Số phát sinh trong năm | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 |
I | THU NHẬP | ||
Thu nhập hoạt động nghiệp vụ | |||
Chi tiết từng khoản mục thu nhập | |||
……………. | |||
Thu hoạt động tài chính | |||
……………. | |||
Thu nhập khác | |||
……………. | |||
II | CHI PHÍ | ||
Chi phí hoạt động nghiệp vụ | |||
Chi tiết từng khoản mục chi phí | |||
……………. | |||
Chi trích lập dự phòng rủi ro | |||
Chi phí dự phòng rủi ro bảo lãnh | |||
Chi phí dự phòng tài chính | |||
Chi từ hoạt động tài chính | |||
Chi phí cho cán bộ, nhân viên Quỹ | |||
……………. | |||
Chi phí cho quản lý và công vụ | |||
Chi về tài sản | |||
Chi phí khác | |||
……………. | |||
III | CHÊNH LỆCH THU CHI (III = I – II) |
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký và ghi rõ họ tên)
PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN
(Ký và ghi rõ họ tên)
GIÁM ĐỐC
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn cách soạn và những lưu ý khi soạn mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng:
Nội dung cơ bản của mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng:
Mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng giúp phản ánh tình hình hoạt động cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp, cũng chính vì thế báo cáo thu chi tài chính nội bộ cần có các nội dung cơ bản sau đây:
– Quốc hiệu – Tiêu ngữ.
– Địa điểm và thời gian báo cáo.
– Tên báo cáo thu chi tài chính nội bộ.
– Doanh thu trên hóa đơn phát sinh.
– Chi phí phát sinh theo hóa đơn.
– Chữ ký xác nhận đại diện các đối tượng liên quan.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng của doanh nghiệp có nội dung rất đơn giản, mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng không chứa nhiều nội dung. Tuy nhiên, điều đặc biệt cần lưu ý đối với mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng là các thông tin được đưa vào báo cáo phải chính xác tuyệt đối.
Cách soạn và những lưu ý khi soạn mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng:
Thông thường, việc soạn thảo mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng sẽ do Bộ phận kế toán đảm nhiệm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách soạn một báo cáo chuyên nghiệp.
– Thứ nhất: Chủ thể là người soạn mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng cần đảm bảo đưa đủ các nội dung cần thiết vào báo cáo thu chi tài chính nội bộ.
– Thứ hai: Chủ thể là người soạn mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng cần điền đầy đủ thông tin vào từng mục cụ thể.
Điều này có nghĩa là chủ thể người soạn báo cáo cần đưa đầy đủ các thông tin về hoạt động thu chi của doanh nghiệp theo từng mục tương ứng. Nhưng việc điền thông tin phải khoa học, chính xác và đúng quy định.
– Thứ ba: Chủ thể là người soạn mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng cần trình bày báo cáo một cách rõ ràng, trình bày theo đúng phông chữ, cỡ chữ mà Công ty yêu cầu.
Như vậy, trên đây là nội dung và cách soạn và những lưu ý khi soạn mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng. Việc soạn thảo mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng có ý nghĩa và những vai trò rất quan trọng trong thực tiễn và giúp cho quá trình thực hiện thu chi, theo dõi thu chi của doanh nghiệp trở nên chính xác, thuận lợi hơn.
Cần lưu ý rằng, báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng luôn cần có những con số cụ thể đi kèm. Chính vì thế mà việc chèn thêm một file excel có chứa các con số về tình hình thu chi của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng trở nên đáng tin cậy hơn.
4. Tác dụng của mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng:
Như chúng ta đã nhắc đến ở trên, mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng mang lại rất nhiều ý nghĩa đối với các chủ thể là những cá nhân và doanh nghiệp. Theo đó, đối với nhân viên kế toán nội bộ thì báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng góp phần phản ánh tình hình hoạt động của họ để nhằm mục đích báo cáo lên cấp trên về những công việc mà họ đã thực hiện. Còn đối với doanh nghiệp, báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng đem lại nhiều lợi ích cụ thể như mẫu báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng giúp bộ phận quản lý của doanh nghiệp nắm được tình hình hoạt động của dòng tiền ra vào trong công ty cũng như giúp họ kiểm tra và theo dõi được năng lực làm việc của các nhân viên trong công ty.
Bên cạnh đó thì báo cáo thu chi, theo dõi thu chi nội bộ hàng tháng cũng thể hiện được một phần năng lực của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ sẽ có hoạt động thu chi sẽ diễn ra thường xuyên. Qua đó, các chủ thể là những khách hàng hoặc đối tác có thể đánh giá được năng lực thực sự của doanh nghiệp và các khách hàng cũng từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư/hợp tác hay không đầu tư/không hợp tác với các doanh nghiệp.
5. Các khoản thu, chi của doanh nghiệp:
Các khoản thu của doanh nghiệp:
Các khoản thu của doanh nghiệp sẽ đến từ các nguồn cụ thể như sau:
– Doanh thu doanh nghiệp có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh: đây là khoản thu chính từ công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
– Doanh thu doanh nghiệp có được từ chuyển nhượng: đây là khoản thu có được từ việc chuyển nhượng vốn, bất động sản, dự án đầu tư, chứng khoán hay chuyển nhượng quyền sở hữu.
– Doanh thu doanh nghiệp có được từ việc cho thuê tài sản.
– Doanh thu doanh nghiệp có được từ việc chuyển nhượng, thanh lý.
– Doanh thu doanh nghiệp có được từ các khoản thu đến từ những khoản nợ khó đòi đã đòi được hay khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
Các khoản chi của doanh nghiệp:
– Chi phí vật liệu, công cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
– Chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản bảo hiểm và các khoản trích trên lương.
– Chi phí khấu hao tài sản cố định.
– Chi phí thuê mặt bằng.
– Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, và nhiều khoản khác).
– Chi phí bằng tiền khác (hội nghị khách hàng, tiếp khách).
Để nhằm mục đích có thể thực hiện quản lý thu chi một cách hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ cần phải xác định rõ các khoản thu chi và tạ lập ra một sơ đồ quản lý. Khi các khoản thu, chi và quỹ doanh nghiệp được ghi chép một cách rõ ràng và có quy củ thì công việc quản lý của các doanh nghiệp cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Kiểm soát chi phí doanh nghiệp có nhưncg ý nghĩa rất quan trọng và các chi phí trong doanh nghiệp mang ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nếu như không có sự kiểm soát gắt gao thì rất có thể sẽ dễ gây thất thoát và đẩy doanh nghiệp đến bên bờ vực phá sản.