Hiện nay, theo quy định pháp luật khi công ty, doanh nghiệp khi giải thể hoặc tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn thì doanh nghiệp, công ty phải tiến hành thủ tục báo cáo thanh lý tài sản công ty (doanh nghiệp). Vậy, mẫu báo cáo thanh lý tài sản công ty (doanh nghiệp) mới nhất được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo thanh lý tài sản công ty (doanh nghiệp) mới nhất?
Mẫu báo cáo thanh lý tài sản công ty (doanh nghiệp) mới nhất được soạn thảo như sau:
(Tên doanh nghiệp) Số: … | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …, ngày … tháng … năm … |
BÁO CÁO
Về việc thanh lý tài sản doanh nghiệp
Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố …(ghi địa phương cấp tỉnh/thành phố trực thuộc TW nơi doanh nghiệp đặt trụ sở – ví dụ: tỉnh Bắc Ninh, Thành phố Hà Nội,…);
Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):..
Mã số doanh nghiệp: … do … Cấp ngày …
Địa chỉ trụ sở chính: …
Họ tên chủ doanh nghiệp:
Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): … Giới tính: ….
Chức danh: …
Sinh ngày: …./… /…Dân tộc: … Quốc tịch: …
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: …
Ngày cấp: …./…. /…. Nơi cấp: …
Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND/CCCD): ….
Số giấy chứng thực cá nhân: …
Ngày cấp: …. /… /…. Ngày hết hạn: … /…. /… Nơi cấp: …
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn: …
Xã/Phường/Thị trấn: ….
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …
Tỉnh/Thành phố: ….
Quốc gia: ….
Chỗ ở hiện tại:
Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn: ….
Xã/Phường/Thị trấn: …
Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ….
Tỉnh/Thành phố: ….
Quốc gia: …..
Điện thoại: …. Fax: ….
Email: ….Website: ….
Báo cáo về kết quả thanh lý tài sản như sau:
Theo trình tự và thủ tục chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, các thành viên của doanh nghiệp đã họp và tiến hành các thủ tục thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
Từ sau khi được Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố … (nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp không tiến hành thuê và ký kết
1) Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp:
– Nợ thuế: … (Không có/ đã thanh toán đầy đủ vào ngày …/…/…, kèm theo báo cáo tóm tắt hoặc văn bản xác nhận);
– Nợ phải trả, nợ phải thu: … (Không có/ đã thanh toán đầy đủ vào ngày …/…/…, kèm theo báo cáo tóm tắt);
2) Thanh lý các hợp đồng của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp đã thanh lý xong tất cả các hợp đồng, cụ thể như sau: (Nêu rõ tên và thời điểm thanh lý của từng hợp đồng/ loại hợp đồng)….
3) Thanh lý các tài sản của doanh nghiệp:
STT | Loại tài sản | Số lượng | Giá trị còn lại (đồng) | Lý do |
1 | Tài sản | …… | …… | |
2 | Tiền mặt | …… | …… | |
TỔNG CỘNG | …… | ……. |
4) Nghĩa vụ thuế:
Doanh nghiệp đã thanh toán hết tất cả các nghĩa vụ thuế với Nhà nước và giao nộp tất cả các sổ sách, chứng từ, mã số thuế cho cơ quan thuế. (kèm theo văn bản xác nhận)
5) Quyền lợi người lao động:
Đã hoàn tất xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ
6.
Doanh nghiệp đã gửi Quyết định giải thể đến cơ quan Đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và niêm yết công khai tại trụ sở chính/ chi nhánh của doanh nghiệp.
Việc thanh lý tài sản, các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp đã hoàn thành. Doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác về các nội dung trên.
Nơi nhận: – Như trên; – Cơ quan Đăng ký kinh doanh; – Cơ quan thuế quản lý trực tiếp – UBND phường, xã; – Lưu VP: | ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
2. Các nội dung cơ bản của báo cáo thanh lý tài sản công ty:
Mẫu báo cáo thanh lý tài sản công ty (doanh nghiệp) được hiểu là văn bản mà các công ty (doanh nghiệp), đơn vị, cơ quan, tổ chức cụ thể soạn thảo, lập ra để công ty (doanh nghiệp) tiến hành việc liệt kê danh mục tài sản cần thanh lý vì các lý do như báo cáo tình hình công ty, công ty (doanh nghiệp) tiến hành việc giải thể.
