Đối tượng người khuyết tật thuộc diện người yếu thế trong xã hội được Nhà nước ưu tiên có những chính sách, chế độ để bảo đảm quyền lợi. Bài viết dưới đây cung cấp mẫu báo cáo kết quả thực hiện công tác người khuyết tật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo kết quả thực hiện công tác người khuyết tật:
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/TP ………… BAN CÔNG TÁC NGƯỜI KHUYẾT TẬT ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: /BC- | …….., ngày ….. tháng…..năm …… |
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC NGƯỜI KHUYẾT TẬT
NĂM……….
(Dùng cho cấp tỉnh/huyện/xã)
I. Kết quả thực hiện
1. Công tác chỉ đạo, điều hành.
2. Tuyên truyền, phổ biến Công ước và pháp luật về người khuyết tật.
3. Kết quả thực hiện các chính sách với người khuyết tật tại địa phương
• Xác định mức độ khuyết tật;
• Bảo trợ xã hội;
• Chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng;
• Giáo dục và đào tạo;
• Đào tạo nghề nghiệp và tạo việc làm;
• Hỗ trợ tín dụng ưu đãi;
• Hỗ trợ sinh kế;
• Phòng chống thiên tai có lồng ghép vấn đề người khuyết tật;
• Trợ giúp pháp lý;
• Tiếp cận công trình xây dựng;
• Tiếp cận giao thông công cộng;
• Văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch;
• Thành lập và hoạt động của Ban công tác người khuyết tật các cấp;
• Thành lập và hoạt động của các tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật;
• Quản lý thông tin/cơ sở dữ liệu về lĩnh vực người khuyết tật.
4. Nâng cao năng lực cán bộ, nhân viên, cộng tác viên về chăm sóc, trợ giúp người khuyết tật.
5. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, chương trình hỗ trợ người khuyết tật (Đề án 1019, Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật…).
6. Kinh phí thực hiện.
II. Đánh giá chung
1. Ưu điểm.
2. Tồn tại, hạn chế.
3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.
III. Kế hoạch thực hiện năm tiếp theo
1. Công tác chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện.
2. Bố trí nguồn lực thực hiện.
3. Kiểm tra, giám sát.
4. Công tác khác.
IV. Kiến nghị
– Đối với cơ quan Trung ương.
– Đối với UBND tỉnh/thành phố và các Sở, ngành liên quan.
Nơi nhận: – ………. | THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
2. Các chính sách của Nhà nước về người khuyết tật:
Như ta biết, thực tế cuộc sống nhiều người chịu thiệt thòi khi bị khuyết tật, có nhiều trường hợp rất thương tâm, những người khuyết tật thuộc đối tượng yếu thế. Chính vì vậy, Nhà nước luôn có những chính sách trong công tác người khuyết tật, cụ thể như sau:
– Nhà nước sẽ bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật theo hàng năm.
– Có những chính sách để giảm thiểu, phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh hay khuyết tật xuất phát từ nguyên nhân do xảy ra tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
– Bên cạnh chính sách phát triển kinh tế – xã hội sẽ thực hiện lồng ghép thêm chính sách về người khuyết tật.
– Tạo điều kiện tốt nhất cho người khuyết tật được thực hiện chỉnh hình, phục hồi chức năng.
– Tạo điều kiện giúp cho người khuyết tật khắc phục được khó khăn, sống một cách độc lập không bị phụ thuộc và hòa nhập cộng đồng một cách thoải mái, tự tin nhất.
– Đối với những người thực hiện công tác công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật thì tạo cơ chế để đào tạo, bồi dưỡng.
– Thực hiện công tác khuyến khích các hoạt động trợ giúp người khuyết tật.
– Đối với những tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật Nhà nước luôn có chính sách tạo điều kiện khuyến khích để được hoạt động.
– Đối với những cá nhân, tổ chức, cơ quan có thành tích hay có đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật có chính sách khen thưởng.
– Thực hiện bảo trợ xã hội.
– Thực hiện trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, dạy nghề, việc làm, giáo dục, thể thao, văn hóa, giải trí, tiếp cận các công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông.
– Đối với đối tượng là trẻ em, người cao tuổi thì Nhà nước ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật.
3. Các chế độ đối với người khuyết tật:
Người khuyết tật theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật năm 2010 được hiểu là người bị khiếm khuyết một hoặc một số bộ phận trên cơ thể; hay bị suy giảm các chức năng thể hiện thông qua các dạng tật và từ đó gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, lao động, học tập.
Người khuyết tật thực tế được chia theo các mức độ khuyết tật, bao gồm:
– Người khuyết tật nhẹ: người khuyết tật không thuộc trường hợp khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng.
– Người khuyết tật nặng: người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
– Người khuyết tật đặc biệt nặng: người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
Dưới đây là một số chế độ mà Nhà nước dành cho đối tượng là người khuyết tật:
3.1. Trợ cấp xã hội hàng tháng:
Căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, đối tượng bảo trợ xã hội trợ cấp hàng tháng trong đó có bao gồm người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng.
Theo đó, mức trợ cấp xã hội hàng tháng được quy định như sau:
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng = mức chuẩn trợ giúp xã hội x hệ số tương ứng.
Trong đó:
Mức chuẩn trợ giúp xã hội:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, mức chuẩn trợ giúp xã hội là 360 nghìn đồng (áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021).
Hệ số tương ứng:
– Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng: hệ số 2,0.
– Trường hợp trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng: hệ số 2,5.
– Trường hợp người khuyết tật nặng: hệ số 1,5.
– Trường hợp trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng: hệ số 2,0.
3.2. Chế độ về bảo hiểm y tế:
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, trường hợp người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng thuộc đối tượng trợ cấp xã hội hàng tháng sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định về luật bảo hiểm y tế.
Nếu như người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng được cấp nhiều thẻ bảo hiểm y tế về nguyên tắc chỉ được cấp thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.
3.3. Chế độ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề:
Điều 10 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng thuộc đối tượng trợ cấp xã hội hàng tháng sẽ được hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật.
3.4. Chế độ hỗ trợ chi phí mai táng:
Trường hợp người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng thuộc đối tượng trợ cấp xã hội hàng tháng sẽ được hưởng chi phí mai táng sau khi chết đi.
Mức hỗ trợ mai táng = tối thiểu 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội
Theo đó mức chuẩn trợ giúp xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP là 360 nghìn đồng (áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021).
Mức hỗ trợ mai táng = 20 x 360.000 = 7.200.000 đồng.
Như vậy, người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng thuộc đối tượng trợ cấp xã hội hàng tháng sẽ được hưởng chi phí mai táng sau khi chết đi tối thiểu là 7,2 triệu đồng.
3.5. Chế độ đối với người khuyết tật chăm sóc tại cộng đồng:
Theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 18 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, thì người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng thuộc đối tượng trợ cấp xã hội hàng tháng thuộc diện được hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng.
Và Nhà nước cũng có chính sách dành cho đối tượng là những cá nhân, hộ gia đình thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, kinh phí hỗ trợ:
Kinh phí hỗ trợ = mức chuẩn trợ giúp xã hội x hệ số tương ứng
Theo đó, hệ số tương ứng được quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 20 Nghị định 20/2021/NĐ-CP:
– Đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi:
+ Đối tượng là người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi: hệ số 1,5.
+ Đối tượng là người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi một con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi hai con dưới 36 tháng tuổi trở lên: hệ số 2,0.
– Đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi: vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ như trên.
– Đối với hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng:
Khi đó, kinh phí hỗ trợ bằng 360 nghìn đồng/tháng.
– Đối với hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng thì kinh phí hỗ trợ bằng:
+ Trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng: kinh phí là 360.000 x 1,5 = 540.000 đồng.
+ Trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng: kinh phí = 360.000 x 2,5 = 900.000 đồng.
Thứ hai, được ưu tiên trong các chế độ vay vốn, dạy nghề.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: