Giám sát thi công công trình là nhiệm vụ rất quan trọng trong mỗi dự án công trình xây dựng. Dưới đây là mẫu báo cáo công tác tuần công tác tư vấn giám sát mới nhất:
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo công tác tuần công tác tư vấn giám sát mới nhất:
BÁO CÁO TUẦN CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT
Tuần……(từ ngày…./…./…. đến ngày…./…./….)
1. Cơ sở lập báo cáo………
2. Thông tin chung về gói thầu thi công nạo vét
– Tên công trình: Nạo vét duy tu công trình ………
– Chủ đầu tư: ………
– Đại diện Chủ đầu tư: ………
– Đơn vị Tư vấn giám sát: ………
– Nhà thầu thi công nạo vét: ……
– Nhà thầu phụ (nếu có): ………
– Địa điểm, phạm vi thi công: ………
– Khối lượng nạo vét theo thiết kế: ………
– Vị trí và cự ly vận chuyển đổ đất nạo vét: ………
– Biện pháp thi công chính: ………
– Tiến độ hoàn thành công trình: ….…
– Ngày khởi công công trình: ………
3. Khái quát về gói thầu tư vấn giám sát
– Tên gói thầu: ………
– Thời gian thực hiện: ………
– Hình thức lựa chọn nhà thầu: ………
– Hình thức hợp đồng: ………
4. Tổ chức nhân sự thực hiện công tác giám sát
a) Giám sát của Đại diện Chủ đầu tư ………… tại hiện trường:
TT | Họ và tên | Chức vụ | Điện thoại – Email | Ghi chú |
b) Tư vấn giám sát:
TT | Họ và tên | Chức vụ | Khu vực phụ trách giám sát | Điện thoại – Email | Ghi chú |
5. Các công tác của tư vấn giám sát trong tuần…………
6. Chi tiết nhà thầu thực hiện và khối lượng đạt được
a) Các công tác chính Nhà thầu thực hiện trong tuần…………
b) Nhân lực do Nhà thầu huy động trên công trường tại thòi điểm báo cáo
– Nhân sự Ban chỉ huy công trường:
TT | Họ và tên | Chức vụ | Hạng mục phụ trách | Điện thoại – Email | Ghi chú |
– Công nhân lao động, thủy thủ, thuyền viên: (số lượng)………. người.
c) Thiết bị thi công nhà thầu đã huy động đến công trường:
(Chi tiết tại Mẫu tổng hợp số 01 kèm theo)
d) Công tác thi công nạo vét:
– Khối lượng thi công nạo vét, vận chuyển đi đổ tính trên phương tiện trong tuần báo cáo: ……… m3.
– Lũy kế khối lượng đã thi công nạo vét, vận chuyển đi đổ tính trên phương tiện đến hết tuần báo cáo: ………m3.
(Chi tiết tại Mẫu tổng hợp số 02 kèm theo)
7. Các hồ sơ, tài liệu, văn bản trong tuần
a) Các hồ sơ, tài liệu, văn bản Nhà thầu phát hành đến TVGS trong tháng:…………
b) Các hồ sơ, tài liệu, văn bản TVGS phát hành trong tháng:…………
c) Các hồ sơ, tài liệu, văn bản Chủ đầu tư phát hành trong tháng:…………
8. An toàn lao động và vệ sinh môi trường…………
9. Kế hoạch hoạt động của tư vấn giám sát trong tuần tới (từ ngày ….. tháng… năm … đến ngày … tháng … năm …)……………
10. Nhận xét và kiến nghị……………
Giám sát trưởng | Ngày ….tháng ….năm 20…. |
Nơi gửi:
– Cục ĐTNĐ Việt Nam hoặc Sở GTVT (để b/c);
– Đại diện Chủ đầu tư……. (để b/c);
– Nhà thầu thi công……..
* Tài liệu gửi kèm theo báo cáo này:
– Bản chụp (photocopy) Nhật ký thi công công trình (trong tuần) từ ngày…. tháng….năm……đến ngày…….tháng…….năm ………;
– Các Mẫu tổng hợp số 01, số 02, số 03 và số 04;
– Tài liệu liên quan khác…………
2. Nội dung thực hiện giám sát công trình bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, nội dung thực hiện giám sát bao gồm:
– Thực hiện kiểm tra năng lực của nhà thầu thi công có phù hợp với với hồ sơ dự thầu cũng như
– Kiểm tra thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt có phù hợp với biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu thực hiện không.
– Với những đề nghị do nhà thầu trình lên tiến hành xem xét và chấp thuận những đề nghị đó nếu hợp lý.
Trường hợp nếu cần thiết, chủ đầu tư thực hiện thỏa thuận với nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung đề nghị trên.
– Với những vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình tiến hành kiểm tra và chấp thuận.
– Với tiến độ thi công công trình, tiến hành kiểm tra và đôn đốc theo đúng thiết kế, đúng tiến độ ban đầu thỏa thuận.
– Khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế thì tiến hành đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế.
– Khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động thì phải yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công.
– Trong quá trình thi công xây dựng, thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng.
– Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng.
Bên cạnh đó, trách nhiệm của tư vấn giám sát là cần phải ghi chép lại vào nhật ký thi công hoặc lập biên bản các vấn đề sau:
– Những sai phạm không đúng theo thiết kế, thiếu sót và vi phạm điều kiện kỹ thuật của công tác xây lắm.
– Những biện pháp khắc phục, với sai phạm không đúng với thiết kế và vi phạm về điều kiện kỹ thuật phải được yêu cầu thời gian để khắc phục ngay.
– Trường hợp có thay đổi về thiết kế phải được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.
– Tham gia các cuộc họp với nội dung nêu rõ những biện pháp khắc phục lỗi sai, phát sinh trong quá trình thi công công trình xây dựng.
– Kiểm tra và nghiệm thu từng hạng mục công trình, toàn bộ công trình.
– Trách nhiệm của tư vấn giám sát là thực hiện kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công.
– Thực hiện nghiệm thu công trình.
– Tập hợp lại tất cả các tài liệu liên quan đến việc nghiệm thu công trình xây dựng, ví dụ bao gồm bộ phận, giai đoạn thi công công trình, nghiệm thu thiết bị,…
– Với những sai sót bất hợp lý thì thực hiện kiến nghị lên ban quản lý dự án.
– Khi có nghi ngờ kiểm định lại từng hạng mục công trình, chất lượng từng bộ phận đã thi công.
– Trách nhiệm của tư vấn giám sát là bảo quản các tài liệu đã thiết lập trong quá trình thi công xây lắp,
– Các nội dung khác theo quy định của hợp đồng.
3. Điều kiện năng lực của tổ chức thực hiện tư vấn giám sát thi công xây dựng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 96 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, một tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện cụ thể bao gồm:
Hạng I:
– Về chức danh giám sát trưởng: cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I.
– Về giám sát viên: có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng đảm bảo phải phù hợp với các loại công trình được đăng ký yêu cầu cấp chứng chỉ năng lực.
– Về kinh nghiệm:
+ Thực hiện giám sát công tác xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên.
+ Hoặc giám sát công tác xây dựng của ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
+ Đối với lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình: kinh nghiệm tham gia giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên; hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên.
Hạng II:
– Về chức danh giám sát trưởng: phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên.
– Về chức danh giám sát viên: đảm bảo có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
– Về kinh nghiệm:
+ Đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng công trình:
Có kinh nghiệm trong việc giám sát công trình xây dựng đối với công trình từ cấp II trở lên số lượng là 01.
Có kinh nghiệm trong việc giám sát 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát công tác xây dựng công trình.
+ Đối với lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình: có kinh nghiệm trong việc thực hiện giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên; hoặc số lượng 02 công trình từ cấp III trở lên.
Hạng III:
– Về chức danh giám sát trưởng: phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên.
– Về chức danh giám sát viên: phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình, lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: