Chất thải y tế là các loại chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở y tế, trong đó bao gồm chất thải y tế nguy hại, khí thải, chất lỏng, chất rắn và nước thải y tế. Dưới đây là mẫu báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế tại cơ sở y tế có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế tại cơ sở y tế:
Mẫu báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế tại cơ sở y tế được thực hiện theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 20/2021/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế, như sau:
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN TÊN CƠ SỞ Y TẾ Số: ……./……. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …, ngày …. tháng … năm … |
BÁO CÁO KẾT QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
Kính gửi: Sở Y tế …
Phần 1. Thông tin chung
1.1. Tên cơ sở y tế (chủ nguồn thải): …
Địa chỉ: …
Điện thoại: …
Fax: …
Mã số quản lý chất thải nguy hại: …
Tên lãnh đạo đơn vị phụ trách: …; chức vụ: …
Tên khoa/phòng/bộ phận đầu mối: …
Tên người tổng hợp báo cáo: …
Điện thoại: …; Email: …
1.2. Cơ sở phát sinh chất thải nguy hại (áp dụng đối với cơ sở y tế có từ 2 cơ sở trực thuộc trở lên và trình bày từng cơ sở)
Tên cơ sở (nếu có): …
Địa chỉ: …
Điện thoại: …Fax: … Email: …
1.3. Số giường bệnh kế hoạch (nếu có): …; Số giường bệnh thực kê: …
1.4. Tổng số cán bộ, nhân viên của cơ sở y tế: … Số học sinh, sinh viên thực tập: …
1.5. Tổng số lượt người đến khám, chữa bệnh: …; Trong đó: ngoại trú …, nội trú: …
1.6. Tổng lượng nước sử dụng trong kỳ báo cáo: … m3.
Phần 2. Kết quả quản lý chất thải y tế tại cơ sở y tế trong kỳ báo cáo
2.1. Tình hình chung về quản lý chất thải y tế tại cơ sở y tế trong kỳ báo cáo:
2.1.1. Kết quả đào tạo, tập huấn, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế:
a) Hoạt động đào tạo, tập huấn
TT | Nhóm đối tượng được đào tạo, tập huấn | Số người được đào tạo | Lượt đào tạo |
1 | Cán bộ lãnh đạo/quản lý |
|
|
2 | Cán bộ chuyên trách quản lý chất thải y tế |
|
|
3 | Nhân viên y tế |
|
|
4 | Nhân viên thu gom, lưu giữ chất thải y tế |
|
|
5 | Nhân viên vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế |
|
|
Nhận xét, đánh giá:
b) Kết quả hoạt động truyền thông và phổ biến quy định về quản lý chất thải y tế
TT | Nhóm đối tượng truyền thông, phổ biến pháp luật | Nội dung | Hình thức |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
Nhận xét, đánh giá:
2.1.2. Kết quả hoạt động thanh, kiểm tra
a) Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên
– Số lần được thanh tra, kiểm tra trong kỳ báo cáo: … lần.
– Kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính:
TT | Tên cơ quan thực hiện thanh tra, kiểm tra | Nội dung vi phạm | Kết quả khắc phục vi phạm | |
Đã khắc phục | Chưa khắc phục | |||
I | Thanh tra | |||
| … |
|
|
|
II | Kiểm tra | |||
| …. |
|
|
|
III | Xử lý vi phạm hành chính | |||
| … |
|
|
|
b) Hoạt động kiểm tra, giám sát của đơn vị
TT | Tên đơn vị, bộ phận thực hiện kiểm tra, giám sát | Nội dung vi phạm (nếu có, ghi rõ) | Kết quả khắc phục vi phạm | |
Đã khắc phục | Chưa khắc phục | |||
I | Kiểm tra, giám sát | |||
| …. |
|
|
|
III | Xử lý vi phạm | |||
| …. |
|
|
|
Nhận xét, đánh giá:
2.1.3. Kết quả quan trắc môi trường
TT | Nội dung quan trắc | Số lần quan trắc thực tế/quy định | Chỉ tiêu không đạt | Bản scan các Kết quả quan trắc kèm theo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhận xét, đánh giá: …
2.2. Thống kê chất thải y tế phát sinh và được xử lý tại cơ sở y tế trong kỳ báo cáo:
TT | Loại chất thải y tế | Mã chất thải nguy hại | Đơn vị tính | Số lượng chất thải phát sinh | Số lượng chất thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật | Xử lý chất thải y tế | |||
Chuyển giao cho đơn vị khác xử lý | Tự xử lý tại cơ sở y tế | ||||||||
Số lượng | Tên đơn vị chuyển giao | Số lượng | Hình thức/ Phương pháp xử lý) | ||||||
I | Tổng lượng chất thải y tế nguy hại | kg/năm |
|
|
|
|
|
| |
1 | Tổng lượng chất thải lây nhiễm: |
| kg/năm |
|
|
|
|
|
|
1.1 | Chất thải lây nhiễm sắc nhọn |
| kg/năm |
|
|
|
|
|
|
1.2 | Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn |
| kg/năm |
|
|
|
|
|
|
1.3 | Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao |
| kg/năm |
|
|
|
|
|
|
1.4 | Chất thải giải phẫu |
| kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2 | Tổng lượng chất thải nguy hại không lây nhiễm, gồm: |
| kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2.1 | Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại vượt ngưỡng |
| kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2.2 | Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất |
| kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2.3 | Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, các dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất |
| kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2.4 | Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thuỷ ngân, cadimi |
| kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2.5 | Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng |
| kg/năm |
|
|
|
|
|
|
2.6 | Tổng lượng chất thải nguy hại khác |
| kg/năm |
|
|
|
|
|
|
II | Tổng lượng chất thải rắn thông thường | kg/năm |
|
|
|
|
|
| |
III | Tổng lưu lượng nước thải | m3/năm |
|
|
|
|
|
|
|
4.1 | Nước thải y tế | m3/năm |
|
|
|
|
|
|
|
4.2 | Nước thải sinh hoạt | m3/năm |
|
|
|
|
|
|
|
2.3. Thống kê xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm cơ sở y tế trong kỳ báo cáo (chỉ thực hiện đối với cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế):
TT | Loại chất thải y tế | Lượng chất thải y tế nhận từ các cơ sở y tế trong cụm (kg/năm) | Phạm vi xử lý (ghi tên các cơ sở y tế trong cụm) |
…. |
|
|
|
2.4. Thống kê lượng chất thải nhựa trong năm
TT | Loại chất thải nhựa | Số lượng phát sinh (kg/năm) | Số lượng chuyển giao để tái chế (kg/năm) | Tên đơn vị nhận chuyển giao để tái chế |
1 | Chất thải lây nhiễm |
|
|
|
2 | Chất thải nguy hại không lây nhiễm |
|
|
|
3 | Chất thải rắn thông thường: |
|
|
|
– | Chất thải rắn thông thường từ sinh hoạt thường ngày |
|
|
|
– | Chất thải rắn thông thường từ hoạt động chuyên môn y tế |
|
|
|
| Tổng cộng(1+2+3) |
|
|
|
2.5. Thống kê nhân lực thực hiện quản lý chất thải y tế:
TT | Họ tên | Năm sinh | Trình độ chuyên môn | Chuyên ngành về môi trường được đào tạo | Tham gia làm về quản lý chất thải | Chứng chỉ đào tạo về quản lý chất thải/vận hành hệ thống | ||
Toàn thời gian | Kiêm nhiệm | Đối tượng được đào tạo | Đơn vị cấp chứng chỉ | |||||
I | Cán bộ chuyên trách quản lý chất thải | |||||||
… |
|
|
|
|
|
|
| |
II | Nhân viên vận hành hệ thống xử lý chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải) | |||||||
…. |
|
|
|
|
|
|
|
2.6. Thống kê công trình/thiết bị xử lý chất thải y tế:
TT | Tên công trình, thiết bị | Công nghệ xử lý | Năm đưa vào vận hành | Tình trạng hoạt động hiện nay | Công suất xử lý theo thiết kế | Công suất xử lý thực tế | ||
Hoạt động tốt | Hoạt động không ổn định, quá tải | Hỏng hoặc không hoạt động | ||||||
I | Thiết bị xử lý chất thải rắn y tế | |||||||
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
II. | Công trình, hệ thống xử lý nước thải y tế | |||||||
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần 3. Kế hoạch quản lý chất thải y tế trong năm tiếp theo.
Phần 4. Các vấn đề khác.
Phần 5. Kết luận, kiến nghị.
Nơi nhận: Lưu: VT. | THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ (Ký, ghi họ tên, đóng dấu) |
2. Bao bì, dụng cụ và thiết bị lưu chứa chất thải y tế tại cơ sở y tế được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 20/2021/TT-BYT, có quy định cụ thể về bao bì, dụng cụ và trang thiết bị lưu chứa chất thải y tế. Theo đó, bao bì, dụng cụ và trang thiết bị lưu chứa chất thải y tế tại các cơ sở y tế sẽ được thực hiện như sau:
– Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa các loại chất thải y tế cần phải đảm bảo khả năng lưu chứa an toàn, có khả năng chống thấm, kích thước phải phù hợp với lượng chất thải. Trên bao bì, dụng cụ và trang thiết bị đó cần phải ghi rõ tên loại chất thải đang lưu chứa và biểu tượng căn cứ theo quy định tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 20/2021/TT-BYT;
– Màu sắc của bao bì, dụng cụ và các trang thiết bị lưu chứa chất thải y tế sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 20/2021/TT-BYT;
– Dụng cụ và trang thiết bị lưu chứa các loại chất thải y tế bắt buộc phải có nắp, thuận lợi trong quá trình sử dụng, hoàn toàn có thể tái sử dụng sau khi đã được làm sạch và khử khuẩn;
– Dụng cụ đựng các loại chất thải y tế là các vật sắc nhọn thì cần phải có đáy cứng, kháng thủng, miệng thùng và dụng cụ cần phải được thiết kế an toàn để tránh rơi/vãi chất thải ra bên ngoài;
– Dụng cụ và các trang thiết bị lưu chứa chất thải y tế đối với các loại chất thải lây nhiễm thì cần phải có nắp đậy kín, có khả năng chống lại sự xâm nhập của các loài động vật bên ngoài;
– Dụng cụ và các loại trang thiết bị lưu chứa hóa chất bắt buộc phải được làm bằng vật liệu không phản ứng với hóa chất đang lưu chữa bên trong, đồng thời có khả năng chống lại sự ăn mòn nếu như các dụng cụ đó lưu chứa các loại hóa chất có tính ăn mòn;
– Dụng cụ lưu chứa các loại chất thải nguy hại dưới dạng lỏng thì bắt buộc phải có nắp đậy kín chống bay hơi và chống đổ/tràn;
– Bao bì và dụng cụ lưu chứa các loại chất thải y tế được xử lý bằng phương pháp đốt thì sẽ không được phép sử dụng các loại vật liệu được làm bằng nhựa PVC nhằm mục đích bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý.
3. Giảm thiểu chất thải y tế tại cơ sở y tế như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 20/2021/TT-BYT, có quy định về giảm thiểu chất thải y tế. Theo đó, cơ sở y tế cần phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu chất thải y tế như sau:
– Cần phải mua sắm, sử dụng, lắp đặt các loại trang thiết bị vật tư, dụng cụ, hóa chất, thuốc, các loại nguyên vật liệu sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng;
– Cần phải đổi mới trang thiết bị, quy trình hoạt động chuyên môn y tế và đưa ra các biện pháp cần thiết để giảm thiểu sự phát sinh chất thải y tế;
– Cần phải có biện pháp thực hiện phù hợp, lộ trình giảm thiểu chất thải y tế, hạn chế tối đa quá trình sử dụng các loại sản phẩm nhựa, túi nilông khó phân hủy nhằm mục đích giảm thiểu sự phát sinh chất thải nhựa trong các cơ sở y tế;
– Phân loại các chất thải nhựa để tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 20/2021/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.
THAM KHẢO THÊM: