Báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính giữa niên độ và báo cáo tài chính năm. Trong báo cáo tài chính giữa niên độ bao gồm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ. Báo cáo kinh doanh giữa niên độ được áp dụng cả với báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ là gì?
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ là văn bản được lập ra để báo cáo, tổng kết lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ là một phần của báo cáo tài chính giữa niên độ, được chia thành báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ dạng tóm lược và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ dang đầy đủ.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ được dùng để thống kê lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quý. Trong báo cáo thể hiện các nội dung như Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác, Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ,…
2. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ dạng đầy đủ là mẫu số B 02a – DN ban hành theo
Đơn vị báo cáo: …. (1)
Địa chỉ:……(2)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIỮA NIÊN ĐỘ
(Dạng đầy đủ)
Quý …năm… (3)
Đơn vị tính:…………
CHỈ TIÊU | Mã số | Thuyết minh | Quý….. | Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này | ||
Năm nay | Năm trước | Năm nay | Năm trước | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ | ||||||
… (*) |
Lập, ngày … tháng … năm …
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
– Số chứng chỉ hành nghề;
– Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Soạn thảo báo cáo
(1) Ghi tên đơn vị báo cáo
(2) Ghi địa chỉ của đơn vị báo cáo
(3 ) Ghi kì báo cáo
(*) Nội dung các chỉ tiêu và mã số trên báo cáo này tương tự như các chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm – Mẫu số B02 – DN.
Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ dạng tóm lược là mẫu số B 02b – DN ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIỮA NIÊN ĐỘ
(Dạng tóm lược)
Quý …Năm…
Đơn vị tính:…………
CHỈ TIÊU | Mã | Thuyết | Quý….. | Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý này | ||
| số | minh | Năm nay | Năm trước | Năm nay | Năm trước |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ | 01 |
| ||||
2. Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác | 31 |
| ||||
3. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế | 50 |
| ||||
4. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp | 60 |
|
Lập, ngày … tháng … năm …
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
– Số chứng chỉ hành nghề;
– Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
3. Quy định hoạt động báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ:
Tại Thông tư số 200/2014/TT- BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp quy định về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ như sau:
“Điều 98. Kỳ lập Báo cáo tài chính
1. Kỳ lập Báo cáo tài chính năm: Các doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính năm theo quy định của Luật kế toán.
2. Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên.
3. Kỳ lập Báo cáo tài chính khác
a) Các doanh nghiệp có thể lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.
b) Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập Báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.
4. Xác định niên độ tổng hợp Báo cáo tài chính của cơ quan tài chính, thống kê
Khi tổng hợp thống kê, trường hợp nhận được Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch, cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc:
a) Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/4, kết thúc vào 31/3 hàng năm thì số liệu trên Báo cáo tài chính được tổng hợp thống kê vào số liệu của năm trước liền kề;
b) Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu tư 1/7, kết thúc vào 30/6 hàng năm, Báo cáo tài chính dùng để tổng hợp thống kê là Báo cáo tài chính bán niên;
c) Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/10, kết thúc vào 30/9 hàng năm thì số liệu trên Báo cáo tài chính được tổng hợp thống kê vào số liệu của năm sau.”
Như vậy, kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV), tức là sau mỗi quý thì doanh nghiệp thực hiện báo cáo tài chính nói chung hay báo cáo hoạt động kinh doanh nói riêng và Báo cáo tài chính bán niên tức sau sáu tháng đầu năm doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động báo cáo hoạt động kinh doanh giữa niên độ.
Bên cạnh đó, trong thông tư cũng quy định về đối tượng áp dụng báo cáo hoạt động kinh doanh giữa niên độ như sau:
“Điều 99. Đối tượng áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên Báo cáo tài chính
1. Đối tượng lập Báo cáo tài chính năm:
Hệ thống Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Báo cáo tài chính năm phải lập theo dạng đầy đủ.
2. Đối tượng lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (Báo cáo tài chính quý và Báo cáo tài chính bán niên):
a) Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập Báo cáo tài chính giữa niên độ;
b) Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng tại điểm a nêu trên được khuyến khích lập Báo cáo tài chính giữa niên độ (nhưng không bắt buộc).
c) Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Chủ sở hữu đơn vị quyết định việc lựa chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược đối với Báo cáo tài chính giữa niên độ của đơn vị mình nếu không trái với quy định của pháp luật mà đơn vị thuộc đối tượng bị điều chỉnh.
3. Doanh nghiệp cấp trên có các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập Báo cáo tài chính của riêng đơn vị mình và Báo cáo tài chính tổng hợp. Báo cáo tài chính tổng hợp được lập trên cơ sở đã bao gồm số liệu của toàn bộ các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân và đảm bảo đã loại trừ tất cả số liệu phát sinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.
Các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân phải lập Báo cáo tài chính của mình phù hợp với kỳ báo cáo của đơn vị cấp trên để phục vụ cho việc tổng hợp Báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên và kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.
4. Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành đặc thủ tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.
5. Việc lập, trình bày và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ thực hiện theo quy định của pháp luật về Báo cáo tài chính hợp nhất.
6. Việc ký Báo cáo tài chính phải thực hiện theo Luật kế toán. Đối với đơn vị không tự lập Báo cáo tài chính mà thuê dịch vụ kế toán lập Báo cáo tài chính, người hành nghề thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán phải ký và ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người hành nghề cá nhân phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.”
Và hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ thì bao gồm
* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:
– | Mẫu số B 01a – DN |
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ | Mẫu số B 02a – DN |
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ | Mẫu số B 03a – DN |
– Bản | Mẫu số B 09a – DN |
* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:
– Bảng cân đối kế toán giữa niên độ | Mẫu số B 01b – DN |
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ | Mẫu số B 02b – DN |
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ | Mẫu số B 03b – DN |
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc | Mẫu số B 09a – DN |
Như vậy, chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện báo cáo tài chính giữa niên độ nói chung hay báo cáo hoạt động kinh doanh giữa niên độ đó chính là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập Báo cáo tài chính giữa niên độ. Còn đối với các doanh nghiệp còn lại thì được khuyến khích lập Báo cáo tài chính giữa niên độ tức họ không bắt buộc phải lập, họ có thể lập nếu họ mong muốn lập. Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ thực hiện theo quy định của pháp luật về Báo cáo tài chính hợp nhất.