Hiện nay, việc kiểm tra chất lượng công trình, sản thẩm và lập thành báo cáo gửi cơ quan chủ quản (chủ đầu tư) diễn ra thường xuyên. Vậy báo cáo kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm là gì? Nội dung và hình thức của báo cáo được thể hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Báo cáo kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm là gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư 24/2018/TT-BTNMT quy định về kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản, đo đạc và bản đồ: “Kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ là quá trình giám sát, xác định khối lượng thực hiện, đánh giá chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật; theo đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đo đạc và bản đồ được phê duyệt và quy định pháp luật khác có liên quan.”
Và Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình sản xuất trên cơ sở tiến độ thi công đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán, nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy mà đơn vị thi công phải có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm và lập thành báo cáo gửi cho cơ quan chủ quản.
Báo cáo kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm là mẫu báo cáo do đơn vị thi công công trình lập ra gửi cho Cơ quan chủ quản ( chủ đầu tư) để báo cáo về toàn bộ việc kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm. Báo cáo kiểm tra chất lượng công trình phải đảm bảo đầy đủ nội dung liên quan đến chất lượng công trình sản phẩm để tiện cho việc nắm bắt của chủ đầu tư công trình.
Báo cáo kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm là văn bản dùng để ghi chép lại toàn bộ quá trình kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm của đơn vị thi công. Đồng thời, Báo cáo kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm là văn bản để cơ quan chủ quản ( chủ đầu tư) có thể nắm bắt được chất lượng của công trình, sản phẩm của mình.
2. Mẫu báo cáo kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ THI CÔNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(Địa danh), ngày tháng năm …
BÁO CÁO
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH, SẢN PHẨM
Công trình: Tên công trình hoặc hạng mục công trình
Thuộc dự án, Thiết kế KT-DT: Tên Thiết kế kỹ thuật – dự toán hoặc Dự án
I. Tình hình thực hiện công trình:
1. Đơn vị thi công:
2. Thời gian thực hiện: Từ tháng … năm ….. đến tháng …. năm ……
3. Lực lượng kỹ thuật và thiết bị thi công:
4. Khối lượng đã thi công:
Hạng mục công việc
Đơn vị tính
Khối lượng
Ghi chú
5. Tài liệu đã sử dụng trong thi công:
Nêu rõ nguồn gốc các tài liệu đã được sử dụng trong quá trình thi công.
6. Tổ chức thực hiện:
II. Tình hình kiểm chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ của đơn vị thi công:
1.Cơ sở pháp lý để kiểm tra:
– Thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nêu đầy đủ tên văn bản, số, ngày, tháng, năm của quyết định, cơ quan ra quyết định);
-Các văn bản tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật và quy định kiểm tra đã áp dụng trong quá trình kiểm tra nghiệm thu sản phẩm ghi rõ số và ngày, tháng, năm của quyết định, cơ quan ra quyết định ban hành.
2. Thành phần kiểm tra: (nêu rõ họ và tên, chức vụ các thành viên kiểm tra nghiệm thu).
3. Nội dung và mức độ kiểm tra sản phẩm: (nêu rõ nội dung và mức độ kiểm tra từng hạng mục công việc của công trình theo quy định tại Phụ lục 1).
4. Kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm: (nêu cụ thể kết quả kiểm tra chất lượng từng hạng mục công việc của công trình đo đạc bản đồ).
III. Kết luận và kiến nghị:
– Về khối lượng: (tên đơn vị thi công) đã hoàn thành:
– Về chất lượng: (tên sản phẩm) đã thi công đạt yêu cầu kỹ thuật theo Thiết kế kỹ thuật – dự toán đã phê duyệt.
– (Tên sản phẩm) giao nộp đầy đủ và bảo đảm chất lượng theo quy định trong Thiết kế kỹ thuật – dự toán đã phê duyệt.
– Đề nghị Chủ đầu tư (tên cơ quan Chủ đầu tư) chấp nhận khối lượng và chất lượng sản phẩm đã hoàn thành.
