Đối với mỗi doanh nghiệp thì có các con số và tài liệu khác nhau trong kinh doanh và theo đó cần phải được báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ để có hướng đi và có thể vạch ra những định hướng phát triển trong tương lai, đồng thời có biện pháp khắc phục tình trạng khẩn cấp và kịp thời. Vậy để hiểu thêm về nội dung mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ cuối tháng mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ cuối tháng là gì?
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ là văn bản được tổ chức, doanh nghiệp lập ra để báo cáo về tình hình kinh doanh nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động thu chi, lợi nhuận, thua lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp có thể nắm được thông tin kịp thời tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của tổ chức, doanh nghiệp mà người lập báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp có thể khác nhau. Nhưng thông thường người báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ sẽ là:
– Trưởng phòng tài chính kế toán.
– Trưởng phòng sản xuất.
– Trưởng phòng kinh doanh.
Vậy có thể thấy được rằng người báo cáo kết quả chính là người đứng đầu một bộ phận trong công ty, báo cáo kết quả kinh doanh trong hoạt động của từng bộ phận mình, hoặc của cả doanh nghiệp, tùy thuộc vào yêu cầu của cấp trên.
Trưởng bộ phận chính là người trực tiếp chịu sự quản lý của những người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp, cũng là người được phân công quản lý cấp dưới trong bộ phận mình.
Do đó đây sẽ là người nằm được thông tin chính xác nhất về hoạt động kinh doanh theo từng bộ phận quản lý của mình, từ đó có thể lập báo cáo nội bộ cho công ty một cách đầy đủ và chính xác nhất.
Từ báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ chủ doanh nghiệp, các thành viên trong doanh nghiệp có thể vạch ra những định hướng phát triển trong tương lai, đồng thời có biện pháp khắc phục tình trạng khẩn cấp và kịp thời. Báo cáo kinh doanh nội bộ của doanh nghiệp, tổ chức là căn cứ để lập
Báo cáo tài chính nội bộ được làm định kỳ giống như Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là bản báo cáo thực tế không được xử lý, thêm thắt, không làm các thủ thuật…hoặc có thể bao gồm một số khoản chi không có chứng từ nên không được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN. Do vậy, doanh thu và lợi nhuận ghi nhận trên Báo cáo tài chính nội bộ có thể cao hơn nhiều so với Báo cáo tài chính mà doanh nghiệp công bố. Nhìn chung, tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện trên Báo cáo tài chính nội bộ thường lành mạnh và khả quan hơn số liệu ghi nhận trên Báo cáo Tài chính.
Báo cáo tài chính nội bộ là văn bản giúp cho nhà quản trị trong doanh nghiệp xác định được chi tiết những thông tin tài chính quan trọng của doanh nghiệp, bao gồm:
Thứ nhất: Quy mô và cơ cấu tài sản hiện có mà doanh nghiệp đang nắm giữ.
Thứ hai: Lãi, lỗ của doanh nghiệp trong kỳ kế toán và tính chính xác của các khoản lãi, lỗ.
Thứ ba: Khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp
Thứ tư: Cân đối hàng tồn kho
Thứ năm: Xác định điểm hòa vốn và cân đối tài sản tối ưu.
Thứ sáu: Khả năng tham gia dự án đầu tư mới.
Không chỉ được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, Báo cáo tài chính nội bộ còn được sử dụng khi Ngân hàng yêu cầu bổ sung trong hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp. Thông tin trong Báo cáo tài chính nội bộ của doanh nghiệp giúp cho Ngân hàng xem xét và cân nhắc để đưa ra quyết định có cho Doanh nghiệp vay vốn hay không. Vì thế, nhiều doanh nghiệp cũng cần làm “đẹp” báo cáo tài chính nội bộ trước khi gửi cho bên ngân hàng để xét duyệt vay vốn. Đó là lý do vì sao không phải lúc nào Báo cáo tài chính nội bộ cũng phản ánh một cách chân thực nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2. Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ cuối tháng:
Đơn vị báo cáo:……
Địa chỉ:……
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày … tháng … năm …(1)
(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)
Đơn vị tính:………….
TÀI SẢN | Mã số | Thuyết minh | Số cuối năm (3) | Số đầu năm (3) |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN | 100 | |||
I. Tiền và các khoản tương đương tiền | 110 | |||
1. Tiền | 111 | |||
2. Các khoản tương đương tiền | 112 | |||
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn | 120 | |||
1. Chứng khoán kinh doanh | 121 | |||
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (*) | 122 | (…) | (…) | |
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn | 123 | |||
III. Các khoản phải thu ngắn hạn | 130 | |||
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng | 131 | |||
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn | 132 | |||
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn | 133 | |||
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch | 134 | |||
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn | 135 | |||
6. Phải thu ngắn hạn khác | 136 | |||
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) | 137 | |||
8. Tài sản thiếu chờ xử lý | 139 | |||
IV. Hàng tồn kho | 140 | |||
1. Hàng tồn kho | 141 | |||
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) | 149 | (…) | (…) | |
V. Tài sản ngắn hạn khác | 150 | |||
1. Chi phí trả trước ngắn hạn | 151 | |||
2. Thuế GTGT được khấu trừ | 152 | |||
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước | 153 | |||
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ | 154 | |||
5. Tài sản ngắn hạn khác | 155 | |||
B – TÀI SẢN DÀI HẠN | 200 | |||
I. Các khoản phải thu dài hạn | 210 | |||
1. Phải thu dài hạn của khách hàng | 211 | |||
2. Trả trước cho người bán dài hạn | 212 | |||
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc | 213 | |||
4. Phải thu nội bộ dài hạn | 214 | |||
5. Phải thu về cho vay dài hạn | 215 | |||
6. Phải thu dài hạn khác | 216 | |||
7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) | 219 | (…) | (…) | |
II. Tài sản cố định | 220 | |||
1. Tài sản cố định hữu hình | 221 | |||
– Nguyên giá | 222 | |||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 223 | (…) | (…) | |
2. Tài sản cố định thuê tài chính | 224 | |||
– Nguyên giá | 225 | |||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 226 | (…) | (…) | |
3. Tài sản cố định vô hình | 227 | |||
– Nguyên giá | 228 | |||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 229 | (…) | (…) | |
III. Bất động sản đầu tư | 230 | |||
– Nguyên giá | 231 | |||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) | 232 | |||
(…) | (…) | |||
IV. Tài sản dở dang dài hạn 1. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang | 240 241 242 | |||
V. Đầu tư tài chính dài hạn | 250 | |||
1. Đầu tư vào công ty con | 251 | |||
2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết | 252 | |||
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 4. Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*) | 253 254 | |||
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn | 255 | (…) | (…) | |
VI. Tài sản dài hạn khác | 260 | |||
1. Chi phí trả trước dài hạn | 261 | |||
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại | 262 | |||
3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn | 263 | |||
4. Tài sản dài hạn khác | 268 | |||
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) | 270 | |||
C – NỢ PHẢI TRẢ | 300 | |||
I. Nợ ngắn hạn | 310 | |||
1. Phải trả người bán ngắn hạn | 311 | |||
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn | 312 | |||
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước | 313 | |||
4. Phải trả người lao động | 314 | |||
5. Chi phí phải trả ngắn hạn | 315 | |||
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn | 316 | |||
7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng | 317 | |||
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn | 318 | |||
9. Phải trả ngắn hạn khác | 319 | |||
10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn | 320 | |||
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn | 321 | |||
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi | 322 | |||
13. Quỹ bình ổn giá | 323 | |||
14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ | 324 | |||
II. Nợ dài hạn | 330 | |||
1. Phải trả người bán dài hạn | 331 | |||
2. Người mua trả tiền trước dài hạn | 332 | |||
3. Chi phí phải trả dài hạn | 333 | |||
4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh | 334 | |||
5. Phải trả nội bộ dài hạn | 335 | |||
6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn | 336 | |||
7. Phải trả dài hạn khác | 337 | |||
8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn | 338 | |||
9. Trái phiếu chuyển đổi | 339 | |||
10. Cổ phiếu ưu đãi | 340 | |||
11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả | 341 | |||
12. Dự phòng phải trả dài hạn | 342 | |||
13. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ | 343 | |||
D – VỐN CHỦ SỞ HỮU | 400 | |||
I. Vốn chủ sở hữu | 410 | |||
1. Vốn góp của chủ sở hữu – Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết – Cổ phiếu ưu đãi | 411 411a 411b | |||
2. Thặng dư vốn cổ phần | 412 | |||
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu | 413 | |||
4. Vốn khác của chủ sở hữu | 414 | |||
5. Cổ phiếu quỹ (*) | 415 | (…) | (…) | |
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản | 416 | |||
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái | 417 | |||
8. Quỹ đầu tư phát triển | 418 | |||
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp | 419 | |||
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu | 420 | |||
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này | 421 421a 421b | |||
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB | 422 | |||
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác | 430 | |||
1. Nguồn kinh phí | 431 | |||
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ | 432 | |||
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) | 440 |
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
– Số chứng chỉ hành nghề;
– Đơn vị cung cấp
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
3. Hướng dẫn làm mẫu báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ cuối tháng:
Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ bao gồm rất nhiều các đề mục, do vậy khi thực hiện soạn thảo các chủ thể cần lưu ý những vấn đề sau:
– Báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ cần bao hàm được các nội dung về tình hình kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
– Khi lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập thành các cột bao gồm: chỉ tiêu báo cáo, mã số của các chỉ tiêu, số hiệu các chỉ tiêu, tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo, so sánh với số liệu năm trước.
– Khi lập báo cáo cần dựa trên báo có kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước, căn cứ vào sổ kể toán trong các kỳ trong năm.
– Nội dung cần đảm bảo theo như chúng tôi đã liệt kê ở trên cụ thể:
+ Doanh thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ:
Nội dung này bao gồm doanh thu bán hàng, thành phẩm đạt được, doanh thu từ đầu tư bất động sản, từ cung cấp dịch vụ,…
Doanh thu này chưa bao gồm các loại thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khấu, thuế bảo vệ môi trường,…
+ Khoản giảm trừ doanh thu:
Các khoản chiết khấu.
Giảm giá bán hàng.
Hàng bán bị trả lại.
Khoản giảm trừ này cũng không bao gồm các loại thuế doanh nghiệp phải chịu như trên.
+ Doanh thu bán hàng, dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ:
Từ hai nội dung trên là căn cứ để tính ra doanh thu bán hàng, dịch vụ thuần.
+ Số vốn bỏ ra đầu tư, sản xuất hàng hóa:
Bao gồm vốn được bỏ ra: giá vốn hàng hóa, đầu tư bất động sản, giá thành sản xuất.
+ Tổng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ:
Sự chênh lệch giữa doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ với số vốn đã bỏ ra.
+ Doanh thủ từ hoạt động tài chính như tiền lãi, thu nhập từ các hoạt động đầu tư, thu hồi, thanh lý các khoản vốn góp,…
+ Chi phí bán hàng, số hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung cấp: tổng chi phí đã bỏ ra để bán hàn, dịch vụ cung cấp phát sinh.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh.
+ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khi đã trừ đi các chi phí phải bỏ ra: từ lợi nhuận bán hàng, cung cấp dịch vụ với doanh thu hoạt động tài chính trừ đi các chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Tổng lợi nhuận kế toán khi chưa tính thuế: bao gồm khoản lợi nhuận thu được khi chưa trừ đi các khoản thuế.
+ Lợi nhuận doanh nghiệp sau thuế thu nhập doanh nghiệp: thể hiện lợi nhuận thật của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí phải bỏ ra, thể hiện việc lỗ hoặc lãi của doanh nghiệp.
+ Ngoài ra căn cứ tình hình cụ thể mà có thể phát sinh thêm các thu nhập, chi phí khác của doanh nghiệp.