Khi công chức, viên chức đi nước ngoài thì cơ quan, đơn vị quản lý các công chức, viên chức đó phải lập báo cáo danh sách công chức, viên chức đi nước ngoài. Vậy mẫu báo cáo danh sách công chức, viên chức đi nước ngoài được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu báo cáo danh sách cử công chức, viên chức đi nước ngoài:
- 2 2. Mẫu báo cáo danh sách công chức, viên chức đi nước ngoài về việc riêng:
- 3 3. Chế độ báo cáo đối với cán bộ, công chức, viên chức ra nước ngoài:
- 4 4. Quy định về nguyên tắc cử đoàn ra đối với việc ra nước ngoài của cán bộ, công chức và viên chức:
- 5 5. Hồ sơ cử đoàn ra đối với việc ra nước ngoài của cán bộ, công chức và viên chức:
1. Mẫu báo cáo danh sách cử công chức, viên chức đi nước ngoài:
ỦY BAN NHÂN DÂN…. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
DANH SÁCH ĐOÀN CÁN BỘ ĐI NƯỚC NGOÀI
VỀ…….TẠI…….
(Ban hành kèm theo Quyết định số….. /QĐ-UBND ngày tháng năm 20… của Chủ tịch Ủy ban nhân dân……)
STT | Họ và tên | Chức vụ | Đơn vị công tác | Mã ngạch/ chức danh nghề nghiệp | Bậc | Loại | Ghi chú |
1 | Nguyễn Văn A | Giám đốc | Sở… | 01.002 | 3 | Công chức A2.1 | Trưởng đoàn |
2 | Nguyễn Văn B | Phó Trưởng ban | Ban Quản lý… | 01.002 | 7 | Công chức A2.1 | Phó trưởng đoàn |
3 | Trần Thị C | Chủ tịch | Ủy ban nhân dân quận X | 01.002 | 1 | Công chức A2.1 |
|
4 | Nguyễn Văn D | Trưởng phòng | Trung tâm…, Sở… | V… | 4 | Viên chức A1 |
|
ỦY BAN NHÂN DÂN….
2. Mẫu báo cáo danh sách công chức, viên chức đi nước ngoài về việc riêng:
ĐƠN VỊ….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
BÁO CÁO DANH SÁCH CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆC RIÊNG
(Kỳ…(1)…, năm…….(2)……..)
STT | HỌ VÀ TÊN | CHỨC VỤ, ĐƠN VỊ | LÝ DO, MỤC ĐÍCH ĐI | NƯỚC ĐẾN | THỜI GIAN | VI PHẠM |
1 | Nguyễn Văn A | Nghỉ …(3)… để đi …(4)… | Từ ngày… đến ngày… | Tóm tắt nội dung vi phạm và kết quả xử lý (nếu có) | ||
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Ghi chú:
(1): Kỳ báo cáo;
(2): Năm báo cáo;
(3) Ghi rõ nghỉ phép, nghỉ thứ 7- CN hoặc nghỉ Lễ-Tết, …;
(4): Ghi rõ mục đích chuyến đi (du lịch; thăm thân hay khám, chữa bệnh,….).
3. Chế độ báo cáo đối với cán bộ, công chức, viên chức ra nước ngoài:
Quy định về chế độ báo cáo đối với cán bộ, công chức, viên chức ra nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý được cử đi công tác, bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài với thời gian dưới 180 ngày được quy định tại Điều 8 Thông tư 17/2014/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý việc ra nước ngoài của cán bộ, công và viên chức do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể như sau:
– Đoàn do Lãnh đạo Bộ làm trưởng đoàn:
+ Đoàn do Bộ trưởng làm Trưởng đoàn: Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc sau khi đã kết thúc chuyến đi, Cục Hợp tác quốc tế hoặc đơn vị được lãnh đạo Bộ phân công chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan thực hiện chuẩn bị báo cáo để Bộ trưởng xem xét, ký duyệt trình Thủ tướng Chính phủ về kết quả chuyến đi.
+ Đoàn do Thứ trưởng làm Trưởng đoàn: Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc sau khi đã kết thúc chuyến đi, Cục Hợp tác quốc tế hoặc đơn vị được lãnh đạo Bộ phân công chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan thực hiện chuẩn bị báo cáo về kết quả chuyến đi để Thứ trưởng, Trưởng đoàn xem xét, ký duyệt trình Bộ trưởng.
– Đoàn ra do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị làm trưởng đoàn: Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc sau khi đã kết thúc chuyến đi, đoàn ra phải báo cáo bằng văn bản về kết quả chuyến công tác gửi cho cấp có thẩm quyền ra quyết định cử đoàn ra; gửi cho Cục Hợp tác quốc tế 01 bản báo cáo kèm theo những tài liệu của chuyến công tác (nếu có) để phục vụ cho việc khai thác các thông tin về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế quản lý việc ra nước ngoài của cán bộ, công và viên chức do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong Thông tư 17/2014/TT-BGDĐT).
– Căn cứ tầm quan trọng của chuyến công tác và trên cơ sở đề xuất của trưởng đoàn công tác, Cục Hợp tác quốc tế phải có văn bản đề nghị Bộ trưởng cho phép tổ chức tọa đàm, báo cáo kết quả và trao đổi các thông tin giữa các đơn vị liên quan sau khi kết thúc chuyến đi.
– Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị đi công tác nước ngoài không theo đoàn, đề nghị thực hiện gửi báo cáo kết quả chuyến công tác cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quản lý các công chức, viên chức trong việc đi công tác nước ngoài.
– Trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, những đơn vị gửi báo cáo công tác quản lý đoàn ra, tổng hợp các kết quả chuyến công tác nước ngoài, số lượng của các văn bản ký kết trong những chuyến công tác (nếu có), việc triển khai kết quả chuyến công tác về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Quy định về nguyên tắc cử đoàn ra đối với việc ra nước ngoài của cán bộ, công chức và viên chức:
Quy định về nguyên tắc cử đoàn ra đối với việc ra nước ngoài của cán bộ, công chức và viên chức do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý được cử đi công tác, bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài với thời gian dưới 180 ngày được quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2014/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý việc ra nước ngoài của cán bộ, công và viên chức do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bao gồm những nguyên tắc sau:
– Đoàn ra phải có mục đích, chương trình, nội dung thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với các nhiệm vụ của đơn vị, của ngành. Việc đi công tác nước ngoài phải không được ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng công việc mà cán bộ, công chức được giao thực hiện trong nước.
– Việc tổ chức đoàn ra phải căn cứ vào kế hoạch đoàn ra hàng năm đã được phê duyệt hoặc trong khuôn khổ những dự án, chương trình hợp tác đã được ký kết. Trường hợp cử đoàn ra nằm ngoài kế hoạch đã được phê duyệt, thì các cơ quan, đơn vị tổ chức đoàn ra phải báo cáo bằng văn bản có nêu rõ mục đích, nội dung, chương trình, thành phần của đoàn ra, thời gian, địa điểm, nguồn kinh phí để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị tổ chức đoàn ra sẽ phải chỉ tiến hành thông báo cho đối tác nước ngoài và tiến hành các thủ tục liên quan sau khi mà được cấp có thẩm quyền cho phép.
– Việc cử đoàn ra trên cơ sở thư mời của các nước, vùng lãnh thổ, những tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, những cơ sở giáo dục, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài, các bộ, ban, ngành, tổ chức, các cơ sở giáo dục và những doanh nghiệp trong nước (gọi chung là phía mời) phải có các nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phải được Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được Bộ trưởng phân cấp quản lý phê duyệt.
– Cán bộ được cử đi công tác nước ngoài phải có chuyên môn phù hợp, có trình độ ngoại ngữ theo đúng yêu cầu và có sức khỏe tốt để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ. Đoàn ra có hai người trở lên phải có trưởng đoàn.
– Thủ trưởng những đơn vị, giám đốc các dự án, đề án, chương trình thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thủ trưởng những đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chủ tịch hội đồng đại học, chủ tịch hội đồng trường của những cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thủ trưởng những doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trực thuộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý tham gia không quá 02 (hai) lần mỗi năm các đoàn ra ở trong Kế hoạch khi có nội dung phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, trừ các trường hợp tham gia đoàn tháp tùng, tùy tùng theo yêu cầu của cấp trên, làm các nhiệm vụ hợp tác quốc tế, đàm phán quốc tế do yêu cầu công tác và các trường hợp khác đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép. Không được cử nhiều hơn 01 đoàn đi công tác trong cùng một thời gian, địa điểm, cùng một sự kiện theo lời mời của cùng một đối tác.
5. Hồ sơ cử đoàn ra đối với việc ra nước ngoài của cán bộ, công chức và viên chức:
Hồ sơ cử đoàn ra đối với việc ra nước ngoài của cán bộ, công chức và viên chức bao gồm những giấy tờ sau:
– Công văn đề nghị của Thủ trưởng đơn vị chủ trì tổ chức đoàn ra, trong đó nêu rõ tên đoàn công tác, nước đi đến, mục đích chuyến đi, thời gian đi, nguồn kinh phí, thông tin về mã ngạch công chức của những người được cử đi công tác; địa chỉ, điện thoại, số fax, email của đơn vị có các cán bộ, công chức đi công tác nước ngoài;
– Văn bản có ý kiến phê duyệt về chủ trương của Lãnh đạo Bộ phụ trách. Trường hợp mà đoàn ra có Thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ thì phải có ý kiến phê duyệt đồng ý về chủ trương của Bộ trưởng;
– Thư mời của phía nước ngoài kèm theo bản dịch tiếng Việt hợp lệ hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị hoặc là văn bản mời của các bộ, ban, ngành, tổ chức, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong nước;
– Danh sách thành viên đoàn (nếu như đoàn có nhiều người hoặc Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục đại học và những cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo làm Trưởng đoàn);
– Chương trình làm việc dự kiến, tài liệu, thiết bị mang theo có chứa thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước (nếu có);
– Văn bản hoặc Quyết định (bản gốc) hoặc bản sao công chứng cử nhân sự của thủ trưởng đơn vị, cơ quan có các cán bộ, công chức là thành viên tham gia đoàn (nếu là đoàn có nhiều các đơn vị bên trong hoặc ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo tham gia).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 17/2014/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý việc ra nước ngoài của cán bộ, công và viên chức do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
– Thông tư 23/2019/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế quản lý việc ra nước ngoài của cán bộ, công chức và viên chức.