THỦ TRƯỞNG
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn viết báo cáo kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm:
Báo cáo kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm phải đảm bảo được những nội dung sau đây:
+ Tên công trình hoặc hạng mục công trình
+ Tên Thiết kế kỹ thuật – dự toán hoặc Dự án
+Tình hình thực hiện công trình: đơn vị thi công, thời gian thực hiện, lực lượng kỹ thuật và thiết bị thi công, khối lượng đã thi công, tài liệu đã sử dụng trong thi công( nêu rõ nguồn gốc các tài liệu đã được sử dụng trong quá trình thi công).
+ Tình hình kiểm chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ của đơn vị thi công: Cơ sở pháp lý để kiểm tra, thành phần kiểm tra, nội dung và mức độ kiểm tra sản phẩm, kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Kết luận và kiến nghị.
Cuối báo cáo kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm thì thủ trưởng đơn vị thi công ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu.
4. Một số quy định về kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm:
Thứ nhất, ta cần phải đề cập đến trách nhiệm của đơn vị thi công trong việc kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm. Đơn vị thi công sau khi được cơ quan chủ quản ( chủ đầu tư bàn) bàn giao thiết kế và nhận thi công trình phải có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra chất lượng công trình sản phẩm để kịp thời sửa chữa nếu như gặp vấn đề khi thi công. Đồng thời sẽ dễ ràng trả lời khi sơ quan chủ quan( chủ đầu tư) có hỏi về vấn đề chất lượng công trình, sản phẩm. Ta có thể thấy trách nhiệm của đơn thi công bao gồm:
+ Thực hiện thi công đúng đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được phê duyệt, đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và các văn bản điều chỉnh của cấp có thẩm quyền (nếu có);
+ Thực hiện kiểm tra toàn diện và chịu trách nhiệm về tiến độ thi công, khối lượng, chất lượng sản phẩm do đơn vị mình thực hiện. Khi chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu, đơn vị thi công phải thực hiện sửa chữa, bổ sung và tự chịu trách nhiệm về kinh phí;
+ Chịu sự kiểm tra của chủ đầu tư đối với tiến độ thi công, khối lượng, chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ;
+ Hàng tháng lập báo cáo về khối lượng, tiến độ thực hiện gửi chủ đầu tư;
+ Khi có thay đổi về giải pháp công nghệ, khối lượng công việc, tiến độ thi công so với đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được phê duyệt phải báo cáo kịp thời với chủ đầu tư và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của chủ đầu tư hoặc cơ quan quyết định đầu tư.
Theo quy định tại Điều 8, Thông tư 24/2018/TT-BTNMT quy định về kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản, đo đạc và bản đồ thì yêu cầu đối với công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ bao gồm:
“1. Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được thực hiện từ tổng thể đến chi tiết ở cấp đơn vị thi công và cấp chủ đầu tư.
2. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được thực hiện trên cơ sở kế hoạch kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này. Quá trình kiểm tra phải tuân thủ theo quy trình sản xuất, sản phẩm của công đoạn trước đạt chất lượng mới được sử dụng cho công đoạn tiếp theo.
3. Công tác giám sát trong quá trình triển khai các đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đo đạc và bản đồ phải được thực hiện kể từ khi bắt đầu triển khai cho đến khi nghiệm thu, bàn giao sản phẩm để đưa vào khai thác sử dụng đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
4. Nội dung, phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ phải tuân thủ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.”
Như vậy có thể thấy được công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được thực hiện theo một trình tự nhất định à dựa trên cơ sở kế hoạch kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được thực hiện theo một nội dung và phương pháp cụ thể.
Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm có thể được thực hiện ở nội nghiệp, ngoại nghiệp hoặc cả hai tùy thuộc vào từng hạng mục sản phẩm cụ thể. Trong một số trường hợp phải thực hiện lại nội dung công việc của quá trình sản xuất để so sánh, đối chiếu, đánh giá chất lượng sản phẩm so với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và nội dung đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật – dự toán đã được phê duyệt.
Ngoài ra, đơn vị thi công sử dụng tổ chức chuyên môn kỹ thuật hoặc giao trách nhiệm cho người phụ trách kỹ thuật để tự kiểm tra chất lượng đối với tất cả các hạng mục công việc, sản phẩm do mình thi công. Trước khi tiến hành kiểm tra chất lượng, phải