Mẫu báo cáo thành tích cá nhân của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là một tài liệu báo cáo về hoạt động và thành tích của người đứng đầu trường học trong một khoảng thời gian nhất định. Dưới đây là bài viết về: Mẫu báo cáo thành tích cá nhân Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu báo cáo thành tích cá nhân Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là gì?
- 2 2. Mẫu báo cáo thành tích cá nhân Hiệu trưởng:
- 3 3. Mẫu báo cáo thành tích cá nhân Phó hiệu trưởng:
- 4 4. Nội dung mấu báo cáo thành tích cá nhân Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng:
- 5 5. Vai trò của Mẫu báo cáo thành tích cá nhân Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng:
1. Mẫu báo cáo thành tích cá nhân Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là gì?
Mẫu báo cáo thành tích cá nhân của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là một tài liệu báo cáo về hoạt động và thành tích của người đứng đầu trường học trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo này thường được sử dụng để đánh giá và đánh giá năng lực của người đứng đầu trường học.
2. Mẫu báo cáo thành tích cá nhân Hiệu trưởng:
PHÒNG GD&ĐT … TRƯỜNG… | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc __________________ …, ngày….. tháng…..năm…. |
BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN
I – SƠ YẾU LÝ LỊCH:
Họ và tên:…
Sinh ngày:…
Quê quán:…
Trú quán:…
Đơn vị công tác: Trường…
Chức vụ hiện nay: Hiệu trưởng
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:…
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC:
1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao: Hiệu trưởng trường…
2. Thành tích đạt được của cá nhân.
2.1. Sơ lược thành tích của đơn vị:
– Hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch năm học đã đề ra.
– Tham gia đầy đủ các phong trào, các cuộc thi do cấp trên phát động có hiệu quả cao.
2.2. Thành tích đạt được của cá nhân:
– Với nhiệm vụ được giao phụ trách chuyên môn, bản thân tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ theo đúng kế hoạch đã đề ra.
– Tích cực bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dưới nhiều hình thức giúp giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
– Huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt kế hoạch giao.
– Tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đúng đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng an toàn thực phẩm.
– Xây dựng bầu không khí thân thiện, đoàn kết trong tập thể sư phạm.
– Tham gia đầy đủ các phong trào, các cuộc thi có hiệu quả cao: Giải nhất cuộc thi: Cán bộ quản lý giỏi”cấp Huyện năm học …, các cuộc thi do các cấp phát động đều đạt giải nhất, nhì; đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh năm học …. và năm học…
– Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động phụ huynh học sinh tu sửa một số hạng mục công trình ở 3 cụm.
– Xây dựng môi trường sư phạm: Xanh – sạch – đẹp, an toàn thân thiện.
2.3. Các biện pháp đổi mới công tác quản lý:
– Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá, thực hiện tốt 3 công khai 4 kiểm tra, công bằng trong kiểm tra, đánh giá.
– Thực hiện tốt công tác kiểm tra chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng các giờ dạy của giáo viên.
– Luôn gương mẫu đi đầu trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, xây dựng cá nhân điển hình trong phong trào thi đua. Từ đó nhân diện ra các tổ và toàn trường.
– Tích cực tự học tự bồi dưỡng, tích lũy kiến thức cho bản thân, góp phần lãnh chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.
2.4. Các công tác khác:
– Bản thân và gia đình luôn thực hiện đúng, đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh được chị em trong tập thể sư phạm tín nhiệm.
– Tích cực học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị thông qua các tập san, chuyên đề, qua ti vi, báo…. đảm bảo không lạc hậu về thông tin và có sức lan tỏa trong tập thể nhà trường.
– Tham gia công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể, lãnh chỉ đạo đơn vị tham gia đầy đủ các phong trào thi đua, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội từ thiện… do đơn vị và địa phương tổ chức.
