Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Biểu mẫu Luật

Mẫu báo cáo lao động nước ngoài không phải cấp giấy phép

  • 07/02/202307/02/2023
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    07/02/2023
    Biểu mẫu Luật
    0

    Hiện nay, việc người nước ngoài vào Việt Nam làm việc thông thường sẽ phải xin cấp giấy phép lao động. Tuy nhiên có những đối tượng không cần thực hiện việc xin cấp giấy phép. Dưới đây là mẫu báo cáo lao động nước ngoài không phải cấp giấy phép.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Mẫu báo cáo lao động nước ngoài không phải cấp giấy phép: 
      • 2 2. Người lao động nước ngoài là gì? 
      • 3 3. Các đối tượng người lao động nước ngoài tại Việt Nam không phải cấp giấy phép lao động: 
      • 4 4. Hồ sơ, thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động: 
        • 4.1 4.1. Hồ sơ xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động: 
        • 4.2 4.2. Trình tự xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động: 

      1. Mẫu báo cáo lao động nước ngoài không phải cấp giấy phép: 

      Tên đơn vị:……………….
      Địa chỉ:……………………
      Điện thoại:……………….
      Cơ quan chủ quản:……

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
      ———————–

      ……………, ngày…tháng…năm…

      BÁO CÁO DANH SÁCH TRÍCH NGANG VỀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
      KHÔNG PHẢI CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

      Kính gửi: Sở Lao động Thương binh và Xã hội

      STT

      Tên người lao động nước ngoài

      Năm sinh

      Quốc tịch

      Số hộ chiếu

      Ngày bắt đầu làm việc

      Ngày kết thúc làm việc

      Công việc đảm nhận

      Thuộc đối tượng

      Nam

      Nữ

      Không phải cấp GPLĐ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 105

      Người lao động vào để thực hiện các loại hợp đồng (trừ HĐLĐ)

      1  

       

       

       

                       
      2  

       

       

       

                       
       

      Tổng cộng

       

       

                     
      Nơi nhận:
      – Như trên;
      – Lưu VP.

      Ngày………tháng…….năm……….
      Người sử dụng lao động
      (Ký tên, đóng dấu)

      2. Người lao động nước ngoài là gì? 

      Người lao động nước ngoài hiện nay chưa có văn bản định nghĩa cụ thể nhưng căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được hiểu đó là những đối tượng công dân nước ngoài đến Việt Nam để làm việc theo các hình thức làm việc nhất định, ví dụ như thực hiện hợp đồng lao động; chào bán dịch vụ hay tình nguyện viên; di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;…

      3. Các đối tượng người lao động nước ngoài tại Việt Nam không phải cấp giấy phép lao động: 

      Căn cứ theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không phải xin cấp giấy phép lao động bao gồm: 

      – Đối tượng là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

      – Giữ vị trí là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.

      – Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ được quy định tại biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, trong đó có: thông tin, xây dựng, kinh doanh, giáo dục, phân phối, tài chính, môi trường, du lịch, y tế, văn hóa giải trí, vận tải.

      – Cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc các nhiệm vụ khác cho công tác xây dựng, nghiên cứu, thẩm định, quản lý, theo dõi đánh giá cũng như thực hiện các chương trình khác, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên cơ sở thỏa thuận tại các điều ước quốc tế về ODA đã thực hiện ký kết tại các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam và nước ngoài.

      – Người lao động nước ngoài vào Việt Nam được cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam bởi Bộ Ngoại giao theo đúng quy định của pháp luật.

      – Người lao động nước ngoài vào Việt Nam do được cử sang Việt Nam để thực hiện giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc hay các tổ chức, cơ sở được thành lập theo hiệp định mà Việt Nam đã thực hiện ký kết hoặc tham gia.

      Xem thêm: Người nước ngoài không bằng cấp có được làm việc tại Việt Nam?

      – Đối tượng là tình nguyện viên.

      – Đối tượng là người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc với thời gian dưới 30 ngày và không được quá 03 lần trong 01 năm ở các vị trí như:

      + Nhà quản lý.

      + Giám đốc điều hành.

      + Chuyên gia.

      + Lao động kỹ thuật.

      – Người lao động nước ngoài đến Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế được ký kết bởi cơ quan, tổ chức ở Trung ương theo quy định.

      – Đối tượng là những học sinh, sinh viên hiện đang học tập tại các đơn vị trường hay cơ sở đào tạo tại nước ngoài và được thực tập tại cơ quan, đơn vị, tổ chức doanh nghiệp ở Việt Nam nếu có sự thỏa thuận.

      Xem thêm: Mẫu giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

      – Hay đối tượng là các học viên tập sự, thực tập trên tàu biển của Việt Nam.

      – Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.

      – Đối tượng người lao động nước ngoài vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội nếu hộ chiếu công vụ vào làm việc.

      – Người lao động nước ngoài chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.

      – Người lao động nước ngoài vào Việt Nam thực hiện để giảng dạy, nghiên cứu và được xác nhận bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      – Người nước ngoài vào Việt Nam giữ vị trí là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. 

      – Người lao động nước ngoài vào Việt Nam thực hiện chào bán dịch vụ có thời hạn là dưới 03 tháng. 

      – Người lao động nước ngoài vào Việt Nam thực hiện nhiệm vụ xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh nếu như những chuyên gia Việt Nam hoặc chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

      Xem thêm: Mẫu báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài

      Thời gian vào là không quá 03 tháng. 

      – Người lao động nước ngoài vào Việt Nam là luật sư nước ngoài và đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo đúng quy định của luật luật sư.

      – Đối với trường hợp người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

      – Trường hợp đăng ký kết hôn giữa người nước ngoài và người Việt Nam sau đó sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

      4. Hồ sơ, thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động: 

      4.1. Hồ sơ xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động: 

      Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:

      – Mẫu văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động (mẫu số 09/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP).

      – Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

      – Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe của người lao động nước ngoài vào Việt Nam (bản chính hoặc bản sao có chứng thực)

      Xem thêm: Có được thử việc đối với người lao động nước ngoài không?

      – Hộ chiếu còn giá trị sử dụng (bản sao có chứng thực).

      – Tài liệu, giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không nằm trong diện phải cấp giấy phép lao động khi vào Việt Nam làm việc.

      4.2. Trình tự xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động: 

      Bước 1: Nộp hồ sơ:

      Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ những giấy tờ như trên thì nộp hồ sơ tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

      Bước 2:

      Phía người sử dụng lao động sẽ đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thực hiện việc xác nhận người lao động nước ngoài không nằm trong diện phải xin cấp giấy phép lao động nước ngoài.

      Thời gian giải quyết tối thiểu là 10 ngày, tính từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

      Lưu ý:

      Xem thêm: Mẫu sổ theo dõi người lao động nước ngoài đã được cấp phép

      Đối với đối tượng là người nước ngoài vào Việt Nam thực hiện chào bán dịch vụ dưới 03 tháng; luật nước nước ngoài vào Việt Nam được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam; người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống tại Việt Nam thì không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. 

      Tuy nhiên vẫn phải báo cáo với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc những thông tin của người lao động nước ngoài gồm: 

      + Họ và tên.

      + Tuổi. 

      + Quốc tịch. 

      + Số hộ chiếu. 

      + Thông tin tên người sử dụng lao động nước ngoài.

      + Thông tin ngày làm việc từ khi bắt đầu đến khi kết thúc làm việc trước khi ít nhất 03 ngày, tính từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam. 

      – Thời hạn xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tối đa là 02 năm.

      – Thời gian giải quyết: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động trong thời hajnb 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

      Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

      Bộ luật Lao động năm 2019. 

      Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. 

        Tải văn bản tại đây

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Lao động nước ngoài


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Mẫu giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

        Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, chiêu mộ được nhiều người lao động tài giỏi, lành nghề. Theo đó, doanh nghiệp phải giải trình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý hoạt động của doanh nghiệp về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của doanh nghiệp đó để được cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài.

        Mẫu sổ theo dõi người lao động nước ngoài đã được cấp phép

        Người lao động nước ngoài hiện là một đối tượng lao động phổ biến tại Việt Nam. Dưới đây là mẫu sổ theo dõi người lao động nước ngoài đã được cấp phép.

        Mẫu báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài

        Hiện nay một số doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài vào hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phát triển cơ hội việc làm cũng như chiêu mộ những lao động giỏi và lành nghề. Việc sử dụng lao động nước ngoài phải được lập thành báo cáo để gửi đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.

        Có được thử việc đối với người lao động nước ngoài không?

        Hiện nay, xuất phát từ nhu cầu và đòi hỏi về việc làm trong thời đại hội nhập hóa thì việc người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc ngày càng cao. Vậy khi người lao động nước ngoài thử việc tại Việt Nam có phải thử việc không?

        Người nước ngoài không bằng cấp có được làm việc tại Việt Nam?

        Người nước ngoài không bằng cấp có được làm việc tại Việt Nam? Trường hợp sử dụng người lao động nước ngoài không có bằng cấp có vi phạm pháp luật?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