Nhà nước đã ban hành các văn bản quy định pháp luật về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Trong đó bao gồm cả quy định về việc báo cáo công tác bồi thường nhà nước theo định kỳ.
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo công tác bồi thường nhà nước là gì?
Mẫu báo cáo công tác bồi thường nhà nước là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về công tác bồi thường nhà nước bao gồm tình hình yêu cầu bồi thường, kết quả giải quyết bồi thường, kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước, đánh giá chung về kết quả công tác bồi thường nhà nước, nhiệm vụ công tác bồi thường trong kỳ tới, đánh giá – kiến nghị,…
Mẫu báo cáo công tác bồi thường nhà nước được sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước năm trong phạm vi do mình quản lý. Trong mẫu báo cáo công tác bồi thường nhà nước cần nêu rõ tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả; việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường; tình hình chuẩn bị việc triển khai
2. Mẫu báo cáo công tác bồi thường nhà nước:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–
CƠ QUAN BÁO CÁO
——-
BÁO CÁO
Công tác bồi thường nhà nước năm ……
I. Kết quả công tác bồi thường năm ……
1. Tình hình yêu cầu bồi thường, kết quả giải quyết bồi thường
– Đánh giá tình hình yêu cầu bồi thường, kết quả giải quyết bồi thường.
– Việc cấp phát kinh phí và chi trả tiền bồi thường.
– Việc xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại.
– Việc xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.
2. Kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước
– Xây dựng và thực hiện Kế hoạch công tác bồi thường nhà nước năm …..
– Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (đối với Bộ, ngành Trung ương).
– Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
– Thực hiện quản lý chuyên ngành về bồi thường nhà nước trên các mặt công tác: hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước; xác định cơ quan giải quyết bồi thường; hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong công tác bồi thường nhà nước; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật.
– Chỉ đạo cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện giải quyết bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả, thực hiện quyết định hoàn trả và thực hiện xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.
– Chỉ đạo xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả.
– Công tác phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước.
– Công tác báo cáo, thống kê về công tác bồi thường nhà nước.
3. Đánh giá chung về kết quả công tác bồi thường nhà nước
– Đánh giá chung những kết quả đạt được
– Những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân
II. Nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện công tác bồi thường nhà nước năm …
III. Đề xuất, kiến nghị
Nơi nhận:
– Cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường (để báo cáo);
– Lưu: VT, …
Thủ trưởng cơ quan
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập báo cáo công tác bồi thường nhà nước:
Một mẫu báo cáo công tác bồi thường nhà nước được coi là hợp khi đảm bảo được các yêu cầu về nội dung và hình thức đúng theo quy định của pháp luật.
– Phần mở đầu:
+ Quốc hiệu – tiêu ngữ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
+ Tên cơ quan báo cáo
+ Tên báo cáo: Báo cáo Công tác bồi thường nhà nước năm….
– Về nội dung chính của mẫu báo cáo
+ Kết quả công tác bồi thường trong năm…: bao gồm tình hình yêu cầu bồi thường, kết quả giải quyết bồi thường (dánh giá tình hình yêu cầu bồi thường, kết quả giải quyết bồi thường; việc cấp phát kinh phí và chi trả tiền bồi thường; việc xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại; việc xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại. Và kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước về: Xây dựng và thực hiện Kế hoạch công tác bồi thường nhà nước trong năm; Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về trách nhiệm bồi thường; Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường; việc quản lý chuyên ngành về bồi thường nhà nước; xác định trách nhiệm hoàn trả, thực hiện quyết định hoàn trả và thực hiện xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại; Chỉ đạo xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường; …
+ Đánh giá chung về kết quả công tác bồi thường nhà nước bao gồm việc: đánh giá chung những kết quả đạt được; những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân
+ Nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện công tác bồi thường nhà nước năm tới
+ Những đề xuất, kiến nghị trong việc báo cáo công tác bồi thường nhà nước
– Chữ ký xác nhận của Thủ trưởng cơ quan
4. Quy định của pháp luật liên quan về công tác bồi thường nhà nước:
4.1. Quy định báo cáo việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước:
Theo Thông tư 08/2019/TT-BTP quy định nội dung chính của báo cáo việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước bao gồm:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước theo định kỳ hàng năm theo các nội dung sau:
+ Tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết yêu cầu bồi thường trong phạm vi địa phương mình;
+ Việc cấp phát kinh phí và chi trả tiền bồi thường;
+ Việc xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại;
+ Việc xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại;
+ Quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước theo quy định lại khoản 3 Điều 73 của Luật.
–
+ Tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết yêu cầu bồi thường, cấp phát kinh phí và chi trả tiền bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại tại các cơ quan thuộc phạm vi quản lý của mình ở trung ương;
+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bồi thường nhà nước;
+ Chỉ đạo cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện công tác giải quyết bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả, thực hiện quyết định hoàn trả và thực hiện xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại;
+ Xử lý và chỉ đạo xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường thực hiện trách nhiệm hoàn trả;
+ Phối hợp và chỉ đạo cơ quan thuộc phạm vi quản lý của mình phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước thực hiện công tác bồi thường nhà nước.
Như vậy theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
4.2. Nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường nhà nước của Ủy ban nhân dân:
– UBND có nhiệm vụ chỉ đạo Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện nội dung Luật TNBTCNN cho đội ngũ công chức, viên chức nhằm mục tiêu phòng ngừa phát sinh sai phạm trong thi hành công vụ; nâng cao hơn nữa nhận thức pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với đội ngũ công chức. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn Sở Tư pháp thực hiện tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho cá nhân, tổ chức phù hợp với từng đối tượng, tình hình của địa phương và tổ chức các buổi tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu trong việc công tác bồi thường nhà nước và bảo đảm kinh phí để Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ này.
– UBND có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan thuộc phạm vi quản lý của địa phương mình tiến hành giải quyết các vụ, việc yêu cầu bồi thường theo Luật TNBTCNN một cách nhanh chóng, hiệu quả theo chỉ đạo tại khoản 15 Điều 2 Nghị quyết số 134/2020/QH14.
– UBND từng địa phương căn cứ vào tình hình đặc thù của địa phương mình quản lý, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình để tiến hành chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu, đề xuất giải pháp để bảo đảm thực hiện hiệu quả việc phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án và các cơ quan có liên quan thực hiện công tác bồi thường nhà nước được hiệu quả.
– UBND có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc các cơ quan nhà nước thuộc các cấp trong phạm vi địa phương thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phối hợp thực hiện quản lý nhà nước nhất là quy định về gửi các văn bản trong quá trình giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả theo quy định của Luật TNBTCNN và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Đồng thời UBND cũng tiến hành chỉ đạo Sở Tư pháp thực hiện việc báo cáo công tác bồi thường nhà nước theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
– UBND tiến hành triển khai các hoạt động nhằm nắm bắt, đánh giá tình hình triển khai thi hành Luật TNBTCNN, tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết yêu cầu bồi thường trong phạm vi địa phương mình quản lý để phục vụ cho công tác sơ kết, tổng kết thực tiễn triển khai thi hành Luật TNBTCNN.
– UBND có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra công tác bồi thường nhà nước, nhất là đối với các vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính.
– UBND thực hiện việc ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bồi thường nhà nước tới các cơ quan, đơn vị liên quan trong phạm vi địa phương mình quản lý.