– Tích cực tham mưu, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, giáo viên thông qua các ngày lễ, ngày tết…. đảm bảo cho chị em yên tâm công tác và yêu trường, yêu lớp.
III – CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG:
1. Danh hiệu thi đua:
Năm | Danh hiệu thi đua | Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành |
2. Hình thức khen thưởng:
Năm | Hình thức khen thưởng | Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành | |
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NHẬN XÉT, XÁC NHẬN | Người báo cáo |
3. Mẫu báo cáo thành tích cá nhân Phó hiệu trưởng:
PHÒNG GD – ĐT TRƯỜNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
…, ngày ….tháng …. năm ….
BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN
Đề nghị: UBND Tỉnh tặng bằng khen / Công nhận Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Năm học……
Kính gửi: | – Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh …. – Hội đồng thi đua các cấp Thành Phố…. |
1. Sơ lược tiểu sử cá nhân.
– Họ và tên:…
– Ngày sinh:…
– Quê quán:….
– Nơi ở thường trú:…
– Chức vụ: Phó hiệu trưởng
– Đơn vị công tác: Trường …
– Trình độ chuyên môn: Cử nhân khoa học
– Nhiệm vụ được giao: Hiệu phó chuyên môn
– Ngày vào trường: …
– Quá trình công tác:
+ Từ tháng … đến …. là giáo viên dạy trường …
+ Từ tháng … đến …là giáo viên trường …
+ Từ tháng … đến … là phó hiệu trưởng trường …
+ Từ tháng … đến nay là phó hiệu trưởng trường Mầm non …
– Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ:
* Thuận lợi:
+ Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh về cơ sở vật chất cũng như về tinh thần trong các ngày hội, ngày lễ.
+ Đội ngũ giáo viên nhà trường luôn nhiệt tình, có ý thức vươn lên và có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác.
* Khó khăn:
+Nhà trường có nhiều phân hiệu lẻ nằm rải rác, mỗi phân hiệu cách xa nhau từ 2- 3 km nêu rất khó khăn cho việc đi lại quản lý.
+ Một số giáo viên tuổi đời cao nên tiếp thu chậm với chương trình giáo dục Mầm non Mới và công nghệ thông tin hiện nay.
I. Thành tích đã đạt được:
1. Thành tích của trường
* Năm học …
+ Trường tiên tiến cấp cơ sở.
+ Công đoàn vững mạnh xuất sắc
+ Tổ lao động tiên tiến: 1
+ Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 1
+ Giáo viên giỏi cấp cơ sở: 2
* Năm học …
+ Trường tiên tiến cấp cơ sở.
+ Công đoàn vững mạnh xuất sắc
+ Tổ lao động tiên tiến: 1
+ Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 2
+ Giáo viên giỏi cấp cơ sở: 3
* Năm học…
+ Trường tiên tiến cấp cơ sở.
+ Công đoàn vững mạnh xuất sắc
+ Tổ lao động tiên tiến: 1
+ Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh:1; cấp cơ sở: 1
+ Giáo viên giỏi cấp tỉnh: 1; cấp cơ sở: 4
* Năm học…
+ Trường tiên tiến cấp cơ sở.
+ Công đoàn vững mạnh xuất sắc
+ Tổ lao động tiên tiến: 1
+ Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh: 1; cấp cơ sở: 2
+ Giáo viên giỏi cấp tỉnh: 2; Cấp cơ sở: 5
* Năm học …
+ Trường tiên tiến cấp cơ sở.
+ Công đoàn vững mạnh xuất sắc
+ Tổ lao động tiên tiến: 1
+ Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh: 1; cấp cơ sở: 2
+ Cấp cơ sở: 6
2. Thành tích cá nhân:
Trong năm học …Trường … thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục mầm non Mới ở các độ tuổi. 100% các lớp đều thực hiện. Xong bản thân tôi là người quản lí về chuyên môn của nhà trường nên tôi luôn băn khoăn, trăn trở. Làm thế nào? để tập thể giáo viên tiếp cận chương trình giáo dục Mầm non Mới có hiệu quả và chất lượng. Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch rõ ràng, giao nhiệm vụ trọng tâm cho các tổ, các cá nhân từng giáo viên rất cụ thể. Nên năm học …………vừa qua đã gặt hái được nhiều thành tích rất đáng kể.
3. Phẩm chất đạo đức, lối sống.
Trong năm học vừa qua tôi luôn an tâm công tác, lập trường tư tưởng vững vàng, không dung túng trước kẻ xấu. Nâng cao bản lĩnh của người giáo viên nhân dân thông qua các đợt học tập làm theo tấm gương đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, luôn gương mẫu trong công việc và đồng nghiệp. Chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước. Thực hiện tốt quy chế của ngành, nội qui của cơ quan. Thực hiện tốt ngày giờ công, có lối sống lành mạnh, phẩm chất trong sáng của người quản lý giáo dục, có tinh thần đoàn kết với đồng nghiệp, cư xử đúng mực với giáo viên và phụ huynh, yêu thương gần gũi với trẻ. Luôn tự giác trong công việc. Có lối sống trung thực, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau. Có tinh thần phê và tự phê. Tác phong nhanh nhẹn biết phối kết hợp trong công tác chỉ đạo và tham mưu với các cấp lãnh đạo.
4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao:
* Công tác giáo dục:
Là người quản lý về công tác chuyên môn của nhà trường tôi luôn xác định rõ vai trò của mình.
- Lên kế hoạch cụ thể trong năm học theo từng tháng.
- Tổ chức họp chuyên môn Nhà trường vào thứ 7 tuần 1 hàng tháng, họp tổ chuyên môn tuần 2,3 hàng tháng.
- Đảm bảo ngày giờ công cao, hoàn thành tốt công việc của cấp trên giao cho.
– Tạo mọi điều kiện cho chị em được tham gia vào các lớp học bồi dưỡng do Phòng Giáo dục mở, tham gia các lớp học điểm để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
- Phân công chức năng rõ ràng cho từng giáo viên cụ thể, trực tiếp theo dõi và đôn đốc chị em thực hiện tốt chuyên môn.
- Phối hợp cùng Ban phụ huynh Nhà trường tổ chức các cuộc họp phụ huynh để tuyên truyền kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục Mầm non Mới.
- Luôn luôn kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, dự giờ giáo viên để rút kinh nghiệm kịp thời.
- Thực hiện các chuyên đề do ngành chỉ đạo: Cụ thể
“Chuyên đề làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, chuyên đề tích hợp giáo dục các chủ đề, chuyên đề tạo môi trường giáo dục cho trẻ’’…. Nhà trường chọn lớp điểm, tổ chức thi giáo viên giỏi chuyên đề, tổ chức hội thi “làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo”, hội thi “Bé với an toàn giao thông’’.
– Kết quả đạt trong năm:
+ Soạn giảng: 30 bộ giáo án
Tốt: 10/30 = 33 %
Khá: 13/30 = 43%
ĐYC: 7/30 = 24%
+ Giờ dạy: 270 tiết
Trong đó: Tốt: 122 đạt 45%
Khá: 121 đạt 45%
ĐYC: 27 đạt 10%
+ Giáo viên giỏi cấp tỉnh: 1 Đ/C …
+ Giáo viên giỏi cấp trường: 11 đ/c
– Đối với trẻ:
+ Bé chuyên cần: 98%
+ Bé ngoan: 100%
+ Bé sạch: 100%
+ Bé chăm: 97%
* Công tác nuôi dưỡng
Xác định rõ công tác nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe cho trẻ có tầm quan trọng trong trường mầm non. Để đảm bảo cho sức khỏe của các cháu ngày một tốt hơn tạo sự tin tưởng và yên tâm của gia đình các cháu. Tôi đã thường xuyên kiểm tra và chỉ đạo tổ dinh dưỡng thực hiện đầy đủ các bước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhập thực phẩm an toàn có nguồn gốc, từng khâu chế biến phải đảm bảo vệ sinh, hàng ngày có thực phẩm lưu để theo dõi.
– Bảo đảm cho trẻ ăn đủ chất đủ lượng hết khẩu phần .
– Phối hợp với y tế khám bệnh định kỳ, kiểm tra sức khỏe thường xuyên về cân nặng, chiều cao để nắm rõ từng bước phát triển thể lực của trẻ.
– 100% các cháu có biểu đồ theo dõi theo quí.
– Chỉ đạo cho trẻ ở trường được tiêm chủng 100%.
– Duy trì 14 lớp bán trú với 518 trẻ ăn ngủ tại trường để gia đình các cháu yên tâm các cháu đều mạnh khỏe tăng cân với tỷ lệ.
+ Đối với tỷ lệ sức khỏe: Kênh A: 516/518 = 99,6%
Kênh B: 0,2/518 = 0,3%
Công tác bồi dưỡng:
Nhà trường tuy được sự quan tâm nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các cơ quan đơn vị, các bậc phụ huynh. Xong do nhu cầu học sinh ngày càng cao vì vậy.
– Dụng cụ, đồ dùng, đồ chơi thiếu không đủ trang thiết bị để phục vụ cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho các cháu.
– Tôi đã tìm tòi, suy nghĩ vận dụng hết khả năng của mình bàn bạc với BGH nhà trường, với ban đại diện phụ huynh học sinh. Vận động phụ huynh học sinh tham gia ủng hộ để mua sắm thêm ti vi, đầu đĩa với tổng số 14 bộ/ 14 lớp, vận động phụ huynh thu gom những đồ phế thải để tham gia hội thi “làm đồ dùng đồ chơi tự tạo” phục vụ vào hoạt động hàng ngày cho trẻ học tập.
– Tổ chức các chuyên đề, hội thi trong nhà trường để các giáo viên tham gia cùng nhau rút kinh nghiệm
– Phối hợp cùng phụ huynh tuyên truyền kiến thức giáo dục trẻ theo khoa học.
– Kết quả cụ thể:
– Chuyên đề “Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo”
* Tổ chức dạy ở 2 độ tuổi: (Mẫu giáo 5T, 4T) – Đạt 3 tiết tốt.
+ LVPT nhận thức, Khám phá môi trường xung quanh: “Bé với thiên nhiên, – Lớp MG 5 T do cô Nguyễn Thị Trang.
+ Lĩnh vực Phát triển thể chất: “Chạy nhanh 15 m” – Lớp MG 5 T, do cô Trần Hải Ngọc.
+ Khám phá khoa học “Qua trình phát triển của con gà”- Lớp MG 4 T, do cô Lê Thị Thanh Thảo.
– Chuyên đề: “Tích hợp giáo dục các chủ đề cho trẻ Mầm non”
* Tổ chức dạy ở các độ tuổi: (Nhà trẻ 24-36 Tháng, 3 tuổi, 5 tuổi) – Đạt tốt.
+ LVPTNT, Khám phá về các loại quả ” – Lớp 5 Tuổi, do cô Nguyễn Thị phượng.
+ LVPTTM: Biểu diễn bài “cô và mẹ, cả nhà thương nhau”- Lớp 3 Tuổi, Cô Bùi Thị Thu Loan
+ LVPTTM: “Dán ảnh gia đình bé – Nhóm 24-36 tháng, Cô Phạm Thị Nhung
* Hội thi: “Làm đồ dùng đồ, chơi tự tạo’’ cấp trường
Trong đó có 14 lớp tham gia ở 3 phân hiệu :
Giải Nhất = 1: Lớp MG 5TA3
Giải Nhì = 2: Lớp MG 5TC1, Lớp MG 4TA1
Giải ba = 3: Lớp MG 4 TA2, lớp MG 3 Tuổi A, Lớp 4 Tuổi B2
* Hội thi: “Làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo’’ Cấp Thành phố
– Nhà trường đạt giải khuyến khích cấp thành phố năm học 2011-2012
Các công tác khác:
– Tôi luôn chấp hành tốt các công việc của đoàn thể giao cho.
