Pháp luật hiện nay quy định kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo với mục đích thể hiện tính minh bạch trong quá trình khảo sát và là nguồn tư liệu cần thiết. Vậy, Mẫu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng mới và chuẩn nhất?
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng mới và chuẩn nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày… tháng… năm…
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT XÂY DỰNG
Kính gửi: Tên chủ đầu tư…
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
– Căn cứ Hợp đồng số… Về việc khảo sát xây dựng công trình…. ký ngày … tháng… năm giữa …. (Chủ đầu tư) và bên …. (Đơn vị khảo sát);
1. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
1.1. Quy trình khảo sát:……….
1.2. Phương pháp khảo sát:………
2. KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC, ĐẶC ĐIỂM, QUY MÔ, TÍNH CHẤT CÔNG TRÌNH
2.1. Vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng:…….
2.2. Đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình:…….
3. KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT XÂY DỰNG ĐÃ THỰC HIỆN ……..
4. KẾT QUẢ, SỐ LIỆU KHẢO SÁT SAU KHI THÍ NGHIỆM, PHÂN TÍCH…..
5. CÁC Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ, LƯU Ý, ĐỀ XUẤT …..
6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…..
7. CÁC PHỤ LỤC….
2. Nội dung và việc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định trình tự thực hiện khảo sát xây dựng như sau:
(1) Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
(2) Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
(3) Thực hiện khảo sát xây dựng;
(4) Phê duyệt, nghiệm thu các kết quả khảo sát xây dựng.
Từ trình tự, thủ tục khảo sát xây dựng nêu trên thì cần các nội dung và việc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng được pháp luật quy định như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định báo cáo kết quả khảo sát xây dựng mới và chuẩn nhất sẽ bao gồm những nội dung sau đây:
(1) Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng;
(2) Phương pháp và quy trình khảo sát xây dựng;
(3) Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng về tính chất, đặc điểm, quy mô của công trình;
(4) Khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện;
(5) Số liệu, kết quả khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích;
(6) Kết luận và kiến nghị;
(7) Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có);
(8) Các phụ lục kèm theo.
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng cụ thể như sau:
– Việc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng thuộc về trách nhiệm của Chủ đầu tư, báo cáo kết quả khảo sát phải được thể hiện bằng văn bản hoặc phê duyệt trực tiếp tại Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng. Chủ đầu tư được quyền yêu cầu nhà thầu tư vấn thiết kế hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng trước khi phê duyệt.
– Chủ thể chịu trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do mình thực hiện là Nhà thầu khảo sát. Việc phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng của chủ đầu tư không thay thế và không làm giảm trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát thực hiện.
– Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và được lưu trữ theo quy định.
3. Quản lý công tác khảo sát xây dựng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 15/2021/NĐ-CP Quản lý công tác khảo sát xây dựng được quy định như sau:
– Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của
– Tùy theo quy mô và loại hình khảo sát, chủ đầu tư được tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực hành nghề phù hợp với loại hình khảo sát để giám sát khảo sát xây dựng theo các nội dung sau:
+ Kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu khảo sát xây dựng bao gồm nhân lực, thiết bị khảo sát tại hiện trường, phòng thí nghiệm (nếu có) được sử dụng so với phương án khảo sát xây dựng được duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng;
+ Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm: ; công tác thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện trường; công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn môi trường trong quá trình thực hiện khảo sát; vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát, quy trình thực hiện khảo sát, lưu giữ số liệu khảo sát và mẫu thí nghiệm;
– Chủ đầu tư được quyền đình chỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà thầu không thực hiện đúng phương án khảo sát đã được phê duyệt hoặc các quy định của hợp đồng xây dựng.
4. Nhiệm vụ, phương pháp khảo sát xây dựng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ khảo sát xây dựng như sau:
Thứ nhất, các nhà thầu thiết kế lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng do. Trường hợp chưa lựa chọn được nhà thầu thiết kế hoặc trong các trường hợp khảo sát khác, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền lập dự án PPP được thuê tổ chức, cá nhân hoặc giao tổ chức, cá nhân trực thuộc có đủ điều kiện năng lực lập, thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
Thứ hai, nhiệm vụ khảo sát xây dựng được lập cho công tác khảo sát phục vụ việc lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp công trình, thiết kế xây dựng công trình hoặc phục vụ các công tác khảo sát khác có liên quan đến hoạt động xây dựng.
Thứ ba, chủ đầu tư giao cho nhà thầu khảo sát xây dựng nhiệm vụ khảo sát xây dựng được thông qua việc trực tiếp ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng hoặc giao cho nhà thầu thiết kế xây dựng trong trường hợp nhà thầu tư vấn thiết kế thực hiện cả công tác khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng.
Thứ tư, các nội dung của nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm:
i) Mục đích khảo sát xây dựng;
ii) Yêu cầu về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng;
iii) Phạm vi khảo sát xây dựng;
iv) Sơ bộ khối lượng các loại công tác dự toán khảo sát xây dựng (nếu có), khảo sát xây dựng;
v) Thời gian thực hiện khảo sát xây dựng.
Thứ năm, nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:
+ Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng, báo cáo khảo sát xây dựng không đáp ứng yêu cầu thiết kế;
+ Trường hợp phát hiện các yếu tố khác thường trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế hoặc khi có thay đổi nhiệm vụ thiết kế cần phải bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
+ Khi phát hiện các yếu tố địa chất khác thường trong quá trình thi công không đáp ứng được nhiệm vụ khảo sát đã được chủ đầu tư hoặc tư vấn thiết kế phê duyệt có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình, biện pháp thi công xây dựng công trình.
Thứ sáu, khi lập nhiệm vụ khảo sát ở bước thiết kế xây dựng sau thì phải xem xét nhiệm vụ khảo sát và kết quả khảo sát đã thực hiện ở bước thiết kế xây dựng trước và các kết quả khảo sát có liên quan được thực hiện trước đó (nếu có).
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định các phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng như sau:
Thứ nhất, các Nhà thầu khảo sát lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
Thứ hai, nội dung phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng:
– Cơ sở lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng;
– Khối lượng, thành phần công tác khảo sát xây dựng;
– Phương pháp, thiết bị khảo sát và phòng thí nghiệm được sử dụng;
– Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng áp dụng;
– Tổ chức thực hiện và biện pháp kiểm soát chất lượng của nhà thầu khảo sát xây dựng;
– Tiến độ thực hiện;
– Biện pháp bảo đảm an toàn cho người, các công trình hạ tầng kỹ thuật, thiết bị và các công trình xây dựng khác trong khu vực khảo sát; biện pháp bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trong khu vực khảo sát và phục hồi hiện trạng sau khi kết thúc khảo sát.
Thứ ba, chủ đầu tư chịu trách nhiệm phải kiểm tra hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.