Tính hao mòn tài sản hạ tầng đường bộ là một trong những hoạt động bắt buộc phải thực hiện của các cơ quan có thẩm quyền được giao trách nhiệm quản lý chất lượng cơ sở hạ tầng này. Vậy, Mẫu bảng tính hao mòn tài sản hạ tầng đường bộ được lập với các nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu bảng tính hao mòn tài sản hạ tầng đường bộ:
Đơn vị :…….. |
|
BẢNG TÍNH HAO MÒN TÀI SẢN HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ
Năm……
Số:……..
STT | Loại TSHTĐB | Số thẻ TSHTĐB | Nguyên giá | Tỷ lệ hao mòn | Giá trị hao mòn |
A | B | C | 1 | 2 | 3 = 1 x 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| x |
|
Người lập | Ngày …. tháng….năm….. |
2. Có các loại tài sản hạ tầng giao thông đường bộ nào phải tiến hành tính hao mòn tài sản hạ tầng đường bộ?
Thời gian sử dụng để tính hao mòn, tỷ lệ hao mòn tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này được áp dụng để tính hao mòn tài sản từ năm 2022, cụ thể như sau:
PHỤ LỤC 1
QUY ĐỊNH DANH MỤC, THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ HAO MÒN CỦA TÀI SẢN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
STT | Danh mục các loại tài sản hạ tầng giao thông đường bộ | Thời gian sử dụng để tính hao mòn (năm) | Tỷ lệ hao mòn (% năm) |
1 | Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường | 40 | 2,5 |
2 | Cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ | 40 | 2,5 |
3 | Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ | 40 | 2,5 |
4 | Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ; cầu phao và công trình phụ trợ. | 20 | 5 |
5 | Trạm kiểm tra tải trọng xe | 20 | 5 |
6 | Trạm thu phí đường bộ | 20 | 5 |
7 | Bến xe | 25 | 4 |
8 | Bãi đỗ xe | 25 | 4 |
9 | Nhà hạt quản lý đường bộ | 25 | 4 |
10 | Trạm dừng nghỉ | 25 | 4 |
11 | Kho bảo quản vật tư dự phòng | 20 | 5 |
12 | Trung tâm quản lý và giám sát giao thông (Trung tâm ITS) | ||
12.1 | Công trình nhà quản lý hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin | ||
Nhà cấp I | 80 | 1,25 | |
Nhà cấp II | 50 | 2 | |
Nhà cấp III | 25 | 4 | |
Nhà cấp IV | 15 | 6,67 | |
12.2 | Vật kiến trúc, máy móc thiết bị phụ trợ phục vụ hoạt động của Trung tâm ITS | Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn xác định theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). | |
13 | Trung tâm cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ | ||
13.1 | Đối với các công trình phục vụ cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ | ||
Nhà cấp I | 80 | 1,25 | |
Nhà cấp II | 50 | 2 | |
Nhà cấp III | 25 | 4 | |
Nhà cấp IV | 15 | 6,67 | |
13.2 | Đối với các phương tiện, thiết bị, vật kiến trúc, tài sản khác phục vụ hoạt động cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ | Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn xác định theo Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). | |
14 | Các công trình giao thông đường bộ khác theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ | 10 | 10 |
3. Cách tính hao mòn và giá trị còn lại của tài sản hạ tầng giao thông đường bộ:
Những nội dung hướng dẫn tính pháp tính hao mòn và giá trị còn lại của tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được ghi nhận tại Điều 8 Thông tư 35/2022/TT-BTC như sau:
Trường hợp 1: Khi tiến hành tính mức hao mòn hàng năm của từng tài sản hạ tầng giao thông đường bộ sẽ áp dụng cách tính sau:
Mức hao mòn hàng năm của tài sản | = | Nguyên giá tài sản | x | Tỷ lệ hao mòn |
Để có thể tính được tổng số hao mòn lũy kế của tài sản hạ tầng thì phải dựa trên các nội dung đã được xác định về số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong năm. Chỉ khi có các thông tin này thì , cơ quan được giao quản lý tài sản hạ tầng giao thông đường bộ mới tính được tổng số hao mòn lũy kế đã nêu được giao quản lý năm đó. Công thức sẽ được áp dụng là:
Tổng số hao mòn lũy kế của tài sản tính đến năm (n) | = | Tổng số hao mòn đã tính đến năm (n-1) | + | Tổng số hao mòn tài sản tăng trong năm (n) | – | Tổng số hao mòn tài sản giảm trong năm (n) |
Cần lưu ý về trường hợp mà tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này thì mức hao mòn của năm xác định là số hao mòn lũy kế của tài sản tính đến năm đó. Việc xác định số hao mòn lũy kế của tài sản được thực hiện theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 4 Điều này.
– Trường hợp 2: Đối với những tài sản hạ tầng giao thông đường bộ có thay đổi về nguyên giá thì trên cơ sở nguyên giá tài sản xác định lại tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này (nguyên giá của tài sản sau điều chỉnh), cơ quan được giao quản lý tài sản xác định lại các chỉ tiêu hao mòn lũy kế, giá trị còn lại, thời gian sử dụng còn lại để tính hao mòn của tài sản theo công thức sau:
+ Số hao mòn lũy kế tính đến năm xác định lại nguyên giá | = | Số hao mòn tính đến năm trước khi xác định lại nguyên giá | + | Mức hao mòn của năm xác định lại nguyên giá |
Trong đó: | ||||
Mức hao mòn của năm xác định lại nguyên giá | = | Nguyên giá của tài sản sau khi xác định lại | x | Tỷ lệ hao mòn |
+ Giá trị còn lại của tài sản sau khi xác định lại nguyên giá | = | Nguyên giá của tài sản sau khi xác định lại | – | Số hao mòn lũy kế tính đến năm xác định lại nguyên giá |
+ Thời gian sử dụng còn lại của tài sản (năm) | = | Giá trị còn lại của tài sản sau khi xác định lại nguyên giá | : | Mức hao mòn của tài sản sau khi xác định lại nguyên giá |
Việc làm tròn có thể được thực hiện đối với trường hợp kết quả xác định thời gian sử dụng còn lại để tính hao mòn là số thập phân, nguyên tắc để áp dụng là tiến hành tắc cộng thêm một năm sử dụng vào phần số nguyên.
– Đối với trường hợp tính hao mòn cho năm cuối cùng thì mức tính hao mòn cho trường hợp này được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản và số hao mòn lũy kế của tài sản đó tại thời điểm xác định.
– Đối với giá trị còn lại của tài sản hạ tầng giao thông đường bộ được xác định như sau:
+ Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này thì giá trị còn lại của tài sản để ghi sổ kế toán được xác định theo công thức sau:
Giá trị còn lại của tài sản tính đến 31 tháng 12 của năm (n) | = | Nguyên giá của tài sản | – | Số hao mòn lũy kế của tài sản tính đến năm (n) |
Trong đó:
Nguyên giá của tài sản được xác định theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này;
Số hao mòn lũy kế của tài sản tính đến năm (n) được xác định theo công thức:
Số hao mòn lũy kế của tài sản tính đến năm (n) | = | Số hao mòn của tài sản đã tính đến năm (n-1) | + | Số hao mòn tài sản của năm (n) |
+ Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư này thì giá trị còn lại của tài sản khi tiếp nhận được xác định trên cơ sở giá trị còn lại ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản.
+ Đối với tài sản hạ tầng giao thông đường bộ hiện có trước ngày Nghị định số 33/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng chưa thực hiện xác định giá trị để ghi sổ kế toán tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 33/2019/NĐ-CP được xác định theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Thông tư 35/2022/TT-BTC.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Thông tư số 35/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tài sản cố định.
THAM KHẢO THÊM: