Để nhà nước có thể quản lý được hiệu quả các vấn đề liên quan đến tai nạn điện mẫu báo cáo định kỳ tai nạn điện là văn bản không thể thiếu trong quá trình thống kê các vụ tai nạn có nguyên nhân từ nguồn điện.
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo định kỳ tai nạn điện là gì?
Tai nạn điện là tai nạn xảy ra do tác động của dòng điện đến nạn nhân làm tử vong hoặc tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể con người. Mẫu báo cáo định kỳ về việc tai nạn điện được ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-BCT. Mẫu báo cáo định kỳ về việc tai nạn điện là mẫu báo cáo được lập ra để báo cáo định kỳ về các vụ việc tai nạn điện. Mẫu báo cáo nêu rõ thông tin của các vụ tai nạn điện (khu vực xảy ra tai nạn; ngày, giờ xảy ra tai nạn; nơi xảy ra tai nạn; nguyên nhân dẫn đến tai nạn;…
Mẫu báo cáo định kỳ tai nạn điện được sử dụng để báo cáo về các thông tin liên quan đến vụ việc tai nạn có nguyên nhân xuất phát từ nguồn điện, bao gồm các nội dung về: Đơn vị – địa phương có tai nạn; Họ và tên nạn nhân; Nghề nghiệp nạn nhân; Ngày, giờ xảy ra tai nạn, điện áp gây tai nạn; Nơi xảy ra tai nạn điện; Nguyên nhân, diễn biến; Tình trạng tai nạn; Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn.
2. Mẫu báo cáo định kỳ tai nạn điện:
3. Hướng dẫn lập báo cáo định kỳ tai nạn điện:
Mẫu báo cáo định kỳ tai nạn điện phải nêu đầy đủ các thông tin về vụ tai nạn điện
– Ghi rõ thời gian báo cáo tai nạn điện từ ngày bao nhiêu đến ngày bao nhiêu
– Đơn vị – địa phương có tai nạn: liệt kê các khu vực, địa phương có tai nạn điện xảy ra
– Họ và tên nạn nhân/ tuổi: ghi đầy đủ, chính xác họ tên, số tuổi của người bị tai nạn điện
– Nghề nghiệp, bậc thợ: ghi rõ nghề nghiệp của người bị tai nạn điện, nếu là thợ điện thì ghi rõ bậc thợ
– Ngày, giờ xảy ra tai nạn, điện áp gây tai nạn: thời gian vụ việc tai nạn do nguồn điện xảy ra, mức độ điện áp gây ra tai nạn đó
– Nơi xảy ra tai nạn: địa chỉ cụ thể nơi xảy ra tai nạn điện (số nhà, tên đường, tổ/ thôn/ xóm,..)
– Nguyên nhân, diễn biến: nêu rõ lý do xảy ra tai nạn và diễn biến quá trình tai nạn xảy ra
– Tình trạng (nhẹ, nặng, chết): tình trạng của người bị tai nạn
– Tổng số ngày nghỉ vì tai nạn: là số ngày người bị tai nạn nghỉ không lao động
4. Thông tin liên quan về tai nạn điện:
4.1. Nguyên nhân gây ra tai nạn điện:
Hiện nay tai nạn điện xảy ra rất nhiều nhưng các nguyên nhân gây tai nạn điện xảy phổ biến nhất là:
– Do tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện.
– Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây dẫn trần hoặc dây dẫn bị hở điện.
– Sử dụng thiết bị điện bị rò rỉ điện ra vỏ kim loại.
– Sửa chữa điện khi không đóng, ngắt nguồn điện.
– Do tiếp xúc với các bộ phận đã được tách ra khỏi nguồn điện nhưng vẫn còn đang tích điện
– Do vị phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến thế, đối với những đường dây cao áp hay điện áp cao, điện sẽ phóng ra ngoài không khí, khi đến gần cho dù chưa tiếp xúc trực tiếp nhưng với khoảng cách tiếp xúc đủ nhỏ thì sẽ có hiện tượng phóng điện. Dòng điện qua cơ thể lớn và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
– Phóng điện hồ quang khi đóng cắt các máy cắt điện, cầu dao điện có tải lớn hay khi ngắn mạch… dẫn việc các tia hồ quang điện sinh ra có nhiệt độ rất lớn. Trong trường hợp đó, nếu người ở trong phạm vi ảnh hưởng của hồ quang điện sẽ bị bỏng nặng và bỏng sâu và rất khó có thể chữa trị khỏi.
– Một nguyên nhân nữa đó là do tiếp xúc với các phần tử đã được tách ra khỏi nguồn điện nhưng vẫn còn tích điện.
4.2. Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện:
Cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện để có thể phòng tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra do nguồn điện và để đảm bảo an toàn cho những người sử dụng điện, cụ thể như sau:
– Không sử dụng đường dây dẫn điện từ dây điện trần
– Thay vì chỉ cắm dây điện trần vào ổ thì phải sử dụng ổ cắm điện bằng nhựa
– Đối với các hệ thống điện gia đình, cơ quan, xí nghiệp,… cần sử dụng aptomat chống giật
– Thường xuyên tiến hành kiểm tra đường dây dẫn và các thiết bị điện
– Không để ổ điện, dây điện hoặc các thiết bị điện tiếp xúc với các vật dẫn điện như nước hay kim loại
– Phải lập tức ngắt nguồn điện và tiến hành sửa chữa, thay thế khi phát hiện thiết bị điện rò rỉ
– Khi tiến hành lắp đặt, sửa chữa các thiết bị điện, điện dân dụng hay điện lưới cần phải đóng/ ngắt hoàn toàn các nguồn điện
– Tuân thủ các biện pháp an toàn về hành lang lưới điện, giữ khoảng cách nhất định với đường dây điện cao áp và trạm biến thế.
– Cần chủ động trang bị các biện pháp phòng tránh tai nạn điện để bảo vệ an toàn cho bản thân, gia đình và xã hội
– Chủ động trang bị các kiến thức cần thiết về xử lý những tình huống xảy ra tai nạn điện
– Ưu tiên sử dụng các thiết bị điện an toàn, phù hợp với dòng điện của gia đình và các thiết bị điện phải là sản phẩm của công ty có thương hiệu uy tín, chất lượng
– Đặc biệt, cần phải nâng cao ý thức về việc phòng chống tai nạn điện
4.3. Các dạng tai nạn điện:
Tai nạn điện được phân thành hai dạng cơ bản nhất, bao gồm: tai nạn chấn thương do điện và tai nạn điện giật.
– Các chấn thương do điện
Chấn thương do điện là sự phá hủy cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hồ quang điện gây ra, có thể gây ra các tình trạng:
+ Bỏng điện: bỏng gây nên do dòng điện qua cơ thể con người hoặc do tác động của hồ quang điện, một phần do bột kim loại nóng bắn vào gây bỏng.
+ Co giật cơ: khi có dòng điện qua người, các cơ bị co giật.
+ Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím.
– Tai nạn điện giật
+ Tai nạ điện giật chiếm một tỷ lệ rất lớn, khoảng 80% trong tai nạn điện và 85% số vụ tai nạn điện chết người là do điện giật.
+ Dòng điện chạy qua cơ thể sẽ gây kích thích tới các mô kèm theo co giật cơ ở các mức độ khác nhau dẫn đến các tình trạng: cơ bị co giật nhưng không bị ngạt; cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn; người bị ngất, hoạt động của tim và hệ hô hấp bị rối loạn; chết lâm sàng (không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động).
4.4. Cách sơ cứu khi có tai nạn điện xảy ra:
– Thứ nhất, tiến hành cách ly nạn nhân ra khỏi nguồn điện
+ Khi có người bị điện giật phải nhanh chóng ngắt cầu dao điện nơi gần nhất để cô lập nguồn điện chạy qua cơ thể nạn nhân hoặc dùng cây gỗ khô gạt dây điện ra khỏi người bị điện giật.
+ Tiếp theo là đứng trên bàn, tấm ván bằng gỗ khô hoặc những loại vật liệu cách điện (nhựa, cao su…) nắm lấy quần áo người bị điện giật (không chạm vào người) và kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
+ Trường hợp tai nạn về điện xảy ra dưới nước thì người xử lý phải đứng trên cao, tìm cách cách ly với nước vì nước là chất dẫn điện và xử lý theo các bước như trên.
– Thứ hai, tiến hành sơ cứu khi điện giật
+ Điện giật có thể gây ra ngưng tim, ngưng thở, làm nạn nhân tử vong đột ngột. Cần tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ trong 5 phút đầu tiên, đây là thời gian rất quan trọng nên được xem là thời gian vàng: sau khi tiến hành tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện cần thực hiện hô hấp nhân tạo cho nạn nhân, sau đó xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
+ Khi phát hiện nạn nhân bị điện giật, cần nhanh chóng tách nạn nhân khỏi nguồn điện. Xác định xem nạn nhân có bị ngưng tim, ngưng thở để cấp cứu kịp thời. Bảo vệ vết bỏng cho sạch và gọi xe cấp cứu.
+ Khi nạn nhân bị ngưng thở (quan sát thấy lồng ngực nạn nhân không phập phồng), ngay lập tức phải tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ cho đến khi nạn nhân tự thở được, hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.
Trên đây là thông tin của chúng tôi về mẫu báo cáo định kỳ tai nạn điện và các thông tin liên quan.