Mẫu báo cáo thanh lý tài sản công ty (doanh nghiệp) mới nhất phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ: được trình bày góc phải trang giấy chiếm 2/3 trang;
– Tên công ty (doanh nghiệp) chiếm 1/3 trang nằm góc trái trang giấy;
– Địa điểm, ngày, tháng, năm soạn thảo báo cáo thanh lý tài sản công ty (doanh nghiệp);
– Tên văn bản: Báo cáo thanh lý tài sản công ty (doanh nghiệp);
– Nơi gửi: Tên cơ quan, đơn vị nhận báo cáo thanh lý tài sản công ty (doanh nghiệp);
– Căn cứ, cơ sở ban hành báo cáo thanh lý tài sản công ty (doanh nghiệp);
– Nội dung báo cáo:
+ Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
+ Thanh lý các hợp đồng của doanh nghiệp;
+ Thanh lý các tài sản của doanh nghiệp (Ghi rõ việc thanh lý tài sản, phân chia tiền mặt của doanh nghiệp và ngày hoàn thành);
+ Nghĩa vụ thuế;
+ Quyền lợi người lao động;
+
– Nơi nhận, ký và ghi rõ họ tên.
3. Quy trình, thủ tục báo cáo thanh lý tài sản công ty:
Hiện nay, tại các công ty (doanh nghiệp) khi tiến hành thanh toán tài sản phải tiến hành thành lập Hội đồng thanh lý tài sản. Hội đồng thanh lý tài sản có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản theo đúng trình tự, thủ tục như sau:
Bước 1: Soạn thảo Đơn đề nghị thanh lý tài sản
Công ty (doanh nghiệp) sẽ căn cứ vào kết quả kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi, sử dụng tài sản tại doanh nghiệp, bộ phận hoặc phòng ban có tài sản cần thanh lý của công ty (doanh nghiệp) phải tiến hành soạn thảo và lập đơn đề nghị để trình lãnh đạo công ty phê duyệt.
Nội dung đơn đề nghị cần phải có danh mục các tài sản cần thanh lý của các bộ phận hoặc phòng ban hoặc tài sản chung của công ty (doanh nghiệp).
Bước 2: Cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thanh lý tài sản
Bước 3: Tiến hành thành lập Hội đồng thanh lý tài sản
Trách nhiệm, nhiệm vụ của Hội đồng thanh lý tài sản bao gồm trách nhiệm, nhiệm vụ sau đây:
– Thống kê, số lượng, phân loại thu nhập hồ sơ kỹ thuật;
– Các giấy tờ liên quan đến tài sản,…
Hội đồng thanh lý tài sản có trách nhiệm đồng thời giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng tài sản và Hội đồng thanh lý tài sản tiến hành xác định tài sản tương xứng là bao nhiêu và tiến hành tổ chức, thực hiện việc thanh lý tài sản. Sau đó, tiến hành lựa chọn đối tác thanh lý tài sản.
Bước 4: Đánh giá, kiểm tra chất lượng tài sản và giá trị tài sản tương ứng
Hội đồng thanh lý tài sản sẽ đánh giá chất lượng còn lại của tài sản dựa trên các yếu tố như:
– Sổ bảo hành;
– Thời gian vận hành thực tế;
– Số lần sửa chữa, hao tốn nguyên liệu;
– Vai trò, mức độ cần thiết của tài sản.
Dựa trên kết quả đánh giá nêu trên mà Hội đồng thanh lý tài sản cũng xác định được giá trị còn lại của tài sản và đưa ra hình thức thanh lý đối vời từng loại tài sản.
Bước 5: Bán tài sản
Sau khi được đánh giá, kiểm tra tài sản, Hội đồng thanh lý tài sản có trách nhiệm bán tài sản dưới các hình thức như:
– Bán chỉ định;
– Ra thông báo bán công khai;
– Bán đấu giá,…
Sau khi Hội đồng thanh lý tài sản tiến hàn hoàn tất việc bán tài sản, khoản thu được sẽ được công ty (doanh nghiệp) dùng để thực hiện thanh toán khoản nợ và nghĩa vụ còn lại của công ty giải thể trong trường hợp công ty (doanh nghiệp) giải thể.
Sau khi đã tiến hành thanh toán xong các khoản nợ và nghĩa vụ còn lại của công ty. Khoản tiền còn lại sẽ được công ty (doanh nghiệp) chia cho các thành viên công ty theo tỷ lệ mà các thành viên đã góp vốn.
4. Mẫu báo cáo thanh lý tài sản công ty được sử dụng trong trường hợp nào?
Hiện nay, thông thường nhiều công ty (doanh nghiệp) tiến hành thanh lý tài sản khi cầm xem tình hình công ty (doanh nghiệp) hoặc trong trường hợp công ty (doanh nghiệp) giải thể công ty. Mẫu Báo cáo thanh lý tài sản được sử dụng khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 208
Do đó, khi tiến hành giải thể doanh nghiệp thì một trong những công việc doanh nghiệp phải thực hiện khi giải thể là thanh lý tài sản của doanh nghiệp và tiến hành lập báo cáo thanh lý tài sản nộp trong bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, chi nhánh,…