Nuôi trồng thủy sản là một trong những hoạt động thủy sản theo quy định và chỉ được tiến hành nuôi trồng thủy sản khi được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản. Vậy nếu trường hợp vi phạm liên quan đến cơ sở sản xuất thì phải làm gì? Mẫu báo cáo khắc phục sai lỗi của cơ sở sản xuất thủy sản như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo khắc phục sai lỗi của cơ sở sản xuất thủy sản:
Căn cứ theo nội dung tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT. Dưới đây là mẫu báo cáo khắc phục sai lỗi của cơ sở sản xuất thủy sản như sau:
TÊN CƠ SỞ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
|
Kính gửi:………..
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC SAI LỖI
I. Thông tin chung:
1. Tên Cơ sở:
2. Mã số của Cơ sở (nếu có):
3. Địa chỉ Cơ sở:
II. Tóm tắt kết quả khắc phục sai lỗi
TT | Sai lỗi theo kết quả tại Biên bản thẩm định……….ngày……….. của…………….. | Biện pháp khắc phục | Thời điểm khắc phục | Kết quả (hồ sơ, tài liệu bằng chứng kèm theo) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đề nghị Cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định và làm thủ tục để Cơ sở chúng tôi được:
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: □
– Đưa vào Danh sách xuất khẩu sang thị trường:……
| ……, ngày….. tháng….. năm…… |
Căn cứ theo nội dung tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, Báo cáo kết quả khắc phục sai lỗi đối với cơ sở sản xuất thủy sản trong đó gồm có 02 nội dung chính sau:
(1) Thông tin chung
- Tên Cơ sở;
- Mã số của Cơ sở (nếu có);
- Địa chỉ Cơ sở.
(2) Tóm tắt kết quả khắc phục sai lỗi.
- Tổng hợp sai lỗi dựa theo kết quả tại Biên bản thẩm định……ngày….. của…….;
- Biện pháp thực hiện khắc phục;
- Thời điểm thực hiện khắc phục;
- Kết quả (kèm theo các hồ sơ và tài liệu bằng chứng).
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Báo cáo kết quả khắc phục sai lỗi được thực hiện với những nội dung nêu trên. Ở cuối Báo cáo, giám đốc (chủ) cơ sở có trách nhiệm ký tên, đóng dấu xác nhận.
2. Khi nào cơ sở sản xuất thủy sản phải thực hiện Báo cáo kết quả khắc phục sai lỗi?
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 17 Điều 17 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT quy định xử lý kết quả thẩm định như sau:
Trong thời hạn được xác định là 06 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm định, Cơ quan thẩm định thẩm tra Biên bản thẩm định và thực hiện như sau:
Trường hợp thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung Danh sách xuất khẩu:
+ Đối với Cơ sở có kết quả đạt (hạng 1, hạng 2 và hạng 3): thông báo kết quả; cấp mã số thực hiện theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; bổ sung vào các Danh sách xuất khẩu, tổng hợp để tiến hành đề nghị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu bổ sung vào Danh sách cơ sở được phép xuất khẩu sang thị trường tương ứng; cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này đối với cơ sở không thuộc diện miễn cấp theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12
+ Đối với Cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4): thông báo về kết quả, yêu cầu Cơ sở thực hiện và tiến hành gửi Báo cáo kết quả khắc phục sai lỗi; thu hồi Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực (nếu có).
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT có đề cập đến báo cáo kết quả khắc phục sai lỗi về hồ sơ đăng ký và báo cáo thay đổi thông tin như sau:
- Đối với cơ sở được xác định là có kết quả thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung vào Danh sách xuất khẩu không đạt, cơ sở báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
- Căn cứ theo những quy định trên, cơ sở sản xuất thủy sản phải thực hiện Báo cáo kết quả khắc phục sai lỗi trong trường hợp đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sau khi khắc phục sai lỗi của lần kiểm tra, thẩm định trước đó.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Điều 17 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT thì trong trường hợp thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4) cũng sẽ bị yêu cầu thực hiện và báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi.
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên thì cơ sở sản xuất thủy sản phải thực hiện Báo cáo kết quả khắc phục sai lỗi khi bị đánh giá có kết quả không đạt (hạng 4) trong 02 trường hợp:
- Đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
- Thẩm định đánh giá định kỳ.
3. Xử lý lô hàng xuất khẩu thủy sản bị cảnh báo như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, quy định về việc xử lý lô hàng thủy sản xuất khẩu bị cảnh báo được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn được xác định là 03 ngày làm việc kể từ khi có thông tin cảnh báo chính thức của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu, Cơ quan thẩm định có văn bản yêu cầu Cơ sở một số nội dung sau:
+ Thực hiện truy xuất về nguồn gốc lô hàng, tổ chức điều tra xác định nguyên nhân dẫn đến các lô hàng bị cảnh báo, thiết lập và thực hiện hành động khắc phục; báo cáo gửi Cơ quan thẩm định.
- Thực hiện truy xuất về nguồn gốc, thu hồi và xử lý sản phẩm không bảo đảm an toàn (đối với trường hợp thu hồi) theo quy định của Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT.
+ Tạm dừng việc xuất khẩu vào các nước nhập khẩu tương ứng trong các trường hợp có yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Chấp hành các chế độ lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu vi phạm và chịu sự giám sát việc thực hiện hành động khắc phục bởi các Cơ quan thẩm định đối với từng lô hàng xuất khẩu của sản phẩm/nhóm sản phẩm tương tự vi phạm được sản xuất tại Cơ sở cho đến khi Cơ quan thẩm định có văn bản chấp thuận báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của Cơ sở.
- Trong thời hạn được xác định 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của Cơ sở, Cơ quan thẩm định thẩm tra các nội dung báo cáo và có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới Cơ sở.
- Trong trường hợp thẩm tra thực tế, Cơ quan thẩm định thực hiện và thông báo kết quả tới Cơ sở trong thời hạn được xác định 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Cơ sở.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì công tác xử lý lô hàng thủy sản xuất khẩu bị cảnh báo được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
– Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu;
– Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT Quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảman toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
THAM KHẢO THÊM: