Nắm bắt được tâm lý khó khăn của doanh nghiệp, pháp luật đã quy định về hỗ trợ đào tạo cho các doanh nghiệp này. Khi kết thúc khóa đạo tạo, dựa trên kết quả đạt được, đơn vị đào tạo phải lập báo cáo đánh giá kết thúc khóa đào tạp dành cho đơn vị đào tạo.
Mục lục bài viết
1. Báo cáo đánh giá kết thúc khóa đào tạo dành cho đơn vị đào tạo là gì?
Việc hỗ trợ chi phí tham gia gia các khóa đào tạo là chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ được ghi nhận tại Điều 15 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó, trong giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, trường đại học Kinh tế Quốc dân do PGS.TS Trần Xuân Cầu chủ biện năm 2008 thì: “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển thể lực, trí lực khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người; nền văn hóa, truyền thống lịch sử…. cụ thể: “
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Nhà nước tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo trực tuyến, chương trình đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.”
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thật khó để cung cấp các khoá đào tạo cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, đa dạng ở những mức độ phát triển khác nhau. Việc cử người tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn tại các trường và các trung tâm đào tạo thường không đạt hiệu quả như mong muốn. Do thiếu các kỹ năng xác định nhu cầu đào tạo, đánh giá chất lượng đào tạo của các nhà cung ứng dịch vụ đào tạo, cũng như việc hỗ trợ áp dung những điều được học vào thực tế sau đào tạo. Tư duy ngắn hạn, hành động có tính phản ứng và thực tiễn quản trị nhân lực yếu kém đã dẫn đến cạnh tranh khốc liệt về nguồn nhân lực chất lượng dẫn đến tỷ lệ thuyên chuyển cao trong những ngành nghề đòi hỏi chất lượng lao động cao và điều này dẫn đến các doanh nghiệp than phiền là chi phí nhân công chất lượng cao ở Việt nam hiện nay là cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các khóa đào tạo mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hỗ trợ bao gồm: Khóa đào tạo khởi sự kinh doanh cung cấp kiến thức, kinh nghiệm cơ bản về khởi sự kinh doanh, thành lập doanh nghiệp; Khóa đào tạo quản trị kinh doanh và quản trị kinh doanh chuyên sâu cung cấp kiến thức về quản trị kinh doanh nhằm nâng cao kỹ năng vận hành, quản lý doanh nghiệp, trình độ quản trị sản xuất, kinh doanh; Khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, chế biến cung cấp kiến thức quản trị sản xuất chuyên sâu, huấn luyện thực tiễn tại hiện trường doanh nghiệp. Đây là những khóa đào tạo đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sự tồn tại của các doanh nghiệp lớn.
Báo cáo đánh giá kết thúc khóa đào tạo dành cho đơn vị đào tạo là văn bản do đơn vị tạo tạo lập ghi nhận kết quả đạt được của học viên sau khi kết thúc khóa đào tạo theo đúng thời gian ấn định.
Báo cáo đánh giá kết thúc khóa đào tạo dành cho đơn vị đào tạo là văn bản bắt buộc mà đơn vị đào tạo phải thực hiện, đây là căn cứ để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động đào tạo, kết quả đạt được của học viên sau quá trình đào tạo, từ đó đưa ra được giải pháp, định hướng, điều chỉnh cách thức đào tạo, cũng như nhận thức của các học viên được đào tạo.
Tại sao nói: Báo cáo đánh giá kết thúc khóa đào tạo dành cho đơn vị đào tạo là văn bản bắt buộc, bởi lẽ, theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, đơn vị đào tạo lập Báo cáo đánh giá kết thúc khóa đào tạo và báo cáo quyết toán kinh phí.
Như vậy, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, doanh nghiệp cần thực hiện các kế hoạch, chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm bồi dưỡng nâng cao và cập nhật kiến thức cho mọi đối tượng nhân viên và nhà quản trị. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và phát triển Đây là bước rất quan trọng trong kế hoạch đào tạo và phát triển NNL trong các DNNVN. Người phụ trách đào tạo cần phối hợp với các bộ phận chức năng để lựa chọn đúng đối tượng cần đào tạo và phát triển,
Để thực hiện đào tạo và phát triển trong công việc có hiệu quả thì bộ phận này cũng phải kết hợp với các bộ phận trong doanh nghiệp tìm ra những nhà quản lý, cán bộ có kinh nghiệm và sẵn sàng thực hiện đào tạo và phát triển nhân viên. Trong trường hợp tổ chức khóa đào tạo ngoài công việc thì họ cần giúp giám đốc tìm kiếm các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ đào tạo để chọn đơn vị cung cấp đào tạo phù hợp nhất và ký kết hợp đồng. Tiếp theo, cần phối kết hợp với giáo viên/người hướng dẫn trong việc xây dựng chương trình đào tạo/phát triển có mục tiêu học tập phù hợp. Khi khóa học diễn ra cần đảm bảo các điều kiện hậu cần về lớp học, trang thiết bị giảng dạy, bố trí bàn ghế phù hợp với phương pháp giảng dạy, đồ ăn nhẹ giữa giờ học ….vv.
Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển Hoạt động đào tạo và phát triển cần được đánh giá để xem kết quả thu được là gì và rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần sau.
2. Mẫu báo cáo đánh giá kết thúc khóa đào tạo dành cho đơn vị đào tạo:
ĐƠN VỊ….(1)…..
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC KHÓA ĐÀO TẠO
(Dành cho đơn vị đào tạo)
1. Thông tin chung về khóa đào tạo
– Tên khóa đào tạo/chuyên đề đào tạo:….(2)………..
– Họ và tên giảng viên:……………(3)………… Trình độ:……………
– Thời gian tổ chức:….(4)……
– Địa điểm tổ chức:…….(5)………
– Thời lượng đào tạo:…(6)……. ngày, trong đó: thời lượng hướng dẫn học viên nghiên cứu tình huống thực tế, vận dụng kinh nghiệm thực tiễn……….. ngày hoặc……. % thời lượng khóa đào tạo.
– Tổng số học viên (HV) tham gia khóa đào tạo:…………(7)………….., trong đó:
+ Số học viên được cấp chứng chỉ:……………..
+ Số học viên thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn/doanh nghiệp nữ làm chủ:…………….
– Tổng số doanh nghiệp cử cán bộ tham gia khóa đào tạo:…………
2. Tổng hợp đánh giá chất lượng khóa đào tạo (8)
TT | Tốt | Khá | Trung bình | Kém | |||||
Số HV | Tỷ lệ (%) | Số HV | Tỷ lệ (%) | Số HV | Tỷ lệ (%) | Số HV | Tỷ lệ (%) | ||
1 | Nội dung đào tạo | ||||||||
2 | Tài liệu giảng dạy | ||||||||
3 | Chất lượng giảng viên | ||||||||
4 | Công tác tổ chức khóa đào tạo | ||||||||
5 | Mức độ tiếp thu của học viên | ||||||||
6 | Thời lượng của khóa đào tạo | Dài: Số HV… Tỷ lệ (%)… | Vừa: Số HV… Tỷ lệ (%)… | Ngắn: Số HV… Tỷ lệ (%)… |
3. Đề xuất/kiến nghị (nếu có):……………(9)…………..
Cán bộ quản lý khóa đào tạo
(Ký, họ tên)
Cán bộ kiểm tra, giám sát của đơn vị quản lý đào tạo1
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu báo cáo đánh giá kết thúc khóa đào tạo dành cho đơn vị đào tạo:
(1) Tên đơn vị tổ chức khóa đào tạo.
(2) Các chuyên đề khóa đào tạo như: Khởi sự kinh doanh/Quản trị kinh doanh/Quản trị kinh doanh chuyên sâu/Đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến/….
(3) Ghi đầy đủ họ và tên giảng viên, trình độ (Tiến sĩ, thạc sĩ)
(4) Tính bằng ngày tháng năm.
(5) Ghi đầy đủ tên, địa chỉ (số nhà, đường, phường, quận, thành phố)
(6) Tùy thuộc vào chuyên đề đào tạo để xác định thời lượng đào tạo, cụ thể:
Khởi sự kinh doanh: Tối đa 02 ngày, không bao gồm đi thực tế tại doanh nghiệp
Quản trị kinh doanh: Tối đa 03 ngày trong đó có 1/2 ngày thực tế tại doanh nghiệp
Quản trị kinh doanh chuyên sâu và đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp sản xuất, chế biến: Từ 07 đến 28 ngày (có thể không liên tục), trong đó có 1/3 thời gian nghiên cứu tình huống hoặc đi thực tế tại doanh nghiệp.
(7) Tùy thuộc vào số học viên đăng ký
(8) Tổng hợp đánh giá chất lượng khóa đào tạo theo thứ tự từng mục, khách quan.
(9) Nội dung không bắt buộc, đề xuất/kiến nghị có thể là căn cứ để cải thiện chất lượng học viên.
Cơ sở pháp lý:
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017
Thông tư 05/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa