Chào hàng cạnh tranh rút gọn được thực hiện trong hoạt động đấu thầu. Các báo cáo đánh giá cần được lập trong hoạt động của bên đánh giá, qua đó phản ánh các hiệu quả tham gia chào hàng của nhà đầu tư. Ngày nay, để tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển, tiện lợi hơn trong quy trình thực hiện công việc này được tiến hành qua mạng. Từ đó mang lại hiệu quả và tiết kiệm cho công việc đấu thầu.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện chào hàng cạnh tranh rút gọn:
Chào hàng cạnh tranh rút gọn khi có các điều kiện chào hàng cụ thể. Các chủ thể có thể tiến hành rút gọn các công việc, thủ tục thực hiện trong quá trình đấu thầu qua mạng. Việc chào hàng cạnh tranh rút gọn thường được thực hiện với gói thầu có giá trị không lớn. Số liệu được phản ánh với các quy định sau:
Các điều kiện để chào hàng cạnh tranh rút gọn:
Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 63/2014 thì chào hàng cạnh tranh rút gọn được áp dụng khi đáp ứng những điều kiện sau:
– Đối với gói thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng với dịch vụ phí tư vấn thông dụng, đơn giản; Công việc thực hiện đơn giản, có trình tự thực hiện nhanh chóng.
– Đối với gói thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng với những gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng; gói thầu xây lắp công trình đơn giản. Giá trị của gói thầu không quá lớn trong các hoạt động công việc đơn giản.
– Gói thầu có giá trị không quá 200 triệu đồng đối với mua sắm thường xuyên.
Như vậy, hoạt động chào hàng cạnh tranh rút gọn được thực hiện đối với một số gói thầu đặc thù. Tính chất rút gọn thực hiện khi đó là gói thầu thông dụng, đơn giản, giá trị không quá lớn. Các bên có thể đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật khi tham gia đấu thầu. Cũng như không cần thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục rườm rà.
Để chào hàng cạnh tranh thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Là các gói thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của
– Có giá trị hạn mức đáp ứng theo quy định tại điều 57 Nghị định 63/2014 như trên. Cũng như thực hiện đối với một số gói thầu theo quy định có tính đơn giản, thông dụng.
Ngoài ra khi tiến hành chào hàng cạnh tranh còn cần thêm các điều kiện là phải có kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt. Có dự toán được phê duyệt theo quy định và đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu. Để đảm bảo hiệu quả tham gia, thực hiện gói thầu. Cũng như tuân thủ các quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng của các bên.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng tiếng Anh là Short competitive offer online.
3. Báo cáo đánh giá chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng:
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật quy định về mẫu này. Tuy nhiên các báo cáo đều được thực hiện đảm bảo nội dung, hình thức nhất định. Phải nêu được các đánh giá trong báo giá chào hàng. Từ đó cung cấp thông tin và dữ liệu liên quan cho hoạt động thực hiện gói thầu.
Tùy theo các gói thầu cụ thể thì sẽ có những báo cáo khác nhau. Trong nội dung này chúng tôi sẽ hướng dẫn một số nội dung cần có trong báo cáo đánh giá chào hàng cạnh tranh rút gọn. Hoạt động này được tiến hành qua mạng, giúp các nhà đầu tư có thể tiếp cận tốt nhất với gói thầu và phản ánh nhu cầu của mình. Bạn đọc có thể tải mẫu báo cáo hoặc xây dựng báo cáo theo nội dung, hình thức được hướng dẫn dưới đây:
– Đầu tiên là phần quốc hiệu, tiêu ngữ. Phải trình bày ở giữa, phía trên đầu của tờ giấy A4.
– Tên báo cáo: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ BÁO GIÁ CHÀO HÀNG CẠNH TRANH RÚT GỌN. Tên báo cáo dùng để xác định mục đích thực hiện đánh giá báo giá chào hàng. Các báo giá chào hàng được thực hiện bởi bên nhà đầu tư. Việc đánh giá các báo giá đó nhằm phân tích, tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp được lựa chọn tham gia vào dự án.
– Tên gói thầu: Ví dụ gói thầu mua sắm……
Tên gói thầu dùng để xác định công việc thực hiện nếu các bên tìm ra nhà thầu thích hợp. Gói thầu này được tổ chức trong hoạt động mua sắm, tư vấn thông dụng.
– Dự toán: Đầu tư…….
Xác định hoạt động đầu tư. Các thông tin này được thể hiện trên bìa mặt ngoài của báo cáo. Từ đó cung cấp các thông tin chung nhất cho hoạt động thực hiện gói thầu. Các bên tham gia vào gói thầu được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan.
– Thông tin của chủ đầu tư. Qua đó cũng xác định các công việc liên quan mà chủ đầu tư tổ chức gói thầu.
– Tổ chuyên gia xét chọn thầu. Tên các chuyên gia có kinh nghiệm, năng lực để có thể tham gia xem xét, phân tích, lựa chọn gói thầu.
– Tiếp theo là nội dung báo cáo đánh giá báo giá:
Đây cũng là phần chiếm nhiều nội dung thể hiện nhất trong báo cáo đánh giá được thực hiện. Nội dung bao gồm các thông tin sau:
Thông tin cơ bản: Giới thiệu chung về dự toán và thông tin gói thầu. Các giới thiệu nhằm khái quát công việc thực hiện liên quan, các thông tin của gói thầu mà các bên cần được cung cấp. Bao gồm:
+ Tên gói thầu, tóm tắt về gói thầu, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức lựa chọn nhà thầu, thời gian thực hiện.
+ Hình thức của hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng, danh mục các trang thiết bị của gói thầu, đơn vị thực hiện đánh giá hồ sơ đề xuất, thời gian xét thầu, cách thức làm việc,…
Tóm tắt quá trình tổ chức đấu thấu: tóm tắt các công việc, hoạt động và kết quả thực hiện của buổi tổ chức. Qua đó mới có các nhà đầu tư tham gia, thể hiện các nhu cầu thông qua hoạt động đấu thầu. Nêu các thông tin về chuẩn bị đấu đầu, biên bản tiếp nhận.
Phương pháp đánh giá:
+ Thực hiện đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết, xác định giá đánh giá. Các phương pháp cũng thể hiện công việc sẽ tiến hành, cách thức các chuyên gia sẽ áp dụng để thực hiện đánh giá báo giá.
+ Kiểm tra tính hợp lệ của báo giá. Đánh giá về mặt kỹ thuật, phạm vi cung cấp, tiến độ cung cấp, đặc tính thông số kỹ thuật và thời gian bảo hành và các yêu cầu khác. Như các yêu cầu về tính hợp lệ của hàng hóa, về chất lượng, xuất xứ, yêu cầu thiết bị, hàng hóa, hàng hóa chào thầu phải ghi mã hiệu, nhãn hiệu.
Kết quả đánh giá sơ bộ: Nêu kết quả tổng quát, các nhận định chung, chưa đi sâu vào từng tính chất đánh giá chi tiết. Nêu danh sách nhà thầu nộp báo giá, kiểm tra tính hợp lệ của nhà thầu và kết luận trong bước đánh giá sơ bộ. Từ đó có cái nhìn tổng quát nhất về kết quả thực hiện đánh giá, cũng như nội dung kết luận của báo cáo.
Kết quả đánh giá về mặt chi tiết:
+ Nêu các đánh giá chuyên môn về từng vấn đề được xem xét. Qua đó cho ra kết quả đánh giá về mặt kỹ thuật, kết quả xác định giá đánh giá. Phải thực hiện thuyết phục, nêu được các chi tiết phân tích đối với từng nội dung chào hàng xem xét.
+ Nhà thầu được đánh giá là đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật khi đáp ứng tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật đã đề ra. Nếu trong những nội dung yêu cầu kỹ thuật đã đưa ra chỉ cần có một nội dung không đạt thì sẽ coi là không đáp ứng các quy định về yêu cầu kỹ thuật đã đưa ra. Cung cấp câu trả lời, từ đó có cơ sở và căn cứ để chọn nhà thầu chất lượng.
Làm rõ các thông tin báo giá
– Kết luận và kiến nghị. Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình thực hiện tổ chức và lựa chọn nhà thầu. Các tiêu chí và hiệu quả thực hiện buổi đấu thầu, công việc lựa chọn nhà thầu. Trình bày những nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến việc hạn chế tham dự thầu của các nhà thầu.
– Cuối cùng là chữ ký xác nhận của những thành viên tổ chuyên gia đấu thầu. Đây là các chủ thể tham gia đánh giá, cũng như thống nhất với nội dung được trình bày, tổng hợp trong báo cáo. Từ đó tạo ra một nguồn tài liệu chất lượng cho hoạt động đấu thầu.
4. Quy trình chào hàng:
Quy trình này được thực hiện trong hoạt động đấu thầu.
4.1. Bước 1: Chuẩn bị và gửi bản yêu cầu báo giá:
Nội dung của bản yêu cầu báo giá được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 59
Trình bày các nội dung về phạm vi công việc, yêu cầu về kỹ thuật, thời hạn hiệu lực của báo giá, thời điểm nộp báo giá, các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao, dự thảo hợp đồng, thời gian chuẩn bị và nộp báo giá và các nội dung cần thiết khác.
Công việc này được tiến hành tối thiểu 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành bản yêu cầu báo giá.
4.2. Bước 2: Nộp và tiếp nhận báo giá:
– Nhà thầu chuẩn bị và nộp 01 báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Có thể thực hiện bằng một trong các hình thức: gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử (email) hoặc bằng fax;
– Bên mời thầu chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong báo giá của từng nhà thầu. Qua đó đảm bảo ý nghĩa công bằng, minh bạch cũng như độc lập tham gia dự thầu.
Các báo giá nộp trước khi đóng thầu gồm các nội dung theo điểm b Khoản 2 điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP; sẽ được chủ thể mời thầu ra thông báo bằng văn bản tiếp nhận.
4.3. Bước 3: Đánh giá các báo giá:
– Bên mời thầu so sánh các báo giá theo bản yêu cầu báo giá.
– Trong quá trình đánh giá, trường hợp cần thiết bên mời thầu mời nhà thầu có giá chào thấp nhất sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) đến thương thảo hợp đồng.
4.4. Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:
Thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
– Bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu, cung cấp cả những nội dung đánh giá báo giá.
– Thực hiện thẩm định theo nguyên tắc chung tại Khoản 1; Dựa trên các hồ sơ, nội dung thẩm định, báo cáo tại Khoản 4 theo nghị định 63/2014/NĐ-CP.
– Thực hiện phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bằng văn bản; lập báo cáo kết quả phê duyệt.
– Chủ thể mời thầu công khai kết quả lựa chọn nhà thầu lên báo chí; hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết quả.
4.5. Bước 5: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.
Căn cứ pháp lý: Nghị định 63/2014/ND-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.