– Động viên chị em cùng chấp hành nghiêm chỉnh các công việc nhiệm vụ của đoàn thể.
– Tổ chức thăm hỏi chị em khi ốm đau.
Thực hiện tốt những qui định của địa phương, quan hệ đúng mực với làng xóm nơi cư trú.
– Trong quan hệ gia đình, tôi luôn là người vợ thủy chung, người mẹ mẫu mực. Gia đình tôi luôn được công nhận là gia đình văn hóa mới.
III. Các hình thức khen thưởng đã ghi nhận:
Trong những năm học vừa qua bản thân tôi không ngừng phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện về mọi mặt và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao cụ thể là:
1. Danh hiệu đạt được trong 3 năm liên tục:
Năm học | Các thành tích đã đạt được |
… | – Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. – Đảng viên đủ tư cách hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ năm 2010. – Giấy khen của UBND phường … “Giáo viên đạt thành tích năm học …” |
… | – Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở – Đảng viên đủ tư cách hoàn thành Xuất sắc nhiệm vụ ….. – Giấy khen của UBND phường…. “Giáo viên đạt thành tích năm học …. |
… | – Đăng ký danh hiệu: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở |
2. Các sáng kiến kinh nghiệm được Hội đồng khoa học Thành phố ….công nhận:
– Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên.
– Một số biện pháp nâng cao chất lượng đổi mới hình thức giáo dục trẻ 5 tuổi.
– Kính nghiệm cách làm một số đồ dùng, đồ chơi tự tạo cho trẻ mầm non.
Trên đây là một số thành tích của cá nhân tôi đã đạt được trong những năm học vừa qua. Tuy kết quả đạt chưa cao nhưng đó là nguồn động viên lớn lao để tôi tiếp tục phấn đấu và rèn luyện trong những năm học tiếp theo.
Kính đề nghị UBND Tỉnh, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tỉnh …. xét duyệt tặng bằng khen năm học ….cho cá nhân tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của nhà trường | Người viết báo cáo |
Xác nhận của UBND Phường …. | Xác nhận của phòng GD&ĐT Cẩm Phả … |
4. Nội dung mấu báo cáo thành tích cá nhân Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng:
Mẫu báo cáo thành tích cá nhân của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng thường bao gồm các phần sau:
– Thông tin cá nhân: Thông tin về họ và tên, chức danh, đơn vị công tác, thời gian đảm nhiệm chức vụ, v.v.
– Tóm tắt hoạt động và thành tích: Tóm tắt về các hoạt động và thành tích đạt được trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, bao gồm các lĩnh vực như giáo dục, quản lý, tài chính, đào tạo và phát triển nhân lực, v.v.
– Phân tích và đánh giá: Phân tích và đánh giá các hoạt động và thành tích đạt được, bao gồm điểm mạnh và điểm yếu, những điều đã được làm tốt và những điều cần cải thiện.
– Đề xuất và kiến nghị: Đề xuất và kiến nghị các biện pháp cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động và quản lý của trường học.
– Kết luận và triển vọng: Tổng kết về kết quả đạt được, triển vọng phát triển trong tương lai và cam kết thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ trong thời gian tới.
5. Vai trò của Mẫu báo cáo thành tích cá nhân Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng:
Mẫu báo cáo thành tích cá nhân của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và định hướng phát triển của trường học. Nó giúp cho các đối tượng liên quan như Hội đồng trường, Sở Giáo dục và đào tạo, cũng như các bên liên quan khác có cái nhìn tổng quan về hoạt động và thành tích của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trong thời gian đảm nhiệm chức vụ. Bên cạnh đó, nó còn giúp người đứng đầu trường học tự đánh giá.