Hàng năm Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh sẽ phải thực hiện lập báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban nhằm báo cáo cho cơ quan cấp trên, báo cáo các số liệu và tình hình trên địa bàn. Vậy mẫu báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban có nội dung và hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban – Biểu số 03.N/BC-BDT là gì, mục đích của mẫu báo cáo?
Mẫu báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban là văn bản Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh thực hiện báo cáo nhằm mục đích báo cáo cho Ủy ban Dân tộc (Vụ Kế hoạch – Tài chính) với các nội dung báo cáo cụ thể về số liệu số học sinh người dân tộc thiểu số nghỉ học, lưu ban. Số liệu trong báo cáo này bao gồm các số liệu chi tiết chia theo cấp học và lớp học của các lớp.
Mục đích của mẫu báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban: Ủy ban Dân tộc (Vụ Kế hoạch – Tài chính) sẽ để nắm được tình hình số lượng các học sinh bỏ học, lưu ban trên địa bàn huyện, tỉnh. Vai tròn thực hiện báo cáo thuộc về Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh, cơ quan này sẽ lập mẫu báo cáo này nhằm mục đích báo cáo các số liệu rà soát thực tế trên địa bàn để cơ quan này cũng như Ủy ban Dân tộc nắm bắt được các số liệu để tiến hành các kế hoạch về giáo dục cũng như các bên liên quan thực hiện được các kế hoạch về giáo dục trên địa bàn.
2. Mẫu báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban – Biểu số 03.N/BC-UBDT:
Biểu số: 03.N/BC-UBDT Ban hành theo Thông tư số …/2018/TT-UBDT ngày …/10/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Ngày nhận báo cáo: 15/11 năm báo cáo | Số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban (Số liệu tính đến 31/5 năm báo cáo) | Đơn vị báo cáo: Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh Đơn vị nhận báo cáo: Ủy ban Dân tộc (Vụ Kế hoạch – Tài chính) |
TT | Chỉ tiêu | Tổng số học sinh dân tộc thiểu số đầu năm học (người) | Số học sinh dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban | Tỷ lệ học sinh DTTS bỏ học, lưu ban | |
Tổng số (người) | Nữ |
| |||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 |
| Tổng số |
|
|
|
|
1 | Học sinh Tiểu học |
|
|
|
|
1.1 | Học sinh bỏ học | x |
|
|
|
12 | Học sinh lưu ban | x |
|
|
|
– | Lớp 1 |
|
|
|
|
– | Lớp 2 |
|
|
|
|
– | Lớp 3 |
|
|
|
|
– | Lớp 4 |
|
|
|
|
– | Lớp 5 |
|
|
|
|
2 | Học sinh THCS |
|
|
|
|
2.1 | Học sinh bỏ học | x |
|
|
|
2.2 | Học sinh lưu ban | x |
|
|
|
– | Lớp 6 |
|
|
|
|
– | Lớp 7 |
|
|
|
|
– | Lớp 8 |
|
|
|
|
– | Lớp 9 |
|
|
|
|
3 | Học sinh THPT |
|
|
|
|
3.1 | Học sinh bỏ học | x |
|
|
|
3.2 | Học sinh lưu ban | x |
|
|
|
– | Lớp 10 |
|
|
|
|
– | Lớp 11 |
|
|
|
|
– | Lớp 12 |
|
|
|
|
Người lập biểu
| …, ngày … tháng … năm … |
Biểu số 03.N/BC-UBDT: Số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học năm học t là số phần trăm học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học năm học t trong tổng số học sinh người dân tộc thiểu số nhập học đầu năm học.
Tỷ lệ học sinh bỏ học được tính theo cấp.
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học cấp m trong năm học t (%) | = | Số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học cấp m năm học t | x 100 |
Tổng số học sinh người dân tộc thiểu số nhập học cấp m đầu năm học t |
m = I, II, III
Tỷ lệ học sinh lưu ban được tính theo lớp và theo cấp.
Tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học cấp m trong năm học t (%) | = | Số học sinh người dân tộc thiểu số lưu ban cấp m năm học t | x 100 |
Tổng số học sinh người dân tộc thiểu số nhập học cấp m đầu năm học t |
m = I, II, III
2. Cách ghi biểu
– Cột 1: Ghi tổng số học sinh dân tộc thiểu số đầu năm học theo cấp học và lớp học tương ứng với từng dòng của cột B, không ghi số liệu và dòng có đánh dấu “x”;
– Cột 2: Ghi tổng số học sinh dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban tương ứng với từng dòng của cột B;
– Cột 3: Ghi số học sinh nữ dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban tương ứng với từng dòng của cột B;
– Cột 4: Ghi tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số bỏ học, hoặc lưu ban tương ứng với từng dòng của cột B.
3. Nguồn số liệu
Sở Giáo dục và Đào tạo theo Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Nội dung chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc:
Căn cứ Điều 3, Thông tư 02/2018/TT-UBND quy định nội dung chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc:
1) Chế độ báo cáo thống kê công tác dân tộc được thực hiện theo các biểu mẫu và giải thích biểu mẫu tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này (Phụ lục 1 và Phụ lục 2).
2) Đơn vị báo cáo
Đơn vị báo cáo là Cơ quan công tác dân tộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc. Đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo ghi tên đơn vị vào góc trên bên phải của từng biểu mẫu thống kê.
3) Đơn vị nhận báo cáo
Đơn vị nhận báo cáo là Ủy ban Dân tộc (Vụ Kế hoạch – Tài chính) được ghi cụ thể trên bên phải của từng biểu mẫu, dưới dòng đơn vị báo cáo.
4) Ký hiệu biểu
Ký hiệu biểu gồm hai phần: phần số và phần chữ; phần số được đánh liên tục từ 01, 02, 03 …; phần chữ được ghi chữ in viết tắt, cụ thể: Nhóm chữ đầu phản ánh kỳ báo cáo (năm – N; nhiệm kỳ – K), nhóm 2 được viết như sau /BC- UBDT thể hiện biểu báo cáo thống kê của Ủy ban Dân tộc.
5) Kỳ báo cáo
Kỳ báo cáo thống kê là khoảng thời gian nhất định quy định đối tượng báo cáo thống kê phải thể hiện kết quả hoạt động bằng số liệu theo các tiêu chí thống kê trong biểu mẫu báo cáo thống kê. Kỳ báo cáo được ghi cụ thể dưới tên biểu của từng biểu mẫu thống kê. Kỳ báo cáo thống kê được tính theo ngày dương lịch, bao gồm:
Báo cáo thống kê định kỳ
– Báo cáo thống kê năm: Báo cáo thống kê năm được tính bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng đầu tiên của kỳ báo cáo thống kê cho đến ngày cuối cùng của tháng thứ mười hai của kỳ báo cáo thống kê đó;
– Báo cáo thống kê theo nhiệm kỳ: Báo cáo thống kê nhiệm kỳ được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của nhiệm kỳ báo cáo thống kê cho đến ngày cuối cùng của nhiệm kỳ báo cáo thống kê đó;
– Báo cáo thống kê theo năm học:
– Báo cáo thống kê giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, mỗi năm thực hiện 02 kỳ báo cáo:
+ Báo cáo đầu năm học: Thời điểm báo cáo là ngày 30 tháng 9.
+ Báo cáo cuối năm học: Thời điểm báo cáo là ngày 31 tháng 5.
Báo cáo thống kê đột xuất: Báo cáo thống kê đột xuất được thực hiện để giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thu thập các thông tin ngoài các thông tin thống kê được thu thập, tổng hợp theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ.
6) Thời hạn báo cáo
Ngày nhận báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên trái của từng biểu mẫu thống kê.
7) Hình thức gửi báo cáo
Các báo cáo thống kê được thực hiện bằng 2 hình thức: bằng văn và qua phần mềm chế độ báo cáo điện tử. Báo cáo bằng văn bản có thể bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Văn bản giấy phải có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; văn bản điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số của thủ trưởng cơ quan, đơn vị để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý số liệu.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về báo cáo số học sinh người dân tộc thiểu số bỏ học, lưu ban cũng như các nội dung về bỏ học, lưu ban và các nội dung khác.
Cơ sở pháp